Cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, Covid: Cách nhận diện

Covid-19 là bệnh có các triệu chứng tương tự với cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng nên dễ gây nhầm lẫn. Do đó, cách tốt nhất để xác nhận bệnh sớm là thực hiện các xét nghiệm sàng lọc khi có tiếp xúc với người đi từ vùng dịch về kèm theo xuất hiện triệu chứng bệnh.

1. COVID-19 là gì?

COVID-19 là virus gây nhiễm trùng đường hô hấp. Nó có khả năng gây bệnh ở cả đường hô hấp trên (xoang, mũi, cổ họng) và đường hô hấp dưới (khí quản, phổi). Bệnh gây ra bởi một chủng virus corona có tên gọi là SARS-CoV-2.

Virus SARS-CoV-2 lây lan nhanh chóng qua tiếp xúc giữa người với người, gây ra nhiễm trùng ở mức độ nhẹ đến nghiêm trọng tùy thuộc vào khả năng miễn dịch của người bệnh.

SARS-CoV-2 là một trong 7 chủng virus corona, trong đó có những chủng đã gây ra các vụ đại dịch nghiêm trọng như hội chứng hô hấp Trung Đông (MERS)hội chứng hô hấp cấp tính nặng (SARS). Các chủng virus corona khác chỉ gây ra các cơn cảm lạnh thông thường, ít đe dọa nghiêm trọng đến những người khỏe mạnh.

Đầu năm 2020, sau khi dịch covid bùng phát vào tháng 12 năm 2019 tại Trung Quốc, Tổ chức Y tế Thế giới đã xác định SARS-CoV-2 là một chủng corona mới. Sự bùng phát nhanh chóng lan rộng khắp thế giới, nước ta cũng không ngoại lệ. Dịch covid ở Việt Nam bắt đầu từ ngày 23/01 sau khi có ca nhiễm đầu tiên.

2. Làm sao để phân biệt được COVID-19, cảm lạnh cúm và dị ứng?


Điểm phân biệt-cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, Covid-19
Điểm phân biệt-cảm lạnh, cảm cúm, dị ứng, Covid-19

Các triệu chứng của COVID-19 có thể tương tự như cảm lạnh, cúm hoặc dị ứng. Theo đó, các sĩ sẽ nghi ngờ COVID-19 nếu bạn có:

  • Sốt và ho.
  • Sống trong khu vực có virus hoặc đã đi du lịch đến những nơi có bệnh bùng phát.

Trắc nghiệm: Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?

Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

3. Bệnh COVID-19 có nặng hơn cúm không?

Khác với bệnh cúm, không ai có miễn dịch với virus SARS-CoV-2, vì nó chỉ mới xuất hiện trong thời gian gần đây. Điều này có nghĩa là ai cũng có khả năng mắc bệnh. Covid-19 cũng có tỷ lệ người bệnh nặng và tử vong cao hơn cúm. Nhưng các triệu chứng bệnh có thể khác nhau giữa những người mắc bệnh.

4. Bệnh COVID-19 có theo mùa như cúm không?

Một vài nghiên cứu đã phát hiện ra nhiệt độ và độ ẩm cao có thể giúp làm chậm mức độ lây lan của virus. Tuy nhiên, thời tiết tốt lên không giúp đẩy lùi dịch bệnh trong khi người dân không có ý thức tự bảo vệ. Ngoài ra, đại dịch cúm trong quá khứ đã xảy ra quanh năm, do đó bệnh Covid-19 cũng có thể có khả năng này.

5. Triệu chứng của COVID-19


bệnh nhân có dấu hiệu mắc COVID-19 thường có triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh và đôi khi có rét run
bệnh nhân có dấu hiệu mắc COVID-19 thường có triệu chứng mệt mỏi, ớn lạnh và đôi khi có rét run

Các triệu chứng chính của COVID-19 bao gồm:

  • Sốt
  • Ho
  • Nhịp thở nhanh
  • Mệt mỏi
  • Ớn lạnh, đôi khi có rét run
  • Đau mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Đau họng
  • Mất mùi hoặc vị
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Covid-19 có thể gây ra viêm phổi, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng và tử vong. Bệnh còn có thể gây ra nhiều biến chứng khác do xuất hiện hội chứng giải phóng cytokine hoặc cơn bão cytokine. Đây là hiện tượng cơ thể bị nhiễm trùng gây kích hoạt hệ thống miễn dịch, trong đó có các protein cytokine (là các protein gây viêm) ở hầu khắp các mạch máu. Chúng có thể giết chết các mô tế bào và làm tổn thương các cơ quan trong cơ thể.


Bạn có vấn đề về hơi thở cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức
Bạn có vấn đề về hơi thở cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức


Nếu có xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng sau thì cần phải tìm kiếm sự giúp đỡ y tế ngay lập tức:

  • Có vấn đề về hơi thở hoặc nhịp thở nhanh
  • Đau ngực hoặc tăng áp lực lồng ngực liên tục
  • Lú lẫn tăng lên
  • Trạng thái mơ hồ, không tỉnh táo
  • Môi hoặc mặt xanh

Đột quỵ cũng đã được báo cáo ở một số người mắc COVID-19. Do đó, bạn cần nhớ các triệu chứng của đột quỵ như sau:

  • Khuôn mặt: Một bên mặt bị tê liệt hoặc xệ xuống.
  • Cánh tay: Một cánh tay yếu hay tê. Nếu cố gắng nâng cả hai cánh tay, một cánh tay sẽ bị chùng xuống.
  • Khả năng nói: Không thể nói rõ ràng. Bạn nên yêu cầu người bệnh nhắc lại câu nói của mình để kiểm tra.
  • Thời gian: Mỗi phút đều có giá trị đối với người có dấu hiệu đột quỵ. Cần phải gọi 911 ngay.

Nếu bạn bị nhiễm bệnh, các triệu chứng có thể xuất hiện sau ít nhất 2 ngày hoặc nhiều nhất là 14 tùy theo từng người. Theo các nhà nghiên cứu, đây là các triệu chứng phổ biến nhất ở những người mắc COVID-19:

  • Sốt 99%
  • Mệt mỏi 70%
  • Ho 59%
  • Chán ăn 40%
  • Đau mỏi 35%
  • Khó thở 31%
  • Chất nhầy/đờm 27%

Một số người nhập viện vì COVID-19 xuất hiện các cục máu đông nguy hiểm, bao gồm ở chân, phổi và động mạch.

6. Chẩn đoán bệnh Covid-19


Sốt từ 100 độ F trở lên
Sốt từ 100 độ F trở lên

Gọi cho bác sĩ hoặc cơ sở y tế địa phương nếu bạn có khả năng bị phơi nhiễm và xuất hiện các triệu chứng như:

  • Sốt từ 100 độ F trở lên
  • Ho
  • Khó thở

Xét nghiệm “tăm bông” được chỉ định để tìm kiếm virus ở đường hô hấp trên. Xét nghiệm được thực hiện bằng cách đưa 1 que tăm bông vào mũi để lấy mẫu ở phía sau mũi và cổ họng. Mẫu được gửi đến phòng xét nghiệm và xử lý. Kết quả âm tính nghĩa là không tồn tại virus hoặc không đủ số lượng virus để đo (xảy ra ở giai đoạn sớm của bệnh). Kết quả thường có 24 giờ sau khi thực hiện xét nghiệm. Ngoài ra, xét nghiệm máu tìm kháng thể cũng được thực hiện.

Xét nghiệm “tăm bông” chỉ xác định được sự tồn tại của virus tại thời điểm xét nghiệm nhưng xét nghiệm kháng thể có thể cho biết bạn đã từng tiếp xúc với virus chưa, ngay cả khi bạn không có triệu chứng. Không có bộ dụng cụ thử nghiệm tại nhà nào có thể xét nghiệm xác định Covid-19. FDA đang mạnh tay hơn với những sản phẩm đang bán trên thị trường này.

7. Phải làm gì khi nghi ngờ mắc COVID-19?

  • Nếu bạn cảm thấy không khỏe, hãy ở nhà, ngay cả khi có các triệu chứng nhẹ như nhức đầu và sổ mũi. Điều này giúp các bác sĩ tập trung vào những bệnh nhân nặng hơn và giảm nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.
  • Gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sốt, ho và khó thở. Gọi trước cho phép bác sĩ hướng dẫn bạn đến đúng nơi. Nếu bạn không có bác sĩ gia đình chăm sóc, hãy gọi đến cơ sở y tế địa phương để được biết đúng nơi xét nghiệm và điều trị.

Làm theo lời khuyên của bác sĩ và theo dõi tin tức về COVID-19 sẽ giúp bạn nhận được sự chăm sóc cần thiết và thông tin về cách ngăn chặn virus lây lan.

8. Có nhiều hơn một chủng SARS-CoV-2 không?


Virus SARS-CoV-2
Virus SARS-CoV-2

Virus SARS-CoV-2 có khả năng biến đổi thành chủng mới khi lây nhiễm sang người là hiện tượng rất hay gặp. Một nghiên cứu ở Trung Quốc về 103 trường hợp COVID-19 đã tìm ra các biến thể của SARS-CoV-2 được đặt tên là L và S. Thể S xuất hiện trước nhưng L mới là thể phổ biến hơn trong giai đoạn đầu khi dịch bùng phát. Họ cũng cho rằng chủng L có mức độ phổ biến cao hơn chủng S và đang nghiên cứu về ý nghĩa của nó trong ứng dụng lâm sàng.

9. Khi nào dịch COVID-19 mới kết thúc?

Hiện nay, vẫn chưa có khẳng định nào về thời gian dịch bệnh kết thúc. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như các phát hiện mới của các nhà khoa học trong thời gian nghiên cứu virrus, thời gian tìm ra các phương pháp điều trị và các nỗ lực của cộng đồng để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh.

10. Đối tượng nào có nguy cơ mắc bệnh Covid-19 mức độ nặng?


Những người trên 65 tuổi nguy cơ mắc bệnh Covid-19 mức độ nặng
Những người trên 65 tuổi nguy cơ mắc bệnh Covid-19 mức độ nặng

Những người trên 65 tuổi, người sống trong các viện dưỡng lão hoặc các cơ sở chăm sóc dài hạn, người có hệ miễn dịch yếu, hoặc các đối tượng sau đây có khả năng mắc bệnh covid-19 ở mức độ nặng hơn so với người bình thường:

11. Phòng ngừa bệnh covid-19


Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng phòng ngừa bệnh covid-19
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng phòng ngừa bệnh covid-19

  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng với nước hoặc làm sạch chúng bằng chất khử trùng có cồn nhằm giết chết virus trên tay.
  • Thực hành cách ly xã hội: Bạn cũng như những người khác, có khả năng nhiễm và phát tán virus ra cộng đồng, nên cần dành càng nhiều thời gian ở nhà càng tốt. Nếu bắt buộc phải ra ngoài, bạn nên tránh xa người khác ít nhất 2m.
  • Che mũi, miệng ở nơi công cộng: Nếu bị nhiễm covid-19, bạn có thể lây sang người khác ngay cả khi chưa xuất hiện triệu chứng bệnh. Khi ra đường, bạn cần đeo khẩu trang và giữ khoảng cách ít nhất 2m với những người xung quanh. Bạn không cần phải sử dụng khẩu trang dành cho nhân viên y tế và cũng không nên đeo khẩu trang cho các đối tượng:
    • Dưới 2 tuổi
    • Khó thở
    • Người bất tỉnh hoặc không thể thực hiện hành động tháo và đeo khẩu trang vì một lý do nào khác.
  • Không nên chạm vào mặt: Virus corona có thể sống trên các bề mặt mà bạn chạm vào trong vài giờ. Nếu chúng dính vào tay và bạn dùng nó để chạm vào mắt, mũi, miệng thì virus có thể xâm nhập vào cơ thể.
  • Làm sạch và khử trùng: Bạn nên lau chùi các vật dụng thường xuyên chạm vào như mặt bàn, tay nắm cửa, công tắc đèn, nhà vệ sinh, vòi nước, bồn rửa bằng xà phòng và nước. Bạn nên sử dụng các chất tẩy rửa đã được chứng minh là có hiệu quả trong việc tiêu diệt virus corona. Bạn cũng nên đeo găng tay khi đang lau chùi vào vứt đi khi lau dọn xong.

Không có bằng chứng nào cho thấy các liệu pháp thảo dược và trà có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh.

Nếu có nhu cầu tư vấn và thăm khám tại các Bệnh viện thuộc hệ thống Y tế trên toàn quốc, Quý khách vui lòng đặt lịch trên website để được phục vụ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe