Hầu như ai cũng phải va vấp và đối mặt với những khó khăn và đau buồn ít nhất một lần trong đời, có thể từ công việc, gia đình, người thân và con cái. Điều đáng ngạc nhiên là khó có thể nhận ra tất cả các khía cạnh khác nhau của đau buồn. Tùy trường hợp mà có những nguyên nhân khác nhau, thời gian để tự hồi phục hoặc đau khổ kéo dài liên tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe và chất lượng đời sống.
1. Các giai đoạn của đau buồn
Những trạng thái đau khổ mang lại cho cơ thể hậu quả rất nghiêm trọng như làm tăng tình trạng viêm nhiễm, làm trầm trọng thêm các vấn đề sức khỏe đang mắc phải và gây ra những vấn đề mới. Đau buồn đánh bại hệ thống miễn dịch dẫn đến suy kiệt và dễ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, đau buồn có thể làm tăng huyết áp và nguy cơ hình thành cục máu đông. Đau buồn dữ dội có thể làm thay đổi cơ tim đến mức gây ra hội chứng trái tim tan vỡ, một dạng bệnh tim với các triệu chứng giống như một cơn đau tim.
1.1. Đau buồn bình thường
Thời gian đầu sau khi mất mát, nhiều dấu hiệu và triệu chứng của đau buồn bình thường cũng tương tự như biểu hiện của đau buồn phức tạp. Trong nỗi đau buồn bình thường, những suy nghĩ và cảm xúc buồn bã thường xảy ra theo từng đợt hoặc bùng phát sau thời gian nghỉ ngơi. Tuy nhiên, các triệu chứng đau buồn bình thường có thể biến mất theo thời gian khi lòng tự trọng, khiếu hài hước không bị mất đi và luôn được an ủi để thoát khỏi nỗi đau bởi sự chia sẻ giúp đỡ của những người xung quanh.
1.2. Trầm cảm
Nỗi đau không được công nhận, nó không được giải quyết và khi nó không được xử lý, nó sẽ tồn tại lâu hơn là một trong những nguyên nhân dẫn đến trầm cảm. Trầm cảm không phải là tình trạng đau buồn bình thường, trầm cảm làm tăng nguy cơ biến chứng sức khỏe liên quan đến đau buồn và cần được điều trị để tránh những biến chứng đáng tiếc có thể xảy ra, vì vậy điều quan trọng là phải biết cách nhận biết các triệu chứng của trầm cảm.
Có thể phân biệt tình trạng đau buồn bình thường với trầm cảm bằng cách tìm kiếm các mô hình cảm xúc cụ thể. Trầm cảm dai dẳng kéo dài dẫn đến chứng rối loạn trầm cảm nặng, cơ thể phải vật lộn với cảm giác tội lỗi, vô giá trị và suy nghĩ tiêu cực muốn kết thúc cuộc sống hiện tại.
1.3. Tình trạng đau buồn phức tạp
Đau buồn phức tạp khác với cả trầm cảm và đau buồn bình thường. Đau buồn phức tạp là một dạng đau khổ dai dẳng, lan tỏa không thể thuyên giảm một cách tự nhiên. Các triệu chứng của đau buồn phức tạp bao gồm những nỗ lực bền bỉ để trải qua nỗi đau và phủ nhận hoặc nhìn lại những gì đã xảy ra. Đau buồn phức tạp làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề sức khỏe thể chất và tinh thần như trầm cảm, lo lắng, các vấn đề về giấc ngủ, suy nghĩ và hành vi tự sát.
2. Nguyên nhân kéo dài tình trạng đau buồn
2.1. Ảnh hưởng của tránh né đau khổ
Cuộc sống là một quá trình tích lũy đau khổ. Cách chúng ta hòa nhập hoặc né tránh, xử lý hoặc đẩy lùi những đau khổ mất mát đó về mọi mặt như công việc, tình bạn, mối quan hệ, sức khỏe, những thứ quan trọng đối với chúng ta bắt đầu trở thành khuôn mẫu. Nghiên cứu cho thấy rằng việc suy nghĩ lặp đi lặp lại, suy nghĩ tiêu cực về những khó khăn mất mát đã qua, tập trung vào suy nghĩ bản thân, thực sự là một cách để tránh các vấn đề. Những người hay suy ngẫm chuyển sự chú ý ra khỏi sự thật đau đớn bằng cách tập trung vào tài liệu tiêu cực ít đe dọa hơn sự thật mà họ muốn tránh. Kiểu suy nghĩ này có liên quan chặt chẽ đến chứng trầm cảm.
Đau khổ ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe? Hành vi né tránh làm cho trầm cảm, đau buồn phức tạp và các vấn đề sức khỏe đi kèm với họ nhiều hơn. Những nỗ lực để trốn tránh thực tế mất mát có thể gây ra mệt mỏi, làm suy yếu hệ thống miễn dịch, tăng viêm và kéo dài các bệnh khác.
2.2. Ảnh hưởng của điều chỉnh vai trò
Khi ai đó gần gũi với bạn qua đời, vai trò xã hội của bạn cũng thay đổi. Điều này có thể ảnh hưởng đến ý nghĩa và ý thức của bạn về bản thân.
Người chăm sóc phải đối mặt với những điều chỉnh vai trò đặc biệt phức tạp. Những nhu cầu về thể chất và tình cảm của việc chăm sóc có thể khiến họ cảm thấy kiệt quệ ngay cả trước khi một người thân yêu qua đời, và việc mất đi người mà họ đã chăm sóc có thể khiến họ mất đi ý thức sống. Nghiên cứu cho thấy trong thời gian chăm sóc những người stress, những người chăm sóc không chỉ trải qua mức độ stress cao mà còn không thể tìm thấy thời gian và năng lượng để chăm sóc sức khỏe của chính mình.
Căng thẳng của việc thích nghi với những thay đổi trong cuộc sống , sức khỏe trước và sau khi mất mát có thể làm tăng tính dễ bị tổn thương và khó có khả năng thích ứng để đối phó với mất mát.
3. Làm gì để đối mặt với đau buồn?
Tự chăm sóc bản thân về mặt tinh thần và thể chất là những cách cần thiết để giảm bớt các biến chứng và nhanh chóng phục hồi nỗi đau. Tập thể dục, dành thời gian hòa nhập thiên nhiên, ngủ đủ giấc và trò chuyện với những người thân yêu có thể giúp ích cho sức khỏe và tinh thần.
4. Điều trị tâm lý
Đau buồn thông thường không cần đến sự can thiệp của chuyên gia tâm lý. Đau khổ là một phản ứng tự nhiên, bản năng trước sự mất mát và sự thích nghi xảy ra ngay sau đó, tự chữa lành chỉ là vấn đề của thời gian, đặc biệt là sự hỗ trợ, sự quan tâm của những người thân yêu và bạn bè. Sự hỗ trợ của xã hội, sự chấp nhận bản thân và chăm sóc bản thân tốt hằng ngày sẽ vượt qua nỗi buồn bình thường.
Tuy nhiên, đau buồn phức tạp cần được điều trị bằng tâm lý trị liệu, được gọi là liệu pháp đau buồn phức tạp tương tự như các kỹ thuật trị liệu tâm lý được sử dụng điều trị trầm cảm. Phương pháp điều trị này có thể hiệu quả khi được thực hiện riêng lẻ hoặc theo nhóm. Khi đó có thể hiểu rõ nguyên nhân gây ra nỗi buồn phức tạp và cách nó được đối xử, khám phá phản ứng đau buồn, triệu chứng, sự thích nghi với mất mát và xác định lại mục tiêu cuộc sống. Bên cạnh đó tổ chức các cuộc trò chuyện tưởng tượng với người thân và kể lại hoàn cảnh của cái chết để giảm đau khổ hơn trước, xử lý suy nghĩ, cảm xúc, cải thiện kỹ năng đối phó, giảm cảm giác đổ lỗi và tội lỗi.
Theo dõi website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để nắm thêm nhiều thông tin sức khỏe, dinh dưỡng, làm đẹp để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và những người thân yêu trong gia đình.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com