Cách trị mụn ở mép môi hiệu quả

Mụn ở mép môi có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, với mỗi nguyên nhân, hình dạng tổn thương của mụn quanh môi cũng khác nhau. Tùy theo nguyên nhân, tình trạng hiện tại của da mà bạn có thể lựa chọn một số cách trị mụn ở mép miệng tại nhà hoặc đến gặp những người có chuyên môn để được tư vấn kỹ lưỡng.

1. Mụn ở mép miệng nguyên nhân do đâu?

Có nhiều nguyên nhân gây ra mụn ở mép miệng, ngoài những tác nhân như da dầu, bụi bẩn, tế bào chết, vi khuẩn gây bít tắc lỗ chân lông, mụn ở méo miệng còn có thể hình thành do những nguyên nhân sau:

  • Sự rối loạn nội tiết tố;
  • Chế độ ăn uống nhiều chất béo có hại, thức ăn cay nóng, nhiều đường, ít rau xanh và trái cây,...
  • Một số sản phẩm chăm sóc da và môi không phù hợp
  • Mỹ phẩm trang điểm;
  • Căng thẳng;
  • Một số bệnh lý như tay chân miệng, lở miệng,...
  • Vệ sinh kém ở miệng nói riêng và vùng mặt nói chung.

2. Các cách trị mụn ở mép môi hiệu quả

Mụn ở môi không những ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể cản trở công việc của bạn. Để cải thiện tình trạng này, có một số cách trị mụn ở mép miệng hiệu quả như sau.

2.1 Cách trị mụn ở môi hiệu quả bằng sữa chua

Sữa chua chứa nhiều vitamin B, vitamin C và các khoáng chất như kẽm, sắt, magie, axit lactic, canxi, giúp da khỏe đẹp và mịn màng hơn, loại bỏ tế bào chết, bụi bẩn và vi khuẩn gây hại trên da, điều trị các loại mụn, hỗ trợ dưỡng ẩm, giảm thâm nám hiệu quả. Ngoài ra, những hoạt chất có trong sữa chua còn góp phần thúc đẩy quá trình làm lành vết thương.

Với cách trị mụn ở môi này, bạn chỉ cần sử dụng sữa chua không đường thoa nhẹ lên vùng môi bị mụn. Giữ nguyên trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh. Kiên trì sử dụng phương pháp này 3 lần một tuần để đạt được hiệu quả như mong muốn.

2.2 Cách trị mụn ở mép môi bằng tỏi

Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc trong các bữa ăn của người Việt Nam, tỏi còn sở hữu rất nhiều công dụng, trong đó có cả tác dụng trị mụn ở mép môi.

Trong một số nghiên cứu cho kết quả rằng, trong tỏi có chứa hoạt chất sulphur, allicin, diallyl disulfide có tác dụng giảm viêm, giảm sưng đỏ và kháng khuẩn hiệu quả. Hơn nữa với các vết mụn để lại sẹo thâm tỏi còn là một cách trị thâm ở mép môi khá tốt nhờ vào thành phần vitamin B và E trong tỏi giúp phục hồi các vùng da tổn thương, khiến các sẹo thâm mờ đi và trả lại làn da trắng sáng.

Cách thực hiện:

Chuẩn bị vài tép tỏi, lột vỏ, đập dập rồi đắp lên các nốt mụn. Để yên trong khoảng 15 phút, sau đó rửa sạch lại mặt bằng nước lạnh. Để các nốt mụn ở môi xẹp nhanh, các bạn nên thường xuyên thực hiện phương pháp này. Lưu ý không nên để tỏi quá lâu trên da vì thành phần sulphur có thể gây cảm giác bỏng rát ở da.

2.3 Cách trị thâm ở mép môi do mụn bằng mật ong

Mật ong có khả năng trị các vết thâm do mụn rất tốt nhờ vào thành phần enzyme glucose oxidase. Đây là một loại enzyme có thể chuyển hóa thành chất sát trùng và nhờ đó sẽ giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại tại các vết thương hở trên da.

Hơn nữa, đường tự nhiên trong mật ong còn có tác dụng tẩy tế bào chết, làm mờ thâm sẹo do mụn để lại và nhanh chóng tái tạo lớp da mới.

Cách thực hiện: Chuẩn bị sẵn mật ong nguyên chất, sau đó dùng tăm bông chấm mật ong và bôi lên vết mụn ở vùng môi. Thư giãn trong 15 đến 30 phút rồi rửa sạch lại mặt của bạn. Thực hiện điều này mỗi tuần ba lần để có được hiệu quả nhanh nhất.

2.4 Nha đam và cách trị mụn ở mép miệng

Nha đam được sử dụng khá nhiều trong các công cuộc làm đẹp. Với thành phần gồm các khoáng chất như sắt, kẽm, magie, nha đam mang lại công dụng giúp tăng sức đề kháng ở da để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Chưa hết, nha đam còn có thể giúp thu nhỏ lỗ chân lông, chống viêm, giảm sưng tấy do nhiễm trùng, mụn viêm, làm sạch vết thâm nám và giúp làn da trắng sáng hơn.

Cách trị mụn này được thực hiện như sau: Nha đam cắt bỏ vỏ xanh, rửa sạch phần nhớt, sau đó dùng phần thịt thu được thoa nhẹ lên vết mụn ở mép miệng trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch lại bằng nước lạnh.

2.5 Trị mụn ở mép mép miệng bằng sữa tươi hiệu quả

Bổ sung sữa tươi cho cơ thể mang lại rất nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch, tăng cường miễn dịch, tái tạo tế bào hư hỏng và làm đẹp da. Không dừng lại ở đó, sữa tươi còn có khả năng giữ ẩm tốt, tẩy tế bào chết, loại bỏ bụi bẩn và bã nhờn dư thừa trong lỗ chân lông từ đó giảm được mụn ở mép miệng.

Cách sử dụng sữa tươi như sau: Chọn mua loại sữa tươi không đường, không hương vị. Thoa sữa tươi nhẹ nhàng lên vị trí mụn ở mép miệng, nằm thả lỏng trong khoảng 15 phút.

2.6 Chiết xuất cây phỉ trị mụn ở mép miệng

Witch hazel (hay chiết xuất cây phỉ): Với đặc tính chống viêm, hợp chất tanin có trong Witch hazel - chiết xuất cây phỉ giúp loại bỏ dầu thừa, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa sự xuất hiện của mụn.

Bạn có thể dùng tăm bông hoặc bông tẩy trang để thấm tinh dầu sau đó thoa lên những nốt mụn ở mép miệng với lượng vừa đủ.

2.7 Dầu thầu dầu trị mụn ở mép miệng

Dầu thầu dầu lại mang lại rất nhiều công dụng trong trị mụn ở mép miệng:

  • Hòa tan và loại bỏ tế bào chết, dầu thừa, vi khuẩn và bụi bẩn làm tắc nghẽn lỗ chân lông.
  • Ngăn ngừa mụn hình thành và chuyển sang dạng mụn viêm nhờ vào đặc tính kháng nấm, kháng khuẩn, kháng virus tuyệt vời.
  • Giữ ẩm cho da, từ đó giúp ngăn ngừa tình trạng tiết dầu quá nhiều
  • Hỗ trợ làm mờ vết thâm do mụn nhờ hàm lượng axit béo cao trong dầu thầu dầu.

Cách thực hiện: Dùng miếng bông tẩy trang thấm lượng vừa đủ dầu thầu dầu và chấm lên vị trí bị mụn ở mép miệng, giữ yên trong khoảng 1 giờ rồi rửa sạch lại mặt bằng nước ấm. Thực hiện 2 lần mỗi ngày vào sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ để đem lại kết quả nhanh hơn.

2.7 Sử dụng thuốc không kê đơn để trị mụn ở mép miệng

Sử dụng thuốc không kê đơn (OTC) có thể cần thiết nếu tình trạng mụn ở mép miệng của bạn sau kéo dài hoặc nặng hơn.

Các sản phẩm này có thể bao gồm: benzoyl peroxide, lưu huỳnh hoặc axit salicylic. Chúng hoạt động theo cơ chế tiêu diệt vi khuẩn, phá vỡ mụn đầu trắng và mụn đầu đen ở mép miệng hoặc giảm lượng dầu thừa mà da tiết ra.

Ngoài chăm sóc da và vệ sinh sạch sẽ vùng mụn, trong thời gian trị mụn ở mép miệng, bạn cũng nên hạn chế sử dụng son môi, mỹ phẩm,... để tránh làm nặng thêm tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông khiến vùng mụn lan rộng ra hay trở nên nặng hơn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe