Cách luyện nói cho trẻ chậm nói

Dạy trẻ biết nói là một phần trong quá trình phát triển của con. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng trẻ chậm nói dần trở nên phổ biến khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Nhiều bé thậm chí còn không biết giao tiếp, không biết bày tỏ nhu cầu hay cảm xúc bản thân. Vậy trẻ chậm biết nói phải làm sao?

1. Như thế nào là trẻ chậm nói?

Trẻ chậm nói là tình trạng phát triển khả năng ngôn ngữ chậm khi so với giai đoạn phát triển của trẻ bình thường. Trẻ chậm nói có thể là đơn thuần, không ảnh hưởng nhiều nhưng đôi khi chậm nói lại kèm theo mất thính giác hoặc là hậu quả của các bệnh lý rối loạn phát triển hay vấn đề thần kinh tiềm ẩn. Hiện nay, tình trạng trẻ chậm nói được phân thành 3 dạng, bao gồm:

  • Trẻ chậm nói đơn thuần;
  • Trẻ chậm nói do bất thường trong quá trình phát triển não bộ;
  • Trẻ chậm nói do vấn đề ở cơ miệng hoặc lưỡi.

2. Nguyên nhân khiến trẻ chậm biết nói

Để có biện pháp luyện nói cho trẻ chậm nói, cha mẹ cần giải quyết được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Bé chậm nói có thể do các nguyên nhân từ yếu tố tâm lý hoặc thực thể:

  • Nguyên nhân thực thể: Bao gồm những bất thường của cơ quan phát âm (như tai, mũi, họng, lưỡi) hoặc cơ quan chỉ huy ngôn ngữ (như khiếm khuyết trong quá trình phát triển não bộ, dị tật bẩm sinh, viêm màng não...);
  • Nguyên nhân tâm lý: Trẻ có thể gập những cú sốc tâm lý hoặc do cha mẹ bỏ bê, không quan tâm và không dạy trẻ biết nói. Ngược lại, một số phụ huynh cưng chiều con thái quá vẫn có thể khiến bé chậm nói, lười nói.

Khi đã tìm hiểu được nguyên nhân trẻ chậm nói, cha mẹ cần cố gắng khắc phục, đồng thời chủ động thúc đẩy quá trình luyện nói cho trẻ chậm nói phù hợp với lứa tuổi và các cột mốc triển ngôn ngữ tự nhiên.

Cha mẹ cần dạy trẻ biết nói càng sớm càng tốt vì não bộ phát triển nhanh nhất ở thời điểm trước 3 tuổi, sau đó chậm dần ở giai đoạn 3 – 6 tuổi. Với trẻ từ 6 tuổi trở lên, việc luyện nói cho trẻ chậm nói có hiệu quả rất hạn chế.


Cha mẹ nên tìm nguyên nhân chậm nói để có cách dạy trẻ biết nói khoa học
Cha mẹ nên tìm nguyên nhân chậm nói để có cách dạy trẻ biết nói khoa học

3. Bé chậm nói thì phải làm sao?

3.1. Giao tiếp với con nhiều hơn

Trẻ chậm biết nói phải làm sao là câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh đặt ra thời gian gần đây. Cách luyện nói cho trẻ chậm nói tốt nhất là cha mẹ hãy giao tiếp với con nhiều hơn, dành nhiều thời gian trò chuyện ngay cả trường hợp bé không nói được. Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể dạy trẻ biết nói sớm bằng cách sử dụng những âm thanh đơn giản như ba, má... và dần dần bé sẽ bắt chước. Cha mẹ cần phải kiên nhẫn, lặp đi lặp lại các âm thanh đơn giản nhiều lần để khuyến khích bé phát âm.

Đối với những trẻ lớn hơn, khi giao tiếp với con cha mẹ hãy cố gắng nói chậm, nói rõ từng từ. Đồng thời, hạn chế việc nói ngọng vì sẽ gây khó phát âm khi con bắt chước. Bên cạnh đó, có thể kết hợp ngôn ngữ hình thể, động tác tay và hãy cố gắng nói chuyện với con mọi lúc, mọi nơi khi có thể.

3.2. Giải thích những gì cha mẹ đang làm

Bé chậm nói thì phải làm sao? Một trong những cách dạy trẻ biết nói hiệu quả là giải thích những gì cha mẹ đang làm. Điều này giúp trẻ cải thiện vốn từ, đồng thời hình dung được mối quan hệ giữa đồ vật và từ ngữ. Nếu kiên trì, lặp lại mỗi ngày, cha mẹ sẽ nhận thấy hiệu quả của biện pháp luyện nói cho trẻ chậm nói này.

3.3. Để con tự giải quyết các vấn đề

Bé chậm nói dĩ nhiên sẽ gặp khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói với cha mẹ, tuy nhiên thay vào đó con có thể ra tín hiệu bằng thái độ, cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Do đó, nếu bé muốn thực hiện việc gì thì hãy để con tự giải quyết, cha mẹ cần hạn chế giúp đỡ, từ đó sẽ kích thích con nói chuyện.

3.4. Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Giai đoạn dạy trẻ biết nói ban đầu, đa số bé sẽ phát âm sai, không chuẩn, thậm chí nói ngọng hay líu lưỡi. Do đó, việc cực kỳ quan trọng là cha mẹ không được bắt chước cách nói của con, tránh hình thành các thói quen sai, khó sửa chữa về sau.

3.5. Tạo môi trường thuận lợi để dạy trẻ biết nói

Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng không thể dạy trẻ biết nói. Thay vào đó, những trẻ cùng độ tuổi mới chính là những người "thầy" dạy bé nói nhiều hơn. Do đó, cha mẹ nên tạo điều kiện để con gặp gỡ, trò chuyện, giao tiếp với bạn bè cùng trang lứa bằng các biện pháp như cho trẻ đến trường, để con chơi với bạn cùng xóm... Khi tiếp xúc nhiều giúp trẻ mạnh dạn, nhanh nhẹn, không nhút nhát và tạo nhiều cơ hội để luyện nói cho trẻ chậm nói.

3.6. Đọc sách cho con nghe

Trẻ chậm biết nói phải làm sao, một trong những biện pháp dạy trẻ biết nói thần kỳ chính là đọc sách. Cha mẹ có thể đọc sách, truyện tranh hay thậm chí đọc thơ để bé quen với những từ ngữ mới, những vần điệu mới và giúp con hiểu rõ hơn về cách mà người lớn giao tiếp với nhau.

3.7. Hát cho con nghe

Hát cho bé nghe thường xuyên, đặc biệt là những bài hát thiếu nhi được xem là cách luyện nói cho trẻ chậm nói đơn giản, hiệu quả, được nhiều chuyên gia khuyến cáo. Biện pháp này giúp con biết thêm các từ mới, đồng thời học tập được các nhịp điệu vui tươi của bài hát và giúp trẻ thoải mái hơn.


Dạy trẻ biết nói bằng phương pháp hát cho con nghe
Dạy trẻ biết nói bằng phương pháp hát cho con nghe

4. Luyện nói cho trẻ chậm nói tùy theo nguyên nhân

4.1. Trẻ chậm nói do yếu tố thính lực

Nếu bé chậm nói xuất phát từ nguyên nhân bất thường thính lực, cha mẹ không nên quá lo lắng. Ở giai đoạn trước 5 tuổi, trẻ hoàn toàn có khả năng điều trị phẫu thuật và kết quả cũng rất khả quan. Những trường hợp xấu nhất mà trẻ hoàn toàn không thể nghe hay điều trị được thì có thể sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ.

4.2. Trẻ chậm nói do bất thường não bộ

Nguyên nhân khiến trẻ chậm nói nếu do những bất thường não bộ nơi đảm nhận vai trò điều khiển ngôn ngữ thì cha mẹ cần tìm hiểu các biện pháp điều trị tác động tích cực vào những khu vực này.

4.3. Bé chậm nói do chế độ ăn uống

Cha mẹ muốn dạy trẻ biết nói đôi khi phải xem lại chế độ dinh dưỡng của con. Để phát triển khả năng giao tiếp, chế độ ăn của bé cần đảm bảo đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết cho não bộ phát triển.

Nhiều trường hợp trẻ chậm biết nói là do chế độ ăn hàng ngày không cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết hay do trẻ ăn kém, hấp thu kém thức ăn. Khi đó, để luyện nói cho trẻ chậm nói đạt kết quả cao, cha mẹ cần tăng cường. bổ sung các chất còn thiếu vào chế độ dinh dưỡng mỗi ngày của con.

4.5. Chậm nói do yếu tố tâm lý

Đây là nguyên nhân khiến không ít trẻ chậm nói. Để trả lời thắc mắc bé chậm nói thì phải làm sao, cha mẹ cần áp dụng các phương pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ tâm lý. Đồng thời dành nhiều thời gian để quan tâm, chăm sóc nhưng phải để bé tự lập những việc trong khả năng và từ đó tạo yếu tố tích cực cho con phát triển ngôn ngữ.

4.5. Trẻ chậm nói do tự kỷ

Trường hợp trẻ không giao tiếp được do hội chứng tự kỷ, cha mẹ không nên chỉ tập trung vào lời nói mà cần phải biết cách tiếp cận trẻ qua các trò chơi tăng cường sự chú ý, hỗ trợ để bé bắt chước các âm thanh và lời nói. Biện pháp này giúp trẻ tự kỷ hình thành lại nền tảng giao tiếp và duy trì nó ổn định.

5. Một số lưu ý khi dạy trẻ biết nói

5.1. Cha mẹ là người quan trọng nhất

Cha mẹ là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất, quyết định kết quả của việc luyện nói cho trẻ chậm nói. Do đó, ngay từ khi bước vào giai đoạn làm cha mẹ, chúng ta cần phải khuyến khích con nói ngay khi có thể. Sau đó, cố gắng dành nhiều thời gian để trò chuyện, kết hợp với đọc sách, đọc truyện cho con nghe.

5.2. Không được gượng ép

Lưu ý, tuyệt đối không ép buộc trẻ nói chuyện nếu con không muốn, thay vào đó hãy có những hành động khen ngợi, khuyến khích khi trẻ phát âm được một từ nào đó. Bên cạnh đó, cha mẹ không nên phớt lờ mỗi khi con muốn nói chuyện, cha mẹ cần tập trung và chú ý lắng nghe để bé có thời gian chuẩn bị cho những từ ngữ sắp nói.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe