Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Trịnh Thị Thanh Huyền - Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa Sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Bị ốm trong thời gian cho con bú là điều khó tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu mẹ lo lắng bị mất sữa do dùng thuốc thì hãy theo dõi hết bài viết sau để biết cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh nhé.
1. Thuốc kháng sinh có gây mất sữa không?
Có rất nhiều mẹ sau sinh bị mất sữa, tình trạng này có thể diễn ra trong thời gian ngắn sau đó cải thiện, hoặc là mất hoàn toàn. Nguyên nhân gây mất sữa có thể là do thực phẩm, tâm lý hoặc tác dụng phụ của thuốc...
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh mẹ sử dụng khi đi vào cơ thể đều gây ra những tác dụng phụ nhất định đến sức khỏe của mẹ và bé. Thuốc kháng sinh có thể gây ức chế hormon tiết sữa và làm ảnh hưởng đến hoạt động tăng tiết sữa của mẹ.
Thực tế thì có nhiều mẹ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh vẫn tiết sữa bình thường, nhưng cũng có không ít mẹ cảm thấy sữa bị ít dần đi và phải áp dụng các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh. Một số trường hợp thì bị mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh.
2. Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh
“Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh như nào?” hay “cách lấy lại sữa khi bị mất sữa là gì?” là những thắc mắc được nhiều mẹ quan tâm. Theo các bác sĩ chuyên khoa, tùy vào tình trạng mất sữa mà mẹ có thể thực hiện các cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh khác nhau, cụ thể:
2.1 Cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh là cho bé bú đều đặn
Có 1 thực tế là nhiều mẹ khi sử dụng thuốc kháng sinh đã cho con bú ít đi hoặc cắt hẳn cữ bú vì sợ thuốc đi vào sữa gây ảnh hưởng sức khỏe của bé. Chính điều này đã khiến cho tuyến sữa bị tác động, dù trước đó sữa mẹ có căng đầy mà bé bú ít đi thì cũng sẽ khiến cho lượng sữa bị giảm và ít dần đi. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ khiến mẹ bị mất sữa hoàn toàn.
Do vậy, cách lấy lại sữa khi bị mất sữa chính là cho bé bú đều đặn. Mỗi lần nên bú cạn để tuyến sữa hoạt động hiệu quả hơn.
2.2 Cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh là uống nhiều nước
Nếu mẹ bị mất sữa và đang muốn gọi sữa về sau khi uống kháng sinh thì hãy uống nhiều nước. Tốt nhất vẫn là nước ấm hoặc các loại thức uống lợi sữa. Cách làm này tuy đơn giản nhưng hiệu quả rất nhanh, mẹ hãy thử ngay đi nhé.
2.3 Gọi sữa về bằng cách ăn uống đủ chất
Trừ những thực phẩm cần tránh để không làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc thì mẹ sau sinh không nên kiêng khem quá nhiều. Cách lấy lại sữa sau khi uống kháng sinh nhanh và hiệu quả nhất chính là ăn uống đủ chất. Các bữa ăn hàng ngày mẹ nên ăn đa dạng các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, đường...
Ăn uống đủ chất sẽ khiến cho tâm lý được thoải mái, nhờ đó mà tuyến sữa cũng sẽ hoạt động hiệu quả hơn.
3. Một số loại thuốc kháng sinh có thể gây mất sữa
Thuốc kháng sinh có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên, có 1 số loại thuốc kháng sinh thường không được chỉ định cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Nếu mẹ sau sinh sử dụng các loại thuốc kháng sinh này có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ hoặc thậm chí là gây mất sữa hoàn toàn. Các loại thuốc kháng sinh đó chính là:
- Thuốc kháng sinh nhóm Metronidazol: Loại này có tác dụng điều trị nhiễm khuẩn âm đạo. Mẹ sau sinh dùng thuốc kháng sinh Metronidazol có thể khiến sữa có mùi khó chịu, sữa đổi màu, trẻ không chịu bú mẹ hoặc đi ngoài phân lỏng.
- Thuốc kháng sinh nhóm Nitrofurantoin: Mặc dù thuốc kháng sinh này không khiến mẹ phải tìm cách gọi sữa về sau khi uống kháng sinh nhưng nó lại có thể khiến trẻ bị thiếu máu. Do vậy mẹ cần phải cẩn trọng khi sử dụng.
- Thuốc kháng sinh nhóm Chloramphenicol: Có tác dụng điều trị nhiễm trùng kỵ khí nặng. Tác dụng phụ của Chloramphenicol là có thể gây hóa cốt khung xương và hội chứng xám khiến trẻ sơ sinh tử vong. Mẹ sau sinh tuyệt đối không sử dụng loại thuốc kháng sinh này khi đang cho con bú.
- Thuốc kháng sinh nhóm Tetracyline: Có tác dụng chữa các bệnh đường ruột. Nếu chỉ điều trị trong thời gian ngắn thì thuốc kháng sinh Tetracyline có thể tạo phức với calci trong sữa và không gây ảnh hưởng đến trẻ. Tuy nhiên về lâu dài thì các bác sĩ khuyên mẹ không nên sử dụng loại thuốc kháng sinh này.
- Thuốc kháng sinh nhóm penicillins, cephalosporins, macrolides, và aminoglycosides đều chống chỉ định với mẹ đang cho con bú vì có thể khiến trẻ bị tiêu chảy nhẹ tạm thời.
- Thuốc kháng sinh Vibramycin, Minocine: Nếu mẹ sau sinh sử dụng các thuốc kháng sinh này thì có thể gây ngộ độc, giảm sự phát triển xương và ảnh hưởng đến màu răng của trẻ.
4. Mẹ sau sinh có thể uống loại thuốc kháng sinh nào?
Hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều được khuyến cáo không nên sử dụng với phụ nữ có thai và đang cho con bú. Trong một số trường hợp bắt buộc phải dùng thuốc thì mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ. Cũng không nên quá lo lắng vì có nhiều loại thuốc kháng sinh vẫn có thể sử dụng khi đang cho con bú mà không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Một số loại thuốc kháng sinh mà mẹ có thể yên tâm uống vì chúng bài tiết rất ít qua sữa mẹ chính là:
- Thuốc kháng sinh Penicillins có tác dụng điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn;
- Thuốc kháng sinh Cephalosporin có tác dụng điều trị nhiễm trùng phổi, tai, da, đường tiểu, họng và xương;
- Thuốc kháng sinh Fluconazolec có tác dụng kháng nấm;
- Thuốc kháng sinh Miconazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng nấm men;
- Thuốc kháng sinh Clotrimazole có tác dụng điều trị nhiễm trùng do nấm men và nhiễm nấm;
- Thuốc kháng sinh Acyclovir và valacyclovir có tác dụng điều trị nhiễm trùng do herpes;
- Thuốc kháng sinh Erythromycin có tác dụng điều trị nhiễm trùng ở da và đường hô hấp.
Ngoài ra, để hạn chế tối đa ảnh hưởng của kháng sinh đến hoạt động tiết sữa mẹ thì cần chú ý những điều sau:
- Uống thuốc kháng sinh đúng loại và đúng liều theo chỉ định của bác sĩ;
- Ăn uống đủ chất, khoa học, uống nhiều nước;
- Cần nghỉ ngơi đầy đủ và tránh stress.
- Trong quá trình uống kháng sinh thì vẫn nên cho bé bú mẹ thường xuyên.
Tóm lại, trong trường hợp bắt buộc thì mẹ vẫn cần phải uống thuốc kháng sinh. Nếu không may bị mất sữa thì vẫn có cách lấy lại sữa sau khi dùng kháng sinh nên mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, trong mọi hoàn cảnh cần cân nhắc kỹ trước khi sử dụng thuốc kháng sinh và tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.