Viêm niêm mạc dạ dày là một trong những bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến nhất hiện nay. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể gây viêm loét và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên, viêm niêm mạc dạ dày thường sẽ cải thiện nhanh chóng sau khi được điều trị.
Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Đồng Xuân Hà - Phó trưởng khoa Khám bệnh và Nội khoa - Khoa khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
1. Viêm niêm mạc dạ dày là gì?
Viêm niêm mạc dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày (hay còn gọi là bao tử) bị viêm, kích ứng và ăn mòn, xuất hiện khi lớp niêm mạc này bị tổn thương. Nguyên nhân chính thường là do nhiễm vi khuẩn gây bệnh, bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau quá mức hoặc một số yếu tố khác có liên quan.
Bệnh có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ theo thời gian. Thông thường, tình trạng này có thể được cải thiện nhanh chóng nếu được điều trị đúng cách. Tuy nhiên, ở một số trường hợp, viêm nhiễm có thể tiến triển thành loét và tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
1.1 Viêm niêm mạc dạ dày cấp tính
Đây là tình trạng niêm mạc dạ dày bị viêm hoặc sưng đột ngột, làm bệnh nhân thấy đau dữ dội và khó chịu. Bệnh có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân như tổn thương, căng thẳng, tiêu thụ các chất kích thích, NSAID, đồ ăn cay, hoặc tác động của vi khuẩn, virus. Cơn đau thường chỉ xuất hiện tạm thời và kéo dài trong một thời gian ngắn.
1.2 Viêm niêm mạc dạ dày mãn tính
Niêm mạc dạ dày bị viêm và tổn thương trong thời gian dài nhưng vẫn ở mức nhẹ. Trong trường hợp này, niêm mạc bao tử dần trở nên mỏng hơn do các tế bào bị phá hủy bởi cơ chế phản ứng miễn dịch, bao gồm cả Lympho.
Nếu tình trạng mãn tính kéo dài liên tục trong nhiều năm, bệnh có thể tiến triển tới giai đoạn teo niêm mạc, có nguy cơ cao xuất hiện ung thư dạ dày.
2. Nguyên nhân viêm niêm mạc dạ dày
Viêm niêm mạc dạ dày có thể do hàng rào bảo vệ niêm mạc bao tử bị suy yếu hoặc tổn thương, do tác động của dịch tiêu hóa. Một số nguyên nhân chủ yếu bao gồm:
2.1 Nhiễm khuẩn
Nhiễm khuẩn bởi vi khuẩn Helicobacter pylori (H.p) là một trong những bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất, chiếm khoảng 50-70% dân số trên toàn thế giới. Chỉ một số ít trường hợp phát triển thành viêm dạ dày hoặc các vấn đề tiêu hóa khác.
Nguyên nhân bị nhiễm khuẩn H.p có thể do yếu tố di truyền hoặc ảnh hưởng từ lối sống và thói quen ăn uống.
2.2 Sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên
Thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) có thể gây ra viêm dạ dày cấp tính và mãn tính khi sử dụng quá nhiều hoặc thường xuyên, làm giảm khả năng bảo vệ của niêm mạc.
2.3 Tuổi tác
Người cao tuổi thường có nguy cơ bị viêm niêm mạc dạ dày cao hơn so với người trẻ. Điều này là do khi tuổi cao, khả năng nhiễm khuẩn Helicobacter Pylori và các vấn đề về rối loạn miễn dịch cũng tăng lên, làm cho quá trình bào mòn diễn ra nhanh chóng hơn.
2.4 Lạm dụng rượu
Lạm dụng rượu có thể gây kích ứng và ảnh hưởng đến niêm mạc bao tử, khiến dạ dày dễ bị tác động bởi dịch tiêu hóa, góp phần gây ra viêm dạ dày cấp tính.
2.5 Căng thẳng
Tình trạng tâm lý không ổn định cũng có thể gây ra viêm niêm mạc dạ dày, nhất là trong các tình huống căng thẳng sau chấn thương, nhiễm trùng hoặc phẫu thuật,.. có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và phức tạp.
2.6 Điều trị ung thư
Trong quá trình điều trị ung thư, bệnh nhân sử dụng thuốc hóa trị hoặc xạ trị khiến dạ dày dễ bị viêm.
2.7 Viêm dạ dày tự miễn dịch
Viêm dạ dày tự miễn dịch là tình trạng cơ thể tự tấn công các tế bào trong niêm mạc dạ dày, gây tổn thương và bào mòn hàng rào bảo vệ dạ dày. Tình trạng này thường phổ biến ở những người mắc các rối loạn tự miễn khác như Hashimoto, tiểu đường loại 1…
Ngoài ra, việc thiếu hụt vitamin B12 cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến viêm dạ dày tự miễn.
3. Viêm loét dạ dày gây đau kéo dài và triệu chứng kèm theo
Dạ dày là một phần quan trọng của hệ tiêu hóa, có vai trò như một bao chứa thức ăn và kết nối với tá tràng. Dạ dày bình thường chứa khoảng 1 - 1,5 lít thức ăn/ nước.
Chức năng chính của dạ dày bao gồm vận động, nhu động, bài tiết và tiêu hóa dựa vào sự co bóp đều đặn của cơ dạ dày, axit clohydric cùng với các enzyme tiêu hóa. Khi dạ dày đầy, trương lực trong dạ dày giảm, khi dạ dày trống, trương lực tăng.
Mỗi ngày, dạ dày có thể tiết ra khoảng 1,5 lít dịch vị chứa protein, albumin, globulin miễn dịch, axit amin và enzyme như Pepsinogen, pepsin, glucid, glycoprotein...
Dạ dày bao gồm 5 lớp, trong đó niêm mạc là lớp bên ngoài và chứa các tuyến của dạ dày. Niêm mạc có chức năng bảo vệ và ngăn ngừa các tác nhân gây tổn thương cho dạ dày.
Tuy nhiên, lớp niêm mạc này rất mỏng manh và dễ bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau, tình trạng viêm nhiễm sẽ làm mỏng niêm mạc dạ dày và có thể gây ra các vết loét. Nếu không được điều trị trong thời gian dài, có thể dẫn đến một số biến chứng như:
- Viêm loét dạ dày tá tràng: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây đau dạ dày, thường đi kèm với các triệu chứng như ợ chua, đầy bụng, ợ hơi, đau thượng vị. Đau dạ dày là tình trạng rất phổ biến hiện nay.
- Xuất huyết dạ dày.
- Thủng dạ dày.
- Hẹp môn vị.
- Sự hình thành các khối u trong dạ dày, tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Có nhiều trường hợp mắc viêm niêm mạc dạ dày mà không có bất kỳ triệu chứng bất thường nào. Tuy nhiên, nhìn chung, một số dấu hiệu phổ biến của bệnh bao gồm:
- Phân đen, có thể kèm theo hắc ín.
- Cảm giác buồn nôn.
- Đau bụng tái đi tái lại nhiều lần.
- Chướng bụng.
- Ăn uống cảm giác khó tiêu.
- Cảm giác nóng rát, cồn cào trong dạ dày giữa các bữa ăn hoặc vào ban đêm.
- Nấc cụt.
- Ăn uống mất ngon.
- Nôn ra máu hoặc chất có màu giống cà phê.
4. Cơ chế gây bệnh viêm loét dạ dày
Cơ chế gây bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thường là kết quả của sự mất cân bằng giữa hai nhóm yếu tố: yếu tố gây bệnh và yếu tố bảo vệ.
Các yếu tố gây bệnh thường là do sự dư thừa của acid clohydric (HCl) và/hoặc pepsin trong dịch vị, nhiễm vi khuẩn HP (helicobacter pylori), lạm dụng quá mức các loại thuốc chống viêm, tiêu thụ nhiều rượu và hút thuốc lá.
Ngoài ra, các yếu tố bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn thương bao gồm: chất nhầy mucin, bicarbonate, mạng lưới các mao mạch và đặc biệt là sự toàn vẹn của lớp tế bào biểu mô dạ dày.
5. Nguyên tắc làm lành niêm mạc dạ dày
Dựa trên cơ chế bệnh sinh, quá trình niêm mạc dạ dày hồi phục khi bị viêm loét cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
- Giảm tiết acid và pepsin dịch vị bằng cách sử dụng thuốc làm lành niêm mạc dạ dày như nhóm ức chế bài tiết hoặc trung hòa acid.
- Hỗ trợ tăng cường các yếu tố bảo vệ niêm mạc bằng cách sử dụng thuốc tạo lớp màng bảo vệ hoặc làm lành ổ loét. Nhóm thuốc này giúp hạn chế sự tấn công của các yếu tố gây viêm loét và tạo điều kiện thuận lợi để phục hồi niêm mạc dạ dày theo thời gian. Ngoài ra, thuốc làm lành niêm mạc còn có tác dụng ức chế vi khuẩn HP (tác nhân gây viêm loét dạ dày phổ biến hiện nay).
- Thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào niêm mạc, khả năng bài tiết chất nhầy và prostaglandin bằng cách áp dụng các biện pháp thích hợp.
- Sử dụng phác đồ diệt trừ vi khuẩn Helicobacter pylori bằng kháng sinh hoặc các loại thuốc hỗ trợ khác.
- Áp dụng các biện pháp điều trị hỗ trợ và nâng cao sức khỏe tổng thể.
6. Cách chữa lành viêm niêm mạc dạ dày cho người bị đau dạ dày
6.1 Sử dụng thuốc
Hiện nay, thuốc là biện pháp hàng đầu trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu điều trị, bệnh nhân cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ để xác định liệu họ có mắc viêm loét dạ dày hay không.
Đồng thời, để đạt được hiệu quả mong muốn, người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi hoặc sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của chuyên gia y tế.
Các loại thuốc làm lành niêm mạc dạ dày thường được sử dụng trong quá trình điều trị viêm loét niêm mạc dạ dày bao gồm:
- Nhóm ức chế tiết axit dạ dày;
- Nhóm trung hòa axit dịch vị;
- Các nhóm kháng sinh có khả năng tiêu diệt vi khuẩn HP;
- Nhóm thuốc làm lành niêm mạc, tạo một lớp bảo vệ để bảo vệ vết loét khỏi các tác nhân gây hại.
6.2 Tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ chuyên khoa
Thông thường, các loại thuốc điều trị viêm loét niêm mạc dạ dày được chỉ định sử dụng trong khoảng thời gian từ 2 đến 4 tuần, tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của từng bệnh nhân.
Do đó, việc tái khám sau khi kết thúc một đợt điều trị rất quan trọng, giúp bác sĩ có thể đánh giá tổng quan xem tình trạng viêm loét dạ dày đã cải thiện chưa hoặc xác định xem bệnh nhân có gặp phản ứng phụ từ thuốc không.
Một số trường hợp sau khi dùng thuốc và cảm thấy tình trạng viêm loét dạ dày đã giảm nhẹ, người bệnh đã tự ý ngưng hoặc thay đổi loại thuốc, hoặc thậm chí không tuân thủ lịch hẹn tái khám hoặc sử dụng đơn thuốc của bệnh nhân khác... Điều này làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Khi viêm loét dạ dày đã được kiểm soát và ổn định, bệnh nhân vẫn cần phải tuân thủ lịch hẹn tái khám định kỳ để ngăn ngừa khả năng tái phát trong tương lai.
6.3 Một số thực phẩm hỗ trợ điều trị viêm niêm mạc dạ dày
Có một số thực phẩm có tác dụng điều trị viêm niêm mạc dạ dày khá hiệu quả nhưng không phải ai cũng biết, bao gồm:
- Nha đam: Nước nha đam không chỉ có tác dụng làm đẹp da mà còn hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đầy hơi do viêm loét gây ra. Ngoài ra, nha đam cũng giúp nhuận tràng và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
- Nghệ vàng: Tinh bột nghệ kết hợp với mật ong có tác dụng kháng viêm, ngăn chặn việc hình thành vết loét và giảm tiết axit dạ dày.
- Nghệ đen: Sử dụng nghệ đen kết hợp với nước ấm giúp giảm tiết dịch vị dạ dày, đồng thời kích thích chức năng tiêu hóa.
Tuy nhiên, các liệu pháp thảo dược tự nhiên vẫn có nguy cơ gây dị ứng, tác dụng phụ hoặc ngộ độc, do đó người bệnh cần tham khảo ý kiến của chuyên gia trước khi sử dụng.
6.4 Thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt
Người bệnh bị viêm niêm mạc dạ dày thường có lịch trình sinh hoạt và thói quen ăn uống không lành mạnh, nên cần phải điều chỉnh thói quen này càng sớm càng tốt để cải thiện tình trạng viêm loét, giảm nhẹ vết loét dạ dày và phòng tránh các bệnh khác.
Để có một chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống điều độ, người bệnh nên:
- Hạn chế uống rượu bia, các chất kích thích và cố gắng bỏ thuốc lá;
- Tăng cường ăn rau xanh, trái cây tươi và các loại ngũ cốc nguyên hạt;
- Đảm bảo ngủ đủ và đúng giờ, tránh thức khuya;
- Giữ tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng và lo âu quá mức;
- Chế biến thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và tránh các món chua, cay, nóng;
- Vận động hợp lý, tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày và tham gia các hoạt động thể thao phù hợp.
7. Dinh dưỡng cho người mắc bệnh viêm niêm mạc dạ dày
7.1 Nên ăn gì?
Bệnh nhân cần ưu tiên tiêu thụ những loại thực phẩm giúp kiểm soát tốt viêm niêm mạc dạ dày và giảm các triệu chứng không thoải mái. Dưới đây là một số loại thực phẩm cụ thể:
- Thực phẩm giàu chất xơ: Bao gồm ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu các loại, trái cây.
- Thực phẩm ít chất béo: Như cá, rau xanh, thịt nạc.
- Thực phẩm có nồng độ axit thấp: Bao gồm rau củ, đậu.
- Đồ uống không chứa gas hoặc caffeine.
- Thực phẩm chứa probiotic: Như sữa chua, kim chi, men vi sinh.
7.2 Nên kiêng ăn gì?
Một chế độ ăn uống không lành mạnh có thể làm trầm trọng hóa tình trạng viêm niêm mạc dạ dày. Để cải thiện, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế tối đa việc tiêu thụ các loại thực phẩm có thể gây hại sau đây:
- Thực phẩm có tính axit như cà chua, một số loại trái cây.
- Rượu và bia.
- Nước giải khát có gas.
- Cà phê.
- Thức ăn giàu chất béo.
- Đồ chiên.
- Nước ép trái cây.
- Thực phẩm chứa nhiều muối.
- Thức ăn cay và nóng.
- Trà.
Nếu người bệnh nhận thấy bất kỳ loại thức ăn hoặc nhóm thực phẩm nào khiến triệu chứng viêm loét trở nên tồi tệ hơn, hãy ngưng sử dụng ngay. Điều này góp phần cải thiện đáng kể tình trạng bệnh lý.
Nhìn chung, có nhiều cách để làm lành niêm mạc dạ dày, điều quan trọng nhất là bệnh nhân cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng thuốc và thói quen sinh hoạt hằng ngày. Uống thuốc đúng liều, đúng loại và xây dựng một lối sống lành mạnh sẽ giúp dạ dày mau chóng phục hồi và nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe CumarGold New - chứa Nano Curcumin
Hỗ trợ giảm đau dạ dày, lành nhanh vết loét
CumarGold New chứa Nano Curcumin và Gừng chuẩn hoá
CumarGold New có sự tổng hoà của Nano Curcumin chuyển giao từ Viện hoá học - Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam với tinh chất gừng chuẩn hoá (nhập khẩu châu Âu) và chiết xuất piperin trong hạt tiêu đen đem đến công dụng:
- Hỗ trợ bảo vệ niêm mạc dạ dày
- Hỗ trợ giảm các triệu chứng của viêm loét dạ dày, tá tràng,
- Hỗ trợ giảm tác dụng của hóa trị, xạ trị.
CumarGold New được khuyến cáo sử dụng cho các trường hợp:
- Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng cấp và mạn tính, trào ngược dạ dày thực quản.
- Người có nguy cơ hoặc đang mắc các bệnh ung bướu.
- Người đang và sau điều trị bằnghoá trị hay xạ trị.
Sản phẩm có bán tại các nhà thuốc toàn quốc.
Để tìm điểm bán gần bạn nhất, vui lòng xem TẠI ĐÂY.
Hoặc gọi tổng đài (miễn cước) 18001796.
Thông tin chi tiết về sản phẩm xem tại: https://cumargold.vn/
Lưu ý:không nên dùng cho phụ nữ mang thai, người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của sản phẩm.
Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh
(XNQC số: 00996/2019/ATTP-XNQC)