Đau mắt đỏ hay còn gọi là bệnh viêm kết mạc cấp xảy ra khi lớp màng mỏng của mắt bị tổn thương, làm cho mắt bị kích ứng và đỏ lên, sưng húp. Tình trạng khó chịu sẽ thuyên giảm nhanh chóng trong vòng 7 – 10 ngày. Tuy nhiên nếu sau 10 ngày tình trạng không giảm mà còn thêm những dấu hiệu bất thường, bạn nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất.
1. Đau mắt đỏ là gì?
Đau mắt đỏ còn có tên gọi khác nữa là viêm kết mạc cấp. Đây là hiện tượng khi lớp màng mỏng của mắt bị tổn thương và có những kích ứng, sưng tấy.
Bệnh nhân đau mắt đỏ thường có những hiện tượng này đi kèm như: nhức mắt, nhạy cảm với ánh sáng, chảy nước mắt kèm theo ghèn gỉ, sưng tấy. Trong nhiều trường hợp người bệnh còn bị giảm thị lực và khiến tầm nhìn bị hạn chế.
2. Nguyên nhân gây ra đau mắt đỏ
2.1 Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ?
Nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ khá nhiều, có thể kể đến như:
- Do chấn thương
- Do dị ứng mắt
- Do mắc bệnh tự miễn
- Do sử dụng kính áp tròng lâu
- Do vi khuẩn, virut, nấm và các loại ký sinh trùng khác.
Trong những nguyên nhân trên thì phổ biến nhất là do virus. Chúng có thể lây lan từ người sang người qua việc tiếp xúc với dịch chứa virus hay vô tình sử dụng đồ dùng chung với người bệnh. Cũng có nhiều trường hợp tìm thấy được nguyên nhân như dị ứng bụi hoa, lông của vật nuôi hay thuốc.
2.2 Tại sao đau mắt đỏ lại bị sưng tấy?
- Đau mắt đỏ gây sưng mắt là hiện tượng mắt phản ứng lại khi gặp tác nhân gây hại là virus hay vi khuẩn tác động đến. Đó chính là nguyên nhân gây ra hiện tượng sưng mắt.
- Lúc này mắt gân đỏ cùng những hiện tượng như xuất hiện ghèn gỉ, chảy nước mắt và có thêm một lớp màng nhầy khiến mắt sưng lên. Chúng sẽ xuất hiện một vài ngày sau đó lây sang bên mắt còn lại.
- Khi mắt sưng đỏ bệnh nhân sẽ thấy mệt mỏi, đau họng và sốt nhẹ. Bạn cần nghỉ ngơi và có chế độ sinh hoạt hợp lý để giúp bệnh nhanh hồi phục.
3. Hiện tượng sưng mắt khi bị đau mắt đỏ có nguy hiểm không?
Đau mắt đỏ gây sưng mắt không ? Câu trả lời là có. Mắt đỏ kèm theo tình trạng sưng húp là một phản ứng rất bình thường của mắt khi bị nhiễm trùng. Hiện tượng này vốn không có gì nguy hiểm và đáng lo ngại. Tuy nhiên mắt là nơi nhạy cảm và dễ gây ra những tổn thương nếu không can thiệp đúng cách.
Nếu bạn gặp những triệu chứng sau đây và xuất hiện trong thời gian dài thì nên đi gặp bác sĩ để được hỗ trợ tốt nhất nhé.
- Tình trạng sưng ngày một to lên và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Sưng mắt kèm theo hiện tượng nhức và mỏi mắt kéo dài trên 10 ngày
- Mắt có tiết ra những dịch màu hồng
- Mắt nhạy cảm với ánh sáng và kéo theo suy giảm thị lực.
- Thấy hiện tượng sốt cao, viêm họng và ho kéo dài
- Ở dưới mí mắt có một lớp màng trắng bao phủ
Những triệu chứng này cho thấy rất có khả năng mắt của bạn đang bị bội nhiễm, một dáng biến chứng khác của viêm giác mạc, giả mạc ở kết mạc mi. Nên đến gặp bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp nhất và hạn chế những nguy hiểm xảy ra cho mắt của bạn. Tuyệt đối không tự ý chữa trị tại nhà vì nếu không đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nặng nề hơn như: viêm giác mạc, loét giác mạc và có thể gây ra mù.
4. Những biện pháp làm giảm sưng mắt đỏ
Có những cách làm giảm sưng mắt khi bị đau mắt đỏ như sau:
4.1 Nhỏ nước muối
- Nacl 0.9% phổ biến và lành tính lại diệt khuẩn cao. Đây là dung dịch được lựa chọn để vệ sinh mắt vì chúng an toàn tuyệt đối. Vừa có tác dụng sát khuẩn lại giúp cho mắt loại bỏ các bụi bẩn, ghèn mắt, vi khuẩn và virus cùng các tác nhân gây kích ứng mắt.
- Nước muối sinh lý để nhỏ thường xuyên, giúp mắt bớt khó chịu và sạch sẽ vùng mắt bị tổn thương.
- Việc nhỏ nước muối sinh lý được bác sĩ khuyến cáo nên nhỏ hàng ngày, không chỉ lúc bị đau và sưng. Vì chúng có thể giúp chúng ta loại bỏ tạp chất, phòng ngừa những tác nhân gây hại cho mắt trong đó có những nguyên nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ.
4.2 Bổ sung đủ vitamin C và uống đủ nước
- Vitamin C luôn đứng đầu danh sách những chất cần bổ sung khi cơ thể chúng ta có những tổn thương hay bị bệnh. Vì vitamin C có tác dụng giúp cơ thể chống lại quá trình oxy hóa và tăng cường sức đề kháng hiệu quả.
- Đối với những vết thương ở mắt, vitamin C giúp hạn chế xuất huyết ở kết mạc, chảy máu trong nhãn cầu, giúp ngăn ngừa và trì hoãn bệnh đục thủy tinh thể. Đây là nguyên nhân chính gây ra chứng mù lòa.
- Vì những lý do đó nên chúng ta cần bổ sung vitamin C khi mắt bị đau, sưng đỏ. Chúng sẽ giúp bạn nhanh chóng đẩy lùi cơn khó chịu và những tổn thương ở mắt.
- Vitamin C có trong rau củ quả, phổ biến như: bông cải xanh, đu đủ, bưởi, quýt, cam, chanh, chuối, dâu tây....
- Bên cạnh việc bổ sung vitamin C thì chúng ta nên uống đủ nước. Bổ sung đủ nước sẽ giúp cơ thể được hydrat hóa tốt, làm cho hiện tượng sưng giảm và biến mất. Nước cùng giúp cho cơ thể thải độc ra ngoài giúp cân bằng các hoạt động khác.
- Ngoài nước lọc thông thường chúng ta có thể bổ sung bằng nước điện giải. Chúng có khả năng giúp tăng cường miễn dịch, đẩy lùi virus và vi khuẩn có hại. Đồng thời giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi và cải thiện thị lực rõ rệt.
4.3 Đeo kính
Kính có một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt khỏi những tác hại từ môi trường như: khói bụi, vi khuẩn, virus... Khi mắt bị đau, sưng thì kính lại càng quan trọng trong việc giúp mắt không bị tổn thương hơn và nặng hơn.
4.4 Chườm bằng túi bã trà ấm
- Chườm cho mắt đau không phải chỉ tiến hành chườm bằng túi nước ấm thông thường. Theo nghiên cứu khi chườm bằng túi bã trà ấm sẽ giúp cho chỗ đau bớt sưng và giảm nhức. Vì trong trà có thành phần cafein là chất chống oxy hóa mạnh, giúp kích thích và giúp máu lưu thông tốt.
- Chúng ta có thể dùng 1, 2 túi bã trà ấm chườm lên sau một thời gian nhất định sẽ thấy giảm cơn nhức, mách mạch máu co lại và giúp giảm sưng nhanh chóng.
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh lý có khả năng lây lan qua đường hô hấp Chính vì vậy chúng có thể trở thành dịch bệnh và khiến mọi người đều có nguy cơ mắc phải nhiều lần. Bị sưng khi đau mắt là một triệu chứng đi kèm khá phổ biến và khiến cho người bệnh khó chịu, bị tổn thương vùng mắt nghiêm trọng. Không quá lo lắng nhưng cũng không nên chủ quan mà cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.