Cách dùng Alphachymotrypsin thuốc ngậm

Alphachymotrypsin là thuốc kháng viêm, chống phù nề, thường được dùng trong điều trị các trường hợp phù nề, tụ máu sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Sử dụng Alphachymotrypsin dạng viên ngậm không nhè hoặc nhai thuốc mà chỉ ngậm dưới lưỡi. Cùng tìm hiểu chi tiết ở bài viết dưới đây.

1. Thông tin về thuốc Alphachymotrypsin

Alphachymotrypsin là thuốc kháng viêm dạng men, thành phần chính là Chymotrypsin 21 microkatals cùng các tá dược vừa đủ.

Thuốc được sản xuất sản xuất và đăng ký bởi Công ty cổ phần hoá dược phẩm Mekophar theo quy định nghiêm ngặt của tổ chức Y tế, đóng gói theo quy cách hộp 20 vỉ x 10 viên và hiện lưu hành với số đăng ký VD-13550-10.

2. Công dụng của thuốc Alphachymotrypsin

Alphachymotrypsin là thuốc kháng viêm, chống phù nề thường được chỉ định sử dụng cho các trường hợp sưng viêm, phù nề hoặc tụ máu sau chấn thương, phẫu thuật.

  • Được chỉ định sử dụng thường xuyên trong và sau khi phẫu thuật thủy tinh thể do có công dụng trong việc làm giảm chấn thương mắt, loại bỏ nhân đục trong bao;
  • Hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng, phù nề mô mềm, giảm các dịch tiết ra tại đường hô hấp vì vậy có thể cân nhắc sử dụng cho các bệnh nhân viêm phế quản, hen suyễn;
  • Có chỉ định cho người bị tụ máu do chấn thương nhẹ, bệnh nhân viêm đường hô hấp cấp mãn tính, viêm mũi, viêm tinh hoàn;
  • Hỗ trợ điều trị các vết loét, khối áp xe, giảm hiện tượng sưng đỏ sau khi phẫu thuật các chấn thương.

3. Thuốc Alphachymotrypsin dùng thế nào?

Tùy thuộc vào thể trạng bệnh mà có cách dùng cũng như liều lượng phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số liều dưới đây:

3.1 Liều dùng:

  • Người bị sưng phù nề, viêm sau chấn thương: Dùng 2 viên (8,4 mg) / 3 đến 4 lần một ngày;
  • Người bị tổn thương do bỏng với tỷ lệ 6:1: Tổng liều dùng trong 10 ngày là 200.000 đơn vị USP. Chia liều và uống 4 lần / 1 ngày;
  • Phẫu thuật đục thể tinh: Sử dụng Alphachymotrypsin dạng tiêm, liều lượng 42000IU;
  • Các trường hợp mắc bệnh lý khác như: Suy thận, suy gan, đái tháo đường, tim mạch,...nên theo sự tư vấn và chỉ định từ bác sĩ để có sự chính xác và an toàn.

3.2 Cách dùng:

Alphachymotrypsin được sản xuất và chỉ định sử dụng dạng viên nén, dạng tiêm hoặc viên ngậm. Mỗi loại sẽ có cách sử dụng khác nhau, cần lưu ý để đảm bảo tác dụng của thuốc.

  • Thuốc dạng viên uống: Tán nhuyễn thuốc hoặc uống trực tiếp với nước để thuốc để tan ra và hấp thụ nhanh khi vào cơ thể; Nếu cảm thấy bị đắng miệng hoặc khó uống quá thì có thể nếm một chút đường hay nước trái cây để làm dịu lại cảm giác;
  • Thuốc Alphachymotrypsin ngậm: Sử dụng cách ngậm dưới lưỡi để thuốc tan dần, không nhè ra hay nhai nát thuốc;

4. Một vài tác dụng phụ và thận trọng khi dùng thuốc Alphachymotrypsin

Tác dụng phụ:

Bên cạnh các công dụng tuyệt vời của thuốc mang lại cho cơ thể thì cũng có một số tác dụng phụ không mong muốn mà người dùng nên chú ý, cân nhắc trước khi sử dụng như:

  • Rối loạn tiêu hóa như: Một vài trường hợp có thể bị đầy hơi, tiêu chảy, nặng bụng và buồn nôn....
  • Khi sử dụng ở liều cao, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da;
  • Một vài trường hợp gặp hiện tượng rối loạn đông máu, chảy máu cam kéo dài;
  • Tác dụng phụ không mong muốn nhất: Có thể làm tăng áp lực nhãn áp.

Thận trọng:

Cân nhắc, tìm hiểu kỹ và thận trọng trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, thực phẩm nào kể cả Alphachymotrypsin. Bạn đọc nên lưu ý một vài trường hợp khi dùng thuốc Alphachymotrypsin:

  • Những bệnh nhân dị ứng với protein, loét dạ dày;
  • Người mắc chứng rối loạn đông máu di truyền như hemophilia (chứng máu loãng khó đông), rối loạn đông máu, dùng thuốc kháng đông;
  • Người sắp phải trải qua phẫu thuật;
  • Không tự ý thay đổi liều lượng thuốc khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
  • Không khuyên dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng thuốc, bạn nên tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ, dược sỹ, người có chuyên môn. Đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi trợ giúp khi gặp những biểu hiện không mong muốn xảy ra để được xử lý kịp thời.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe