Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa I Nguyễn Thị Mỹ Linh - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Hàng năm, có hơn 3.500 trẻ sơ sinh ở Hoa Kỳ chết đột ngột và bất ngờ khi đang ngủ, thường là do hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) hoặc tử vong do ngạt thở. Theo báo cáo chính sách và báo cáo kỹ thuật cập nhật của Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), để giảm nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh liên quan đến giấc ngủ cần giải quyết việc sử dụng giường ngủ và thêm vào các khuyến nghị về cách tạo ra một môi trường ngủ an toàn cho trẻ. Bài viết sau sẽ cung cấp thêm những thông tin hữu ích về cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn.
1. Làm thế nào để giữ cho em bé ngủ an toàn?
Cho đến khi trẻ được 1 tuổi, các bé nên ngủ với tư thế nằm ngửa trong tất cả thời gian ngủ của bé. Bởi điều này sẽ có nguy cơ tử vong vì SIDS ít hơn nhiều so với những em bé ngủ nằm trên bụng hoặc hai bên. Một số cha mẹ lo lắng rằng em bé sẽ bị nghẹn khi nằm ngửa, nhưng giải phẫu đường thở của em bé và phản xạ bịt miệng sẽ khiến điều đó không xảy ra. Ngay cả những em bé bị trào ngược dạ dày thực quản (GERD) cũng nên để trẻ nằm ngửa.
Trẻ sơ sinh nên được đặt da kề da với mẹ càng sớm sau khi sinh càng tốt, ít nhất là trong giờ đầu tiên. Sau đó, khi mẹ cần ngủ, em bé nên được đặt riêng trong nôi. Nếu bé gặp các vấn đề về hô hấp thì có thể để bé tạm thời nằm sấp và cần đặt bé nằm ngửa ngay sau khi vấn đề được giải quyết để chúng có thể quen với việc nằm ngửa. Bạn phải luôn đặt bé nằm ngửa, nhưng nếu bé thoải mái lăn cả hai chiều, thì bạn không cần phải đưa bé nằm ngửa. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng không có chăn, gối, đồ chơi nhồi bông hoặc miếng đệm xung quanh, để bé không lăn vào bất kỳ vật dụng nào, có thể gây ra tắc nghẽn luồng không khí.
Nếu bé ngủ gục trên ghế ô tô, xe đẩy, xích đu, bạn nên di chuyển bé đến một bề mặt ngủ chắc chắn càng sớm càng tốt. Sử dụng một bề mặt ngủ vững chắc. Một chiếc giường cũi, nôi, cũi di động đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSC) được khuyến nghị cùng với một tấm nệm chắc chắn, và được trang bị riêng cho sản phẩm cụ thể đó. Không nên đặt thêm bất cứ thứ gì bên trong cũi khi bé nằm. Một bề mặt vững chắc là một bề mặt cứng, không bị lún khi bé nằm trên đó.
Trắc nghiệm: Sự phát triển tinh thần, vận động của bé thế nào là đúng chuẩn?
Khi nào bé biết nói, biết hóng chuyện hay biết cầm cốc là "đúng chuẩn"? Điểm xem bạn biết được bao nhiêu mốc phát triển tinh thần, vận động "đúng chuẩn" của bé nhé!Nội dung trắc nghiệm được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ y khoa, Ma Văn Thấm , chuyên khoa Nhi , Phòng khám Đa khoa Quốc tế Vinmec Dương Đông(Phú Quốc)
Giường ngủ cạnh giường đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn CPSC có thể là một lựa chọn, nhưng không có nghiên cứu được công bố nào kiểm tra sự an toàn của các sản phẩm này. Ngoài ra, một số đệm cũi và bề mặt ngủ được quảng cáo để giảm nguy cơ đột tử ở trẻ không hề có bằng chứng nào cho thấy điều này là đúng, nhưng phụ huynh có thể sử dụng các sản phẩm này nếu đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của CPSC.
Trong 6 tháng đầu hoặc lý tưởng nhất là trong năm đầu tiên, bạn nên đặt cũi, nôi, cũi di động trong phòng ngủ hoặc gần giường ngủ của bố mẹ. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị chia sẻ, điều này giúp giảm nguy cơ SIDS tới 50% và an toàn hơn nhiều so với việc để bé ngủ cùng giường với bố mẹ. Ngoài ra, điều này sẽ giúp bạn dễ dàng cho bé ăn, chơi cùng và trông chừng bé.
Chỉ đưa bé vào giường của bạn để khi cho bé bú và khi bạn không buồn ngủ. Đặt em bé trở lại trong không gian ngủ của chính mình khi bạn cảm thấy buồn ngủ. Nếu bạn đang ở trạng thái buồn ngủ, hãy đảm bảo rằng không có gối, ga, chăn hoặc bất kỳ vật dụng nào khác có thể che mặt, đầu và cổ của bé, hoặc quá nóng cho bé. Ngay khi bạn thức dậy, hãy di chuyển bé đến giường của mình. Không bao giờ đặt bé ngủ trên ghế dài, ghế sofa hoặc ghế bành. Đây là một nơi cực kỳ nguy hiểm cho bé ngủ.
Ngủ chung giường với bé không được khuyến khích, trong một số trường hợp nó còn trở nên nguy hiểm. Bạn không nên ngủ chung giường với bé nếu:
- Con bạn nhỏ hơn 4 tháng tuổi;
- Em bé của bạn được sinh non hoặc trẻ nhẹ cân;
- Bạn hoặc bất kỳ người nào khác trên giường là người hút thuốc (ngay cả khi bạn không hút thuốc trên giường);
- Mẹ của em bé hút thuốc trong khi mang thai;
- Bạn đang uống bất kỳ loại thuốc nào có thể khiến bạn khó thức dậy hơn;
- Bạn đang uống rượu;
- Bạn không phải là cha mẹ của em bé;
- Bề mặt mềm mại, chẳng hạn như giường nước, nệm cũ, ghế sofa, ghế dài hoặc ghế bành;
- Có giường mềm như gối hoặc chăn trên giường.
Giữ các đồ vật mềm, hoặc bất kỳ đồ vật nào có thể làm tăng nguy cơ mắc kẹt, ngạt thở hoặc siết cổ ra khỏi khu vực ngủ của em bé. Chúng bao gồm gối, mền, chăn, đồ chơi, miếng đệm hoặc các sản phẩm tương tự gắn vào thanh cũi hoặc hai bên. Nếu bạn lo lắng về việc bé bị lạnh, bạn có thể sử dụng quần áo ngủ cho trẻ sơ sinh, chẳng hạn như chăn có thể mặc được.
Loại chăn này rất tốt để quấn tã cho bé. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng em bé luôn nằm ngửa khi quấn tã. Không nên quấn quá chặt hoặc khiến bé khó thở hoặc di chuyển hông. Khi bé cảm thấy không thoải mái, gồng người lên, bạn nên ngừng quấn tã.
Hãy thử cho một núm vú giả vào giờ ngủ trưa và giờ đi ngủ. Điều này giúp giảm nguy cơ SIDS, ngay cả khi nó rơi ra sau khi bé ngủ. Nếu bạn đang cho con bú, hãy đợi cho đến khi việc cho con bú kết thúc trước khi cho bé ngậm núm vú giả. Điều này thường mất 2-3 tuần. Nếu bạn không cho con bú, bạn có thể cho bé ngậm núm vú giả bất cứ khi nào bạn muốn. Nếu núm vú giả rơi ra sau khi bé ngủ, bạn không cần phải đặt lại.
2. Cách đảm bảo trẻ sơ sinh ngủ an toàn
Đột tử ở trẻ nhỏ (SIDS) là một thực tế mà không cha mẹ nào muốn gặp phải. Không phải tất cả các trường hợp SIDS đều có thể được giải thích hoặc phòng ngừa, nhưng các chuyên gia cho biết, việc tuân theo các nguyên tắc ngủ an toàn này có thể làm giảm đáng kể nguy cơ tử vong liên quan đến giấc ngủ của bé.
- Đặt bé nằm ngửa khi ngủ: Cho đến khi bé tròn 1 tuổi, dù bé ngủ trưa hay ngủ đêm. Nếu bé lăn qua, nhẹ nhàng đặt bé nằm ngửa một lần.
- Ngủ trên bề mặt phẳng và chắc chắn: Em bé của bạn nên ngủ trên một bề mặt phẳng, chắc chắn mà không xê dịch khi em bé nằm trên đó. Đây có thể là một chiếc giường cũi, nôi, cũi di động với nệm và tấm cứng được thiết kế để phù hợp với sản phẩm. Không bao giờ để bé ngủ trên ghế sofa, đi văng hoặc ghế bành.
- Giữ cho bề mặt ngủ gọn gàng: Loại bỏ chăn, đồ chơi, đệm lót và bất kỳ đồ vật nào khác khỏi chỗ ngủ của bé. Những điều này làm tăng nguy cơ mắc kẹt và nghẹt thở.
- Di chuyển em bé của bạn nếu cần thiết: Nếu em bé ngủ trên ghế xe hơi, xe đẩy, xích đu hoặc trên bề mặt không phẳng khác, hãy di chuyển bé đến một bề mặt ngủ phẳng và chắc chắn, và đặt bé nằm ngửa càng sớm càng tốt.
- Chia sẻ phòng, nhưng không phải là giường: AAP khuyên bạn nên giữ cũi của em bé hoặc nơi ngủ khác gần giường của bạn trong ít nhất 6 tháng đầu. Nhưng đừng để em bé ngủ trên giường của bạn. Nếu bé ngủ thiếp đi trong khi bạn đang cho ăn hoặc an ủi trẻ trên giường của bạn, hãy di chuyển trẻ đến giường của bé.
- Cho con bú: Cho con bú đã được chứng minh là làm giảm nguy cơ SIDS. Lý tưởng nhất là nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú sau khi bé bắt đầu ăn dặm cho đến khi bé được ít nhất một tuổi.
- Hãy nghi ngờ về các sản phẩm tuyên bố giảm SIDS: Một số sản phẩm như đệm, định vị giấc ngủ được bán trên thị trường được quảng cáo làm giảm rủi ro SIDS, theo AAP hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của các sản phẩm này với SIDS.
- Không dựa vào nhịp tim hoặc máy theo dõi nhịp thở tại nhà để giảm nguy cơ SIDS .
- Cho con tiêm phòng đầy đủ đúng lịch cho thấy rằng có thể có tác dụng bảo vệ chống lại SIDS.
- Cho con thời gian tập Tummy time mỗi ngày rất tốt cho phát triển và vận động sau này của chúng và ngăn ngừa hội chứng đầu phẳng.
- Không sử dụng rượu, thuốc lá hoặc thuốc bất hợp pháp nào trong khi mang thai hoặc sau khi em bé được sinh ra. Điều quan trọng nhất là không ngủ chung giường với bé nếu bạn đã uống rượu hoặc uống bất kỳ loại thuốc hoặc thuốc bất hợp pháp nào có thể khiến bạn khó thức dậy hơn.
Ở giai đoạn sơ sinh, bé có thể gặp phải nhiều vấn đề khác về giấc ngủ, ăn uống, tiêu hóa, trào ngược... Khi những vấn đề này kéo dài không cải thiện, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín khám sớm, hiểu rõ nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Để phòng tránh các bệnh lý mà trẻ sơ sinh hay mắc phải, cha mẹ nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Đồng thời bổ sung thêm thực phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B,... giúp hỗ trợ hệ miễn dịch, tăng cường đề kháng để trẻ ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:
Vì sao cần bổ sung Lysine cho bé?
Vai trò của kẽm - Hướng dẫn bổ sung kẽm hợp lý
Nguồn tham khảo: babycenter.com
Video đề xuất:
Hướng dẫn quấn ổ cho trẻ sơ sinh
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong