Cách chữa bệnh kiết lỵ ở người lớn

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng ở ruột già do vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí gây ra. Hầu hết nhiễm trùng thường ở dạng mang mầm bệnh không triệu chứng, một số biểu hiện tiêu chảy nhẹ kéo dài hoặc nặng là lỵ tối cấp. Vậy cách chữa bệnh kiết lỵ ở người lớn như thế nào?

1. Bệnh kiết lỵ là gì?

Bệnh kiết lỵ là tình trạng nhiễm trùng đường ruột gây tiêu chảy dữ dội kèm theo máu hoặc có chất nhầy trong phân. Tình trạng tiêu chảy có thể kéo dài từ 3 - 7 ngày. Hầu hết bệnh kiết lỵ đều do vi khuẩn hoặc kiết lỵ kỵ khí phát triển gây nên như: Shigella, Campylobacter, Salmonella, hoặc vi khuẩn đường ruột E. coli.

Các triệu chứng có thể gặp như: Đau bụng hoặc đau co rút từng cơn, buồn nôn, nôn mửa, sốt cao, mất nước, đau đầu, mệt mỏi, sụt cân,....có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh nếu không kịp thời điều trị. Các triệu chứng nêu trên bao gồm sốt cao và đau quặn bụng và có thể kéo dài đến 4 - 8 ngày. Những trường hợp nặng có thể kéo dài từ 6 đến 8 tuần và đôi khi một người có thể chỉ mất 3 ngày để khỏi.

Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh kiết lỵ là do vệ sinh kém như: Ăn thực phẩm bị ô nhiễm, nguồn nước ô nhiễm, người bị kiết lỵ không rửa tay sạch sẽ, bơi trong nguồn nước bị ô nhiễm, tiếp xúc cơ thể với người mắc bệnh,...

2. Bệnh kiết lỵ nguy hiểm như thế nào đến sức khỏe?

Do bệnh kiết lỵ là một bệnh truyền nhiễm và rất dễ lây lan khi vừa mới tiếp xúc, nên nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng và có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số biến chứng mà bệnh kiết lỵ có thể gây ra như:

  • Viêm khớp do nhiễm trùng: Khoảng 2% người bệnh bị mắc tình trạng này. Ngoài ra, người bệnh có thể bị đau khớp, tiểu buốt, kích ứng mắt, gây đau nhất là ở các khớp khiến người bệnh rất đau đớn. Viêm khớp có thể kéo dài hàng tháng hoặc hàng năm.
  • Nhiễm khuẩn huyết: Đây là trường hợp hiếm gặp và những người có hệ miễn dịch kém, nhiễm HIV, ung thư,...có nhiều khả năng bị nhiễm khuẩn huyết hơn người bình thường.
  • Co giật: Thường gặp ở trẻ nhỏ gây co giật toàn thân và biến chứng này thường tự khỏi mà không cần điều trị.
  • Tăng urê huyết tán huyết (HUS): Vi khuẩn Shigella , S. dysenteriae có thể gây ra hội chứng tăng ure huyết tán huyết. Chúng hoạt động bằng cách tạo ra một độc tố phá hủy các tế bào hồng cầu, ngăn chặn các tế bào hồng cầu xâm nhập vào thận, gây thiếu máu, suy thận hoặc giảm số lượng tiểu cầu. Đây được xem là triệu chứng cực đoan của bệnh kiết lỵ.
  • Mất nước: Người bệnh có thể bị nôn mửa, tiêu chảy, thường gặp nhiều ở trẻ em dưới 5 tuổi và ảnh hưởng nguy hiểm đến tính mạng khi bị mất nước.
  • Biến chứng nghiêm trọng khác: Kiết lỵ có thể dẫn đến áp xe gan hoặc mắc ký sinh trùng lây lan đến các bộ phận như phổi, não.

3. Cách chữa bệnh kiết lỵ

Những người bị kiết lỵ nhẹ thường được điều trị bằng uống nhiều chất lỏng, nghỉ ngơi kết hợp thuốc không kê đơn chẳng hạn như bismuth subsalicylate (Pepto-Bismol) có thể giúp giảm đau bụng và tiêu chảy. Ngược lại, những người bị kiết lỵ nặng thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh đã qua 6 ngày mà các triệu chứng vẫn không giảm có thể vi khuẩn đã quen với thuốc kháng sinh nên gây ra tình trạng kháng thuốc thì cần phải hỏi ý kiến ​​bác sĩ và làm xét nghiệm máu ngay lập tức.

Bệnh kiết lỵ thường được điều trị bằng các loại thuốc như metronidazole và tinidazole với mục đích tiêu diệt ký sinh trùng. Nếu tình trạng nghiêm trọng, bác sĩ có thể cho người bệnh truyền qua tĩnh mạch để thay thế lượng thức ăn dạng lỏng, để ngăn ngừa tình trạng mất nước.

4. Các biện pháp khắc phục bệnh kiết lỵ tại nhà

Cách tốt nhất để ngăn ngừa bệnh kiết lỵ là sử dụng các thực phẩm hợp vệ sinh, vệ sinh sạch sẽ đặc biệt là khi đến thăm khu vực mà người bệnh hay tiếp xúc. Dưới đây là một số phương pháp điều trị và khắc phục kiết lỵ đơn giản tại nhà để bảo vệ bản thân và gia đình khỏi căn bệnh này:

  • Uống ít nhất hai ly nước cam tươi, chanh tươi mỗi ngày
  • Thêm chuối vào trong khẩu phần ăn, do chuối sẽ giúp phân mềm và chuẩn khuôn.
  • Uống hỗn hợp mật ong, sữa và chanh với nhau hoặc uống trà đen.
  • Khuyến cáo sử dụng, uống nước khoáng hoặc nước đun sôi để nguội.
  • Chỉ nên ăn những thực phẩm đảm bảo nấu chín kỹ.
  • Rửa tay bằng xà phòng, đặc biệt là sau khi đi vệ sinh.
  • Không nuốt nước khi bơi.
  • Tránh những đồ uống với đá viên, đóng chai, có ga,...
  • Trái cây hoặc rau củ nên gọt bỏ vỏ. Tránh những loại sữa chua chưa được tiệt trùng hoặc các chế phẩm từ sữa.
  • Người bệnh bị kiết lỵ cấp tính cần chọn những món nhạt, mềm, lỏng, dễ tiêu hóa, không có dầu mỡ, các món ít bã, giàu dinh dưỡng, không có tính kích thích.
  • Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, hạt sen, gạo nếp, mì, củ mài, đại mạch, hạt đậu cove, đậu non, đậu xanh v.v ... đây đều là những thực có tác dụng hạn chế lỏng lỵ.
  • Khi người bệnh bị đi ngoài nhiều, có thể ăn những món cháo nhừ đặc. Cần ăn ít một, chia thành nhiều bữa. Rau quả tươi có thể nghiền hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra có thể sử dụng tỏi, ngó sen, lá chè, ổi...đây đều là những thực phẩm có tác dụng diệt khuẩn chữa lỵ nhất định, có thể sử dụng. Những người bị mất nước nhiều do đi ngoài có thể uống thêm nước muối đường nhiều đợt.
  • Chế biến các thực phẩm như bồ công anh, lá mơ, rau sam thành các món canh hoặc cháo, không chứa dầu mỡ để ăn, sẽ giúp ích rất nhiều khi bị kiết lỵ.

Bài viết trên đây là những thông tin về bệnh kiết lỵ và những cách chữa bệnh kiết lỵ ở người lớn hiệu quả. Người bệnh nếu bị kiết lỵ nhiều ngày và có xu hướng trầm trọng hơn nên đến thăm khác bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe