Cách chăm sóc trẻ mọc răng, biếng ăn

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa II Lê Thanh Cẩm - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Nhiều trẻ bình thường vẫn ăn ngoan nhưng khi mọc răng trẻ lại không chịu ăn, thậm chí còn bỏ cả bữa. Dù bạn đã dỗ dành trẻ bằng cách nào thì cũng vẫn không có tác dụng. Vậy bạn nên làm gì khi bé mọc răng không chịu ăn uống?

1. Vì sao trẻ bỏ ăn khi mọc răng?

Sự thật là trẻ không hề muốn bỏ ăn nhưng những cảm giác khó chịu xảy ra khi mọc răng là những nguyên nhân chính khiến trẻ biếng ăn. Để răng có thể mọc ra ngoài, lợi của trẻ thường bị sưng, một số bé còn bị viêm, tấy đỏ, thậm chí là bị loét cho nên sẽ rất đau.

Ngoài ra, vùng xung quanh miệng trẻ có thể nổi ban, trẻ có thể sốt nhẹ, rối loạn tiêu hóa, rôm sảy, ho, sổ mũi... Cùng với đó là tình trạng nước miếng tiết liên tục để làm dịu nướu đang sưng của bé.

Vì những lý do này, trẻ muốn ăn cũng rất khó khăn. Vậy nên bạn hãy thật khéo léo chăm sóc trẻ trong giai đoạn này để đảm bảo sức khỏe, tránh tình trạng sụt cân do trẻ bỏ ăn khi mọc răng.

2. Bé mọc răng không chịu ăn uống phải làm sao?

Những cơn đau nhức ở lợi sẽ khiến trẻ cảm thấy khó chịu và thay đổi tính tình bất thường. Vì vậy, bạn hãy dành nhiều thời gian cho trẻ, hãy ôm ấp, trò chuyện hoặc chơi các trò chơi cùng bé để bé cảm thấy yên tâm và cảm thấy được an ủi vì bạn luôn bên bé.

Để giảm cảm giác ngứa lợi cho bé, bạn có thể dùng tay đã vệ sinh sạch mát-xa nướu và răng một cách nhẹ nhàng cho bé. Vì trẻ có thể bị sốt nhẹ hoặc đi ngoài, bạn cần cho trẻ uống nước đầy đủ để bù lượng nước cơ thể đã mất.

Khi mọc răng, trẻ sẽ có những dấu hiệu như bị sốt hoặc tiêu chảy nhẹ, đây là một phản ứng toàn thân của bé vì ở trẻ nhỏ. Sốt mọc răng ở trẻ nhỏ có đặc điểm: Bé sốt theo từng cơn, trẻ cũng có thể đi ngoài phân nhão, sệt từ 3 - 4 lần/ngày, quấy khóc, biếng ăn...


Những cơn đau nhức lợi làm các bé mọc răng không chịu ăn uống
Những cơn đau nhức lợi làm các bé mọc răng không chịu ăn uống

Khoảng 2 - 3 ngày sau, khi những chiếc răng mới đã nhú lên khỏi lợi, các triệu chứng sốt, tiêu chảy nhẹ giảm dần rồi hết hẳn. Nhiều trường hợp trẻ sốt là do mắc phải một chứng bệnh truyền nhiễm nào đó, cho nên trước hết cần đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế để tìm ra nguyên nhân gây sốt và có cách điều trị phù hợp.

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ thì có thể cho uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng trước khi đưa trẻ đến khám ở các cơ sở y tế. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây:

  • Kịp thời hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, mặc cho trẻ những trang phục thoải mái và thoáng mát, phù hợp với nhiệt độ môi trường để nhiệt thoát ra dễ dàng.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bằng cách cho trẻ bú nhiều hơn, cho trẻ uống thêm nước lọc, có thể dùng tăm bông sạch chấm nước đưa vào môi, miệng trẻ để trẻ không bị khô môi và tránh tình trạng mất nước.
  • Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm để trẻ có thể ăn uống dễ dàng, bổ sung hàm lượng canxi tự nhiên (từ cá, tôm, hải sản...) trong các bữa ăn hàng ngày cho trẻ.
  • Giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ: Uống nước lọc sau khi ăn, lau miệng bằng khăn mềm, chải răng cho bé...

3. Cho trẻ ăn uống như thế nào khi mọc răng?

Trong giai đoạn trẻ mọc răng, bạn không nên cứng nhắc ép trẻ ăn bằng mọi cách vì làm như vậy chỉ khiến cho bé sợ ăn và bữa ăn giống như buổi “tra tấn” đối với bé.

Để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm đó là nhóm chất bột, chất đạm, chất béo, rau xanh và chế biến những món bé thích. Bạn cần tránh những loại thức ăn cứng đặc, nên ưu tiên lựa chọn những món ăn mềm, xay nhỏ, nấu loãng như là cháo, súp để trẻ ít phải nhai và dễ nuốt.

Bạn có thể cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ để trẻ không bị sụt cân. Bạn cũng cần lưu ý không cho trẻ ăn đồ quá nóng hay quá lạnh vì chúng không tốt cho sự phát triển của răng.

Khi mọc răng trẻ sẽ cần rất nhiều canxi nên bạn nhớ bổ sung vào khẩu phần ăn của trẻ các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như là: Trứng, sữa, phomai, tôm, cá, đậu... Ngoài ra, bạn cũng cần cho trẻ uống thêm nước trái cây để bổ sung vitamin cần thiết.

Các bậc phụ huynh cũng cần thiết kế bữa ăn theo tháng tuổi của trẻ, không nên cho trẻ ăn quá nhiều hay quá ít. Đồng thời cần đa dạng các loại thức ăn dành cho trẻ. Khi thay đổi thức ăn cho bé, bạn cần thay đổi từ từ, xen kẽ giữa các loại thức ăn mới và thức ăn mà trẻ thích. Không nên kéo dài thời gian ăn thức ăn xay nhuyễn của trẻ.


Cha mẹ nên bổ sung thực đơn giàu canxi và chất dinh dưỡng cho trẻ bỏ ăn khi mọc răng
Cha mẹ nên bổ sung thực đơn giàu canxi và chất dinh dưỡng cho trẻ bỏ ăn khi mọc răng

Khi trẻ bị biếng ăn do mọc răng nên cho trẻ ăn nhiều bữa nhỏ, thức ăn lỏng và mềm, dễ tiêu hóa. Kết hợp với bữa ăn chính cần cho trẻ uống đủ nước, đặc biệt là sữa, các loại nước hoa quả tươi để cung cấp năng lượng, vitamin và khoáng chất trong thời gian trẻ mọc răng. Đồng thời bạn cũng nên bổ sung các vi chất dinh dưỡng mà trẻ có nguy cơ thiếu hụt như là kẽm, selen, vitamin nhóm B, vitamin A, D... theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Bạn không nên ép trẻ ăn, mà cần cung cấp cho trẻ khẩu phần ăn đa dạng, còn việc trẻ ăn bao nhiêu là phụ thuộc vào cơ thể của trẻ có hấp thu được hay không. Trẻ sẽ ăn một lượng thức ăn phù hợp với khả năng hấp thu và tiêu hóa của cơ thể, mọi sự ép buộc đều có thể dẫn tới tác động ngược lại.

Nếu như trẻ vẫn phát triển bình thường, tăng cân và tăng chiều cao tốt nghĩa là lượng thức ăn đã được cung cấp đủ. Với sự chăm sóc khéo léo và tận tâm của bạn, trẻ vẫn có thể được bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng và không bị sụt cân khi mọc răng.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên áp dụng một số phương pháp thay đổi thói quen lẫn cải thiện dinh dưỡng để hỗ trợ hệ răng của con phát triển tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ còn cần bổ sung cho con các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen,vitamin B1, ... để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Việc bổ sung các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Điều quan trọng nhất là việc cải thiện triệu chứng cho bé thường phải diễn ra trong thời gian dài. Việc kết hợp nhiều loại thực phẩm chức năng cùng lúc hoặc thay đổi liên tục nhiều loại trong thời gian ngắn có thể khiến hệ tiêu hóa của bé không kịp thích nghi và hoàn toàn không tốt. Vì vậy cha mẹ phải thực sự kiên trì đồng hành cùng con và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe