Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đặng Huy Toàn - Bác sĩ Nhi - Sơ Sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.
Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ em tương tự như ở người lớn, bao gồm miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của trẻ không có chức năng hoàn thiện như ở người lớn và nó cần được chăm sóc đặc biệt hơn. Để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, bố mẹ cần quan tâm đến loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ cũng như các cách chế biến thức ăn.
1. Tại sao cần chăm sóc để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh?
Thức ăn có tác dụng cung cấp năng lượng cho cơ thể trẻ. Các chất dinh dưỡng trong thức ăn là động lực chính để các bộ phận trong cơ thể hoạt động tốt.
Quá trình tiêu hóa bắt đầu ngay từ trước khi trẻ nếm thức ăn, chỉ cần ngửi thức ăn là nước bọt của trẻ đã chảy ra và quá trình tiêu hóa bắt đầu. Nước bọt chứa các enzym tiêu hóa và có vai trò làm ẩm thức ăn để dễ nuốt hơn.
Hệ thống tiêu hóa giúp chuyển hóa thức ăn chúng ta ăn thành năng lượng bằng cách chia nhỏ nó thành các phần nhỏ mà cơ thể có thể hấp thụ chất dinh dưỡng, bao gồm carbohydrate, protein, chất béo, vitamin và khoáng chất; và loại bỏ các chất thải.
Hệ tiêu hóa của cơ thể giống như một ống dài gồm các cơ quan bên trong, nơi thức ăn vào miệng, đi qua thực quản, dạ dày, ruột và thoát ra ngoài qua hậu môn dưới dạng phân. Để cơ quan tiêu hóa hoạt động tốt, cần có sự tham gia của tuyến tụy, túi mật và trực tràng.
Hệ tiêu hóa của trẻ em giống như một cỗ máy mới; nếu nó được chăm sóc, nó sẽ hoạt động trơn tru suốt đời. Nếu không được chăm sóc, con bạn có thể bị các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy, béo phì, viêm nhiễm đường ruột, đầy hơi khó tiêu và nhiễm trùng.
Hệ tiêu hóa của trẻ hầu hết bị ảnh hưởng bởi lối sống và thói quen ăn uống không lành mạnh. Nếu điều này kéo dài trong một thời gian dài, con bạn có thể phải đối mặt với nhiều bệnh mãn tính khi trưởng thành. Trẻ không thể tự mình chăm sóc hệ tiêu hóa của mình. Chúng phụ thuộc vào cha mẹ, để duy trì lối sống và thói quen ăn uống và giữ cho hệ tiêu hóa của chúng được phát triển.
2. Các cách chăm sóc để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh
Một công thức khá đơn giản để xây dựng và duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho con bạn là xây dựng cho bé một chế độ ăn lành mạnh, giàu chất xơ, đầy đủ và đa dạng dưỡng chất. Ngoài ra, nên rèn cho trẻ thói quen rèn luyện thân thể.
2.1 Tập thể dục
Khuyến khích con bạn thực hiện các hoạt động thể chất nhiều hơn thay vì chơi điện tử hoặc xem TV.
Đảm bảo trẻ hoạt động thể chất ít nhất 60 đến 90 phút mỗi ngày. Đây không phải là tổng thời gian cho một quá trình liên tục, 30 phút vào buổi sáng và 30 phút vào buổi tối sẽ là một thời gian biểu hợp lý.
Bất kỳ hoạt động thể chất nào làm tăng nhịp thở và nhịp tim đều tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Nó giúp kích thích cơ ruột và thức ăn di chuyển hiệu quả hơn qua ruột. Các bài tập thể dục sẽ giúp con bạn duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, không nên thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất hoặc bài tập nặng nào ngay sau bữa ăn.
2.2 Chế độ ăn uống lành mạnh
Một chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh là điều quan trọng nhất đối với hệ tiêu hóa và sức khỏe tổng thể của trẻ. Một chế độ ăn uống cân bằng nên chứa carbohydrate, protein, chất béo, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Thực phẩm giàu chất xơ giúp làm mềm phân và chống táo bón. Chất xơ làm giảm các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như bệnh trĩ và hội chứng ruột kích thích. Ngũ cốc nguyên hạt, táo, cam, chuối, quả mọng, mận khô, đậu xanh, hạnh nhân và các loại đậu như đậu khô, đậu Hà Lan, đậu lăng, v.v. là một số nguồn cung cấp chất xơ tốt nhất.
Dạy trẻ nhai kỹ và đúng cách bất cứ thứ gì chúng ăn. Vì nước bọt có các enzyme giúp phân hủy thức ăn và quá trình nhai chính là bước chuẩn bị cho cơ thể tiếp nhận thức ăn. Khi chúng ta nhai thức ăn, dạ dày và tuyến tụy bắt đầu tiết ra các enzym hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Nhai kỹ thức ăn cũng giúp trẻ tránh nuốt phải không khí cùng với thức ăn, có thể gây đầy hơi và chướng bụng.
Đừng để trẻ ăn quá no, bữa lớn không được tiêu hóa kịp và làm rối loạn hoạt động hệ tiêu hóa. Bạn nên duy trì thói quen ăn uống nghiêm ngặt cho trẻ, giữ khoảng cách giữa các bữa ăn để cơ quan tiêu hóa được nghỉ ngơi. Thói quen ăn uống nghiêm ngặt sẽ khiến hệ tiêu hóa của trẻ hoạt động nhịp nhàng như một chiếc đồng hồ.
Hạn chế cho trẻ ăn chất béo, đường và muối. Chúng có thể dẫn đến các vấn đề ngắn hạn như khó tiêu, tiêu chảy và các vấn đề lâu dài như tiểu đường ở trẻ em và tăng huyết áp. Tránh các loại thực phẩm như khoai tây chiên, các sản phẩm làm bánh, bánh ngọt, nước ngọt và nước trái cây đóng gói, vì chúng có thể các chất bảo quản và màu thực phẩm... không tốt cho trẻ em.
Cho con bạn bổ sung prebiotics và probiotics trong chế độ ăn uống của chúng. Hệ tiêu hóa của trẻ chứa đầy vi khuẩn, một trong số đó là vi khuẩn tốt và một số còn lại là vi khuẩn xấu. Điều rất quan trọng là duy trì sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu. Để duy trì sự cân bằng này, hãy cung cấp cho chúng probiotic và prebiotic. Probiotics là vi khuẩn tốt và prebiotic là thức ăn cho vi khuẩn tốt, giúp kích thích các enzym tự nhiên và quá trình tiêu hóa giữ cho các cơ quan hoạt động bình thường. Probiotics có thể được tìm thấy trong sữa chua, dưa chua, sôcôla đen phô mai, táo, sữa đậu nành, ô liu và các sản phẩm sữa lên men khác. Còn prebiotics là thức ăn cho vi khuẩn tốt và làm cho chúng khỏe mạnh, có thể được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt, bột yến mạch, chuối, các loại đậu, hành, tỏi và mật ong.
Cho trẻ uống nhiều nước, nước giúp giữ cho phân được bôi trơn để phân đi đến ruột dễ dàng hơn. Uống nhiều nước giúp cơ thể đào thải độc tố qua mồ hôi, nước mắt và nước tiểu. Đảm bảo rằng trẻ đang uống nước tinh khiết, được lọc từ một nguồn an toàn.
Giảm tiếp xúc với các chất độc xung quanh con bạn. Trẻ em dễ bị ảnh hưởng bởi các chất độc hại và tác động của chúng hơn người lớn vì chúng vẫn đang trong giai đoạn phát triển từ bên trong lẫn bên ngoài. Chất độc có ở khắp mọi nơi, từ không khí chúng hít thở đến thức ăn chúng ăn và đồ chơi chúng chơi cùng.
Chất độc cũng có bên trong nhựa. Nhựa là thủ phạm chính vì chất độc có tên Bisphenol A (BPA) bên trong nó. Đây là một chất ảnh hưởng lên việc sản xuất, bài tiết, vận chuyển, hoạt động, chức năng và loại bỏ các hóc môn tự nhiên. Ngày nay, đồ chơi và thậm chí cả đồ dùng dùng cho trẻ ăn đều được làm bằng nhựa. Trẻ em lại thường cho đồ chơi vào miệng rất có thể nguy hại. Khi các chất độc hại xâm nhập vào cơ thể trẻ em, chất độc có thể phá hủy sức khỏe tổng thể của con bạn, bắt đầu từ việc gây hại cho hệ tiêu hóa và thậm chí là ung thư về lâu dài. Vì vậy, cha mẹ không nên sử dụng đồ dùng bằng nhựa để hâm nóng hoặc đựng thức ăn và chỉ mua các sản phẩm không chứa BPA.
Đồng thời, cha mẹ khi lựa chọn thực phẩm nên lựa chọn thực phẩm rõ nguồn gốc. Chọn thực phẩm toàn phần thay vì thực phẩm chế biến hoặc đóng hộp. Ưu tiên thực phẩm hữu cơ không có thuốc trừ sâu.
Để hệ tiêu hóa của bé khỏe mạnh, không nên để trẻ bị quá căng thẳng về bất cứ điều gì trong cuộc sống. Hệ tiêu hóa của trẻ được kiểm soát bởi hệ thần kinh trung ương. Căng thẳng có thể kích hoạt làm giảm lưu lượng máu dẫn đến co thắt các cơ tiêu hóa và giảm sản xuất axit dạ dày cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Ngoài ra, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết: Kẽm, selen, crom, vitamin B1 và B6, gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),... để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt và ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Cũng theo các chuyên gia về dinh dưỡng khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng. Bên cạnh đó, các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhấn mạnh về vai trò của kẽm sinh học; cha mẹ nên tìm hiểu và bổ sung kẽm cho trẻ đúng cách vào các mốc thời điểm thích hợp, tránh tình trạng thiếu kẽm làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Có thể nói hệ tiêu hóa của trẻ khá nhạy cảm, để bé phát triển toàn diện, các bậc phụ huynh cần quan tâm, tìm hiểu về hệ tiêu hóa của trẻ và chăm sóc con trẻ đúng cách sẽ hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh hoặc suy dinh dưỡng cho con. Nếu trẻ nhỏ gặp các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, cha mẹ không nên chủ quan hãy theo dõi cẩn thận và đưa con tới cơ sở y tế uy tín và gần nhất để thăm khám kịp thời.
Ngoài kẽm, cha mẹ cũng cần bổ sung cho trẻ các vitamin và khoáng chất quan trọng khác như lysine, crom, vitamin nhóm B,... giúp con ăn ngon, có hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt.
Để có thêm kiến thức về việc nuôi con và chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website https://vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi - Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong