Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long
Biếng ăn là tình trạng trẻ không ăn đủ khẩu phần ăn theo nhu cầu dẫn đến thiếu dưỡng chất, chậm tăng trưởng. Biếng ăn rất phổ biến ở trẻ em và xảy ra ở tất cả các lứa tuổi. Một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, giảm khẩu vị là do thiếu kẽm. Hãy cùng tìm hiểu cách bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn như thế nào thông qua bài viết dưới đây.
1. Dấu hiệu nhận biết trẻ biếng ăn
Thông thường các bậc cha mẹ có thể nhận biết trẻ biếng ăn thông qua các dấu hiệu:
- Thời gian ăn của trẻ kéo dài (ngậm thức ăn không chịu nuốt, ăn kéo dài hơn 30 phút).
- Số bữa ăn trong mỗi ngày và lượng thức ăn trong mỗi bữa ít hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.
- Né tránh một số loại thức ăn hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn.
- Thường xuyên bỏ ăn mà không có cảm giác đói.
- Chạy trốn khi tới bữa ăn, khi nghe tiếng dọn bàn.
- Nhìn thấy thức ăn có phản ứng khó chịu, buồn nôn.
- Toát mồ hôi nhiều khi ăn.
- Giả vờ bệnh hoặc kêu no để khỏi phải ăn.
- Quấy khóc, phun nhè thức ăn hay cố tình làm đổ thức ăn để khỏi phải ăn.
Khi bị biếng ăn, trẻ dễ gặp phải các vấn đề về sức khỏe như:
- Thường xuyên mệt mỏi, mất tập trung, hay buồn ngủ.
- Dễ bị nhiễm trùng, mắc các bệnh nhiễm khuẩn.
- Trẻ bị chậm phát triển về chiều cao và thể chất.
2. Mối liên hệ giữa kẽm với trẻ biếng ăn
Kẽm được xem là yếu tố vi khoáng quan trọng có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động chức năng của toàn bộ cơ thể con người. Kẽm tham gia trực tiếp vào thành phần cấu trúc hoặc là chất xúc tác cho 100 loại men và tiền men trong quá trình chuyển hóa. Tế bào trong cơ thể cũng cần có kẽm nhưng kẽm tập trung chủ yếu ở xương và cơ. Kẽm có vai trò tạo nên vị giác và khứu giác, mang lại cảm giác ngon miệng khi ăn, thúc đẩy khả năng hấp thu, tăng cường hệ miễn dịch...
Nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng thiếu kẽm ở trẻ em là chế độ ăn thiếu kẽm, khả năng hấp thu kẽm tại màng ruột kém, tình trạng thất thoát kẽm do bệnh lý. Nếu không kịp bổ sung kẽm cho trẻ em thì sẽ xảy ra tình trạng nồng độ kẽm trong máu và mô giảm, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nhiều loại tế bào và suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như:
- Các bệnh về da: viêm da, sạm da, da dày sừng, bong da (vảy cá).
- Ảnh hưởng đến tóc: Rụng tóc nhiều, đặc biệt ở phần chân tóc trước trán gây hói, sợi tóc mỏng, dễ gãy, giảm sắc tố.
- Ảnh hưởng lên móng: loạn dưỡng móng như mất bóng, nhăn, móng có vệt trắng, chậm mọc...
- Vấn đề về mắt: khô giác mạc, ngứa mắt, giảm tiết nước mắt.
- Bán niêm mạc: Môi khô tróc vảy, lở mép, dễ bị các áp-tơ trong niêm mạc miệng, viêm quanh âm hộ, hậu môn...
- Chậm tăng trưởng ở trẻ em hoặc thai nhi, suy dinh dưỡng nặng. Trẻ bị thiếu kẽm từ trong bụng mẹ có thể chào đời với tình trạng suy dinh dưỡng kết hợp với các biểu hiện tổn thương trên da, tóc, lông, móng.
3. Hướng dẫn bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn đúng cách
3.1. Bổ sung kẽm qua chế độ dinh dưỡng
Kẽm có nhiều trong các loại thực phẩm có nguồn gốc động vật như: thịt gia súc, gia cầm, hải sản (hàu, sò, cá, tôm, cua, lươn...). Thực phẩm có nguồn gốc thực vật thường chứa rất ít kẽm, ngoại trừ các loại hạt, đậu (đặc biệt là đậu nành).
Ngoài ra, để tối ưu hóa lượng chất kẽm cho trẻ em thì khẩu phần ăn nên tăng cường bổ sung thêm vitamin C và giảm bớt các thực phẩm giàu chất xơ, sắt, đồng.
Riêng với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn bổ sung kẽm giàu dinh dưỡng và dễ hấp thu nhất chính là cho trẻ dùng sữa mẹ. Ngoài ra, người mẹ nên tăng cường bổ sung kẽm cho trẻ em từ các loại thực phẩm giàu chất kẽm để đảm bảo lượng kẽm cần thiết cho cả mẹ và bé.
3.2. Bổ sung kẽm dưới dạng thuốc
Kẽm mang lại rất nhiều lợi ích, nhưng không có nghĩa bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn càng nhiều thì sẽ càng tốt. Kẽm chỉ an toàn nếu được bổ sung đúng liều khuyến cáo, tức 0,5-1,5mg kẽm nguyên tố/kg cân nặng/ngày đối với trẻ em.
Cha mẹ chú ý không tùy tiện bổ sung kẽm cho trẻ em (khi chưa có hướng dẫn của bác sĩ), đặc biệt là với liều lượng cao vì tình trạng thừa kẽm có thể dẫn tới các nguy cơ về rối loạn chuyển hóa và tăng trưởng cho trẻ.
Bổ sung kẽm cho trẻ biếng ăn là vấn đề các bậc phụ huynh nên quan tâm và thực hiện đúng cách. Tìm hiểu kỹ vấn đề trẻ gặp phải, cũng như có thông tin đầy đủ về các sản phẩm hỗ trợ sẽ giúp cha mẹ có được những lựa chọn hiệu quả, giúp trẻ phát triển toàn diện và khỏe mạnh hơn.
Tình trạng thiếu kẽm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa kẽm và các vi khoáng chất thiết yếu như Lysine, crom, selen, vitamin B1... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
>> Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thiếu kẽm gây bệnh gì? Khi nào nên bổ sung kẽm?, Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Vũ Quốc Ánh - Bác sĩ Nhi khoa - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Hãy thường xuyên truy cập website Vinmec.com và cập nhật những thông tin hữu ích để chăm sóc cho bé và cả gia đình nhé.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong