Một số thực phẩm cần được bảo quản trong tủ lạnh giúp làm chậm sự phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi ngon lâu hơn. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản hoặc trữ đông thực phẩm trong đúng cách. Mỗi một loại thực phẩm có những yêu cầu khác nhau khi trữ đông.
1. Thực phẩm nào nên giữ trong tủ lạnh?
- Đó là những sản phẩm được ghi nhãn “sử dụng trong ngày” và “bảo quản trong nhiệt độ lạnh”, chẳng hạn như sữa, thịt và các bữa ăn đã được chế biến sẵn.
- Sau khi nấu xong bạn có thể làm nguội thức ăn thừa (trong vòng 2 giờ), bảo quản chúng trong tủ lạnh và tiêu thụ trong vòng 2 ngày.
- Đừng đựng thức ăn vào một chiếc hộp bằng kim loại trong tủ lạnh vì món ăn có thể ám mùi kim loại.
- Bạn nên bảo quản thực phẩm theo như hướng dẫn sử dụng hoặc đặt thức ăn vào hộp đựng thức ăn và bao bọc thực phẩm lại trước khi đặt chúng vào trong tủ lạnh.
2. Bảo dưỡng tủ lạnh
Để tủ lạnh bền và giữ thực phẩm tốt, bạn nên giữ nhiệt độ tủ lạnh của bạn ở 5C hoặc thấp hơn.
Nếu tủ lạnh của bạn có thiết kế nhiệt độ kỹ thuật số có màn hình hiển thị, bạn có thể kiểm tra sự chính xác nhiệt độ bên trong tủ lạnh bằng cách đọc các thông số trên đồng hồ. Làm sạch và kiểm tra tủ lạnh của bạn thường xuyên sẽ đảm bảo rằng tủ lạnh của bạn hợp vệ sinh và hoạt động tốt.
3. Hãy lưu ý về hạn sử dụng thực phẩm
Mặc dù, tủ lạnh giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm, tuy nhiên thì không có thực phẩm nào có thể bảo quản mãi mãi.
Nếu thực phẩm ghi cụm từ "ngày sử dụng" tức là thực phẩm này cần phải được sử dụng sớm. Thực phẩm có thể ôi thiu, biến chất hoặc trở nên nguy hiểm nếu được tiêu thụ qua ngày này. Thực phẩm có thể trông tươi ngon và có mùi thơm ngay cả sau “ngày sử dụng" ghi trên bao bì. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là nó an toàn để ăn. Nó vẫn có thể chứa các mầm bệnh khiến bạn bị ngộ độc thực phẩm.
Cụm từ "tốt nhất nên sử dụng trước ngày" là dành cho thực phẩm có tuổi thọ dài hơn. Cụm từ này có nghĩa là trước ngày được ghi trên bao bì thì thực phẩm cho chất lượng và hương vị tốt nhất.
4. Bảo quản các loại thức ăn khoa học, an toàn
Đặt thức ăn trong hộp kín hoặc bảo quản thực phẩm trong túi cấp đông trước khi đặt vào tủ đông sẽ giúp cho thực phẩm không bị khô trong tủ đông do không khí lạnh.
4.1 Trữ đông trứng
Trứng cũng có thể được trữ đông lạnh. Có 2 cách để làm đông lạnh trứng:
- Đập trứng và tách lòng đỏ và lòng trắng, sau đó đổ vào hộp nhựa hoặc túi thực phẩm trước khi đặt vào tủ đông lạnh. Cách trữ đông này rất tiện cho việc nướng bánh.
- Đập trứng vào một hộp nhựa và đánh trứng tan lên trước khi đặt vào tủ đông lạnh – cách trữ đông này là tuyệt vời cho món trứng tráng và trứng bác.
Một quả trứng luộc có thể trữ trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng một vài ngày. Trứng luộc cũng có thể được trữ đông lạnh.
4.2 Bảo quản thịt và gia cầm
- Thịt nên được bảo quản an toàn trong tủ đông để ngăn chặn vi khuẩn phát triển và tránh ngộ độc thực phẩm.
- Bạn hãy đặt thịt và gia cầm trong các hộp kín rồi đặt tại ngăn trên cùng của tủ lạnh.
- Hãy tuân thủ bất kỳ hướng dẫn sử dụng nào ghi trên nhãn sản phẩm và không nên tiêu thụ thực phẩm đã quá hạn sử dụng.
- Không trữ thực sống cùng khu vực với đồ ăn chín và các thực phẩm ăn liền nói chung.
4.3 Cách cấp đông rã đông thịt và cá
Thịt và cá rất an toàn để trữ đông lạnh miễn là bạn:
- Rã đông thịt và cá thật kỹ trước khi nấu – khi bạn rã đông, nhiều chất lỏng sẽ chảy ra. Vì vậy, hãy đặt thịt vào một cái bát để ngăn vi khuẩn trong chất lỏng có thể di chuyển sang những thực phẩm khác.
- Thịt và cá nên được rã đông trong lò vi sóng nếu bạn định nấu ngay. Nếu bạn không cần nấu ngay thì bạn nên rã đông ở ngăn mát tủ lạnh để thực phẩm không bị giảm dinh dưỡng do quá trình thay đổi nhiệt độ quá đột ngột.
- Sử dụng các thực phẩm đó trong vòng 24h sau khi rã đông.
- Bạn có thể cấp đông thịt trong một thời gian dài tại tủ đông và nó vẫn an toàn để ăn, nhưng chất lượng thịt sẽ giảm vì vậy tốt nhất nên ăn nó trong vòng từ 3 đến 6 tháng.
4.4 Sử dụng thức ăn thừa
Đừng vứt đồ ăn thừa của bạn đi - chúng có thể là bữa trưa rất tuyệt của bạn ngày mai! Thực hiện theo các mẹo sau để tận dụng tối đa đồ ăn thừa:
- Thức ăn thừa được làm nguội càng nhanh càng tốt, lý tưởng trong vòng 2 giờ.
- Chia thức ăn thừa thành các khẩu phần nhỏ, sau đó làm lạnh hoặc cấp đông.
- Sử dụng thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 2 ngày
- Khi hâm nóng thức ăn, đảm bảo thức ăn được hâm nóng cho đến khi đạt đến nhiệt độ 70C trong 2 phút.
- Luôn rã đông thức ăn thừa được cấp đông bằng cách đặt chúng trong ngăn mát tủ lạnh hoặc trong lò vi sóng
- Thực phẩm nên được rã đông bằng cách hâm nóng hoặc làm lạnh một lần duy nhất, vì bạn càng làm lạnh và hâm nóng thức ăn nhiều lần thì nguy cơ ngộ độc thực phẩm sẽ cao.
- Thực phẩm nấu chín và đã được cấp đông, khi lấy ra khỏi tủ đông nên được hâm nóng và ăn trong vòng 24 giờ sau khi rã đông hoàn toàn.
- Thực phẩm được lưu trữ trong tủ đông, chẳng hạn như kem và món tráng miệng đông lạnh, không nên được làm động lại lần 2.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.