Kích ứng da là sự phản hồi các kích thích bên ngoài do làn da gây nên và có thể gây ra tác hại về thẩm mỹ và sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ cùng tìm hiểu sâu hơn về tình trạng kích ứng da và các yếu tố phổ biến làm kích thích dị ứng.
1. Dị ứng và kích ứng là gì?
Kích ứng da là tình trạng nhẹ với biểu hiện tại chỗ vùng da tiếp xúc với tác nhân và xảy ra trong thời gian ngắn từ vài giờ đến vài ngày. Triệu chứng thường gặp của kích ứng là cảm giác châm chích, nóng đỏ, sưng, khô da, bong tróc. Nguyên nhân chủ yếu của kích ứng là do các thành phần không an toàn có trong mỹ phẩm như acid, hương liệu nhân tạo, chất tạo màu. Sau khi ngưng tiếp cận với tác nhân gây bệnh thì những triệu chứng cũng dần biến mất và da sẽ dần hồi phục.
Dị ứng là tình trạng nặng nề và có thể biểu hiện trên khắp các bộ phận của cơ thể và kéo dài hàng tuần đến hàng tháng. Nguyên nhân do hệ miễn dịch phản ứng quá mức khi tiếp xúc với một chất nào đó làm hình các kháng thể gây ra phản ứng dị ứng. Biểu hiện của ban đầu cũng giống như kích ứng, hay nói cách khác thì dị ứng là phản ứng ở giai đoạn sau của kích ứng. Chúng trở nên nghiêm trọng hơn khi cơ thể xuất hiện những mảng mề đay, ngứa ngáy, phồng rộp và có thể lan đến khắp cơ thể. Sau đó những triệu chứng toàn thân xuất hiện như chóng mặt, khó ở buồn nôn. Đối với những người dị ứng da âm thầm thì các triệu chứng sẽ không rầm rộ mà sau một thời gian sẽ để lại hậu quả nặng nề như nám, sạm da, giãn các mao mạch, da bị bào mòn. Câu hỏi được đặt ra là hay bị dị ứng là bệnh gì? Rất có thể đó là biểu hiện của bệnh dị ứng mãn tính.
2. Các yếu tố phổ biến kích thích dị ứng
2.1. Hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức
Có rất nhiều thứ xung quanh chúng ta có thể gây dị ứng và tình trạng này xảy ra khi hệ miễn dịch hoạt động quá mức để tấn công những thứ thường là vô hại như phấn hoa, lông động vật hoặc thức ăn. Các phản ứng dị ứng có thể xảy ra từ nhẹ đến nặng và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Ở Mỹ, khoảng 30% tổng số người lớn và 40% trẻ em bị dị ứng.
2.2. Phấn hoa
Phấn hoa có nguồn gốc từ thực vật như cỏ, cây và cỏ dại và có thể gây ra bệnh dị ứng theo mùa. Bạn có thể hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi và chảy nước mắt. Điều trị các bệnh này bằng các sản phẩm thuốc không kê đơn hoặc kê đơn. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ở trong nhà vào những ngày có gió khi lượng phấn hoa nhiều và đóng kín cửa sổ.
2.3. Thú cưng
Có thể nhiều người yêu thích thú cưng vẫn chưa biết rằng protein trong nước bọt của chúng hoặc tuyến dầu trên da cũng có gây ra những phản ứng dị ứng. Do đó, hãy tạo ra một nơi ở riêng cho chúng và đảm bảo rằng phòng ngủ của bạn không có vật nuôi vào. Ngoài ra, nên tắm cho chúng thường xuyên và lắp đặt bộ lọc HEPA cũng có thể hữu ích.
2.4. Con mạt
Những con bọ tí hon này thường sống trong giường, đệm, vải bọc, thảm và rèm cửa. Chúng sống được nhờ ăn các tế bào da chết của người và vật nuôi, cũng như phấn hoa, vi khuẩn và nấm và phát triển mạnh ở độ ẩm cao. Để giảm thiểu các vấn đề, hãy sử dụng gối không gây dị ứng, bọc nệm, gối và lò xo hộp, và giặt ga trải giường hàng tuần bằng nước nóng. Giữ cho ngôi nhà không có các vật dụng giữ bụi như thú nhồi bông, rèm cửa và thảm.
2.5. Côn trùng đốt
Những vết thương do côn trùng có thể gây sưng tấy và mẩn đỏ có thể kéo dài một tuần hoặc hơn. Kèm theo đó là có thể cảm thấy đau bụng, mệt mỏi và sốt nhẹ. Một số trường hợp quá mẫn cảm thì vết cắn của côn trùng gây ra phản ứng phản vệ có thể đe dọa đến tính mạng. Khi xuất hiện các triệu chứng phản vệ, bạn sẽ cần dùng thuốc epinephrine ngay lập tức.
2.6. Nấm mốc
Nấm mốc cần độ ẩm để phát triển do đó có thể tìm thấy nó ở những nơi ẩm ướt như tầng hầm hoặc phòng tắm, cũng như trong cỏ. Việc hít phải bào tử nấm mốc có thể gây ra phản ứng dị ứng, nên tránh các hoạt động có thể gây ra các triệu chứng, chẳng hạn như cắt cỏ hay quét dọn.
2.7. Thức ăn
Một số thức ăn như sữa, động vật có vỏ, trứng và các loại hạt là một trong những thực phẩm phổ biến nhất gây dị ứng. Các nhóm khác bao gồm lúa mì, đậu nành và cá. Các triệu chứng có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi ăn phải gồm khó thở và nổi mề đay, nôn mửa, tiêu chảy và sưng tấy quanh miệng. Khi bắt đầu xuất hiện các triệu chứng thì cần liên hệ đến các cơ sở y tế ngay. Vì vậy, hãy gọi ngay cho cấp cứu và sử dụng bút tiêm epinepherine nếu bạn được kê đơn.
2.8. Cao su
Cao su là thành phần cấu tạo nên nhiều loại vật dụng khác nhau như găng tay, bao cao su và thiết bị y tế dùng một lần. Các phản ứng có thể diễn ra từ ngứa, đỏ da đến sốc phản vệ kèm theo khó thở. Các triệu chứng bao gồm ban đỏ, nổi mề đay, kích ứng mắt, chảy nước mũi hoặc ngứa mũi, hắt hơi và thở khò khè. Nếu bạn bị dị ứng, hãy đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế và mang theo bộ epinephrine nếu bạn được kê đơn.
2.9. Thuốc kháng sinh
Hai loại thuốc điển hình như penicillin, aspirin và các loại thuốc khác có thể gây phát ban, ngứa mắt, nghẹt mũi và sưng tấy ở mặt, miệng và cổ họng của bạn. Nếu đã có tiền sử dị ứng thuốc thì tốt nhất là không nên dùng và nên thảo luận với bác sĩ để lên kế hoạch cho phương pháp điều trị khác.
Trên đây là các yếu tố kích thích dị ứng thường gặp. Do đó khi đã có tiền sử dị ứng thì cần cố gắng tránh các tác nhân đã biết và ghi chép lại cẩn thận nguyên nhân để khi các triệu chứng xảy ra sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân và chẩn đoán chính xác.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd