Các xét nghiệm thông thường cho trẻ sơ sinh trong khoa chăm sóc đặc biệt

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Cao Thị Thanh - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng. Bác sĩ Thanh đã có thời gian công tác 25 năm trong điều trị các bệnh lý Nhi sơ sinh.

Kiểm tra sức khỏe trẻ sinh non bằng các xét nghiệm đóng vai trò rất quan trọng. Những xét nghiệm này giúp xác định vấn đề của bé đang gặp phải và nên thực hiện điều trị như thế nào, xác định hiệu quả điều trị ra sao.

1. Xét nghiệm máu

Đây là một trong những chỉ định thường xuyên nhất được thực hiện tại khoa Chăm sóc nhi sơ sinh (NICU). Xét nghiệm máu cung cấp nhiều thông tin quan trọng về tình trạng của trẻ sơ sinh và cảnh báo cho các bác sĩ về các vấn đề tiềm ẩn trước khi tình trạng của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn. Mục đích thực hiện xét nghiệm máu ở trẻ sơ sinh là để:

  • Kiểm tra xem trẻ có bị thiếu máu hoặc mức độ bilirubin của trẻ quá cao hay không. Bilirubin hình thành khi các tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Vàng da xuất hiện khi gan không thể loại bỏ bilirubin khỏi máu.
  • Kiểm tra xem trẻ có bị lượng đường trong máu thấp (hạ đường huyết), mất cân bằng muối hoặc nước, hoặc nhu cầu dinh dưỡng (chẳng hạn như các vấn đề về protein hoặc chức năng gan và thận). Tất cả đều có thể gây ra vấn đề nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
  • Xác định trẻ có bị nhiễm trùng hay không và nên dùng loại kháng sinh nào phù hợp để điều trị.
  • Đo nồng độ khí trong máu (oxy và carbon dioxide). Nếu trẻ bị ốm nặng, trẻ có thể cần xét nghiệm máu vài lần một giờ để theo dõi các mức độ khí này trong máu. Loại xét nghiệm máu này có thể được thực hiện trên mẫu máu được lấy từ động mạch vì động mạch mang oxy đến tất cả các bộ phận của cơ thể. Mẫu máu cũng có thể được lấy từ động mạch ở cổ tay hoặc bàn chân, hoặc qua ống thông rốn nếu trẻ sơ sinh có ống thông tại chỗ.

Trẻ sơ sinh có thể được xét nghiệm máu để kiểm tra khí máu ngay sau khi nhập viện NICU để xem liệu bé có cần thêm oxy hoặc thở máy hay không. Xét nghiệm này được lặp lại thường xuyên để xem liệu trẻ có được cung cấp đủ oxy hay không hoặc nếu không, thì mức độ cần được điều chỉnh là bao nhiêu.

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh

Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh còn được gọi là xét nghiệm PKU hoặc NBS, phương pháp này được thực hiện bằng cách đâm vào gót chân của trẻ sơ sinh để lấy một vài giọt máu đặt trên giấy lọc. Kỹ thuật này kiểm tra trẻ sơ sinh về các rối loạn di truyền nghiêm trọng. Với các công nghệ mới ngày này đã có thể kiểm tra nhiều rối loạn cùng một lúc.


Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh kiểm tra trẻ sơ sinh về các rối loạn di truyền nghiêm trọng
Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh kiểm tra trẻ sơ sinh về các rối loạn di truyền nghiêm trọng

2. Kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh

Chụp cắt lớp vi tính (CAT hoặc CT scan)

Chụp CT là một hình thức hình ảnh tiên tiến thường có thể tạo ra hình ảnh mô trong cơ thể có độ chính xác cao hơn so với chụp X-quang hoặc siêu âm. Kỹ thuật này tập trung một chùm năng lượng vào mô mà bác sĩ muốn kiểm tra và sử dụng máy tính để tạo ra hình ảnh hai chiều. Trẻ sơ sinh sẽ cần được đưa đến khoa X quang và có thể được dùng thuốc an thần (để bé không cử động) trong quá trình thực hiện kỹ thuật chẩn đoán này.

Siêu âm tim

Đây là một hình thức siêu âm chuyên biệt được sử dụng để kiểm tra các vấn đề ở tim. Kỹ thuật này có thể phát hiện các vấn đề về cấu trúc (khuyết tật tim) và các vấn đề về cách thức hoạt động của tim.

Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Cũng giống như chụp CT, kỹ thuật MRI có thể tạo ra hình ảnh rất chi tiết về cơ quan/bộ phận của cơ thể mà có thể khó nhìn thấy trên X-quang hoặc siêu âm. Tuy nhiên, MRI cho hình ảnh chi tiết hơn chụp CT do sử dụng nam châm mạnh và máy tính để tạo ra hình ảnh.

Kỹ thuật này không đau và an toàn cho trẻ sơ sinh do không sử dụng tia X. Trẻ sơ sinh sẽ được chuyển đến khoa X quang để làm kỹ thuật chẩn đoán này và có thể phải dùng thuốc an thần.


Khi thực hiện kỹ thuật này, trẻ có thể phải dùng thuốc an thần
Khi thực hiện kỹ thuật này, trẻ có thể phải dùng thuốc an thần

Siêu âm

Siêu âm được sử dụng để chụp các hình ảnh về các cơ quan của trẻ bằng sóng âm thanh và không phải tia X. Một thiết bị cầm tay nhỏ được gọi là đầu dò được đặt trên trên khu vực mà bác sĩ muốn khám.

Kỹ thuật siêu âm không đau và được thực hiện tại lồng ấp của trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, kỹ thuật này thường được thực hiện để xác định xem trẻ có bị chảy máu não hay không. Siêu âm đầu (head sonogram) là kỹ thuật chẩn đoán thường quy để kiểm tra và đánh giá tình trạng chảy máu trong não.

Chụp X-quang

Chụp X-quang cung cấp hình ảnh về phổi và các cơ quan nội tạng khác của trẻ. Những hình ảnh này giúp bác sĩ lập kế hoạch điều trị và theo dõi sự tiến triển của trẻ.

Nếu trẻ có vấn đề về hô hấp nghiêm trọng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện chụp X-quang phổi mỗi ngày. Trẻ sẽ tiếp xúc với một ít bức xạ từ những tia X này, nhưng lượng bức xạ rất thấp nên không ảnh hưởng đến sức khỏe của bé ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai.

Trẻ sơ sinh cũng không cần phải chuyển đến khoa X quang để làm thực hiện kỹ thuật này, thay vào đó, trẻ sẽ được chụp x-quang ngay tại lồng ấp.

Kiểm tra nghe

Trẻ sinh non và trẻ bị bệnh khác có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác. Trước khi con bạn về nhà, bé có thể sẽ có một loại bài kiểm tra thính giác được gọi là "bài kiểm tra phản ứng kích thích thính giác thân não".

Một chiếc tai nghe nhỏ sẽ được đặt vào tai để truyền âm thanh. Các cảm biến nhỏ được gắn vào đầu của trẻ sẽ chuyển tiếp thông tin đến một máy đo hoạt động điện trong não của trẻ để phản ứng với âm thanh.

Bác sĩ của con bạn sẽ thảo luận về kết quả kiểm tra thính giác với bạn, bao gồm cả việc liệu có cần thiết phải chăm sóc theo dõi hay không. Nếu em bé của bạn phản ứng bình thường, có lẽ bé có thính giác bình thường. Điều quan trọng là phải phát hiện sớm các vấn đề về thính giác để ngăn ngừa các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ.

3. Các xét nghiệm khác khám cho trẻ sinh non

Kiểm tra thính lực

Trẻ sinh non và trẻ bị bệnh khác có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề về thính giác. Trước khi trẻ được về nhà, bé có thể sẽ cần thực hiện kiểm tra thính giác được gọi là "xét nghiệm đánh giá phản ứng kích thích thính giác của thân não" (brainstem auditory evoked response test).

Một chiếc tai nghe nhỏ sẽ được đặt vào tai để truyền âm thanh. Các cảm biến nhỏ được gắn vào đầu của trẻ sẽ chuyển tiếp thông tin đến một máy đo hoạt động điện trong não của trẻ về cách nào phản ứng với âm thanh.

Bác sĩ sẽ thảo luận về kết quả kiểm tra thính giác với phụ huynh, bao gồm cả việc liệu có cần thiết phải chăm sóc theo dõi hay không. Nếu kết quả cho thấy phản ứng bình thường, có lẽ trẻ có thính giác bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ mẹ vẫn cần theo dõi để sớm phát hiện các vấn đề về thính giác để ngăn ngừa các vấn đề về lời nói và ngôn ngữ sau này.

Bệnh võng mạc trẻ sinh non (Retinopathy of prematurity - ROP)

Những em bé được sinh ra vào hoặc trước 30 tuần tuổi thai hoặc cân nặng dưới 1.500 gram thường phải thực hiện xét nghiệm để phát hiện bệnh lý bệnh võng mạc trẻ sinh non.

Bác sĩ nhãn khoa nhi sẽ kiểm tra mắt của trẻ bằng một ống soi đặc biệt (kính soi mắt). Trước khi khám, bác sĩ sẽ nhỏ thuốc vào mắt trẻ để bác sĩ có thể nhìn thấy võng mạc của em và xác định xem các mạch máu có phát triển bình thường hay không.

Nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của ROP, bác sĩ sẽ bắt đầu lập phác đồ điều trị cần thiết phải thực hiện cho trẻ.

Xét nghiệm nước tiểu

Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều về tình trạng tổng thể của trẻ. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp xác định xem thận hoạt động tốt như thế nào và liệu trẻ có bị nhiễm trùng hay không.


Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều về tình trạng tổng thể của trẻ
Giống như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu có thể cho biết rất nhiều về tình trạng tổng thể của trẻ

Kiểm tra cân nặng

Trẻ được cân ngay sau khi sinh, sau đó ít nhất một lần một ngày trẻ sẽ được cân lại khi trẻ đang ở trong NICU. Đừng lo lắng nếu trẻ bị giảm cân trong những ngày hoặc tuần đầu tiên sau khi sinh. Điều này là bình thường, đặc biệt là đối với cân nặng trẻ sơ sinh rất nhỏ. Khi một đứa trẻ sinh non bắt đầu tăng cân với tốc độ ổn định, đó là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang phát triển tốt.

Điều trị và chăm sóc sức khỏe trẻ sinh non là một trong những kỹ thuật vô cùng phức tạp, nguy cơ rủi ro cao.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe