Các vấn đề khi ăn dặm

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Hồ Anh Thư - Bác sĩ Nhi sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo rằng ăn dặm nên được giới thiệu khi trẻ được 6 tháng tuổi. Bài viết này sẽ xem xét thời điểm và cách bắt đầu cho trẻ ăn dặm, bao gồm một số thực phẩm nên tránh trong thời gian ăn dặm.

1. Khi nào trẻ bắt đầu ăn dặm?

Thời gian tốt nhất để bắt đầu ăn dặm không chỉ phụ thuộc vào độ tuổi của con bạn, mà còn phụ thuộc khả năng ngồi của trẻ, khả năng giữ cổ và những mốc phát triển khác. Những hướng dẫn này áp dụng cho tất cả trẻ, bao gồm cả những trẻ chậm phát triển kỹ năng vận động thô. Nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi trẻ có các kỹ năng:

  • Trẻ có thể ngồi vững cần ít sự trợ giúp.
  • Kiểm soát tốt đầu và cổ, có thể giữ thẳng đầu.
  • Rướn người về phía trước và mở miệng về phía thức ăn; ngả người ra sau và quay lưng lại khi không quan tâm đến thức ăn hoặc không đói.
  • Từ 8 đến 10 tháng, trẻ bắt đầu có kỹ năng cần thiết để ăn thức ăn dạng ngón tay một cách độc lập (có thể ngồi vững, cầm và nhả thức ăn, nhai thức ăn).
  • Đến 12 tháng, kỹ năng vận động tinh được cải thiện, ví dụ trẻ có thể nắm các thức ăn bằng hai ngón tay.

Thời gian tốt nhất để bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thời gian tốt nhất để bắt đầu ăn dặm phụ thuộc vào nhiều yếu tố

2. Tại sao lại có mốc 6 tháng để bắt đầu cho trẻ ăn dặm?

Cho trẻ ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi không có ích và có thể gây hại. Các lý do mà các nhóm chuyên gia khuyên bạn nên trì hoãn việc cho trẻ ăn dặm trong thời gian này bao gồm:

  • Cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi có thể cản trở khả năng hấp thụ đủ calo hoặc chất dinh dưỡng.
  • Một số trẻ nhỏ hơn 6 tháng tuổi không có sự phối hợp nhịp nhàng và hoặc kỹ năng để nuốt thức ăn an toàn, có thể dẫn đến ngạt thở (hít phải thức ăn/chất lỏng vào phổi).
  • Trẻ nhỏ có phản ứng lè lưỡi khi cho ăn (gọi là phản xạ đẩy) khiến trẻ nâng lưỡi và đẩy bất kỳ vật gì đặt giữa môi. Phản xạ này thường biến mất trong khoảng thời gian từ 4 đến 5 tháng tuổi. Cố gắng đút thìa cho trẻ vẫn còn phản xạ đẩy có thể là điều khó chịu và bực bội đối với cả bạn và bé.
  • Khi được 4 tháng tuổi, hầu hết trẻ đều tăng gấp đôi trọng lượng sơ sinh. Khi trẻ sơ sinh của bạn đã tăng gấp đôi trọng lượng lúc sinh và nặng ít nhất 5,9 kg, bạn có thể cần bắt đầu bổ sung chế độ ăn lỏng của trẻ bằng các loại thực phẩm bổ sung để hỗ trợ tăng trưởng và thỏa mãn cơn đói.
  • Trẻ không được ăn dặm sau 6 tháng tuổi có thể dẫn đến giảm tăng trưởng có thể không đủ lượng calo chỉ từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Ngoài ra, trì hoãn quá 6 tháng có thể dẫn đến việc bạn không muốn thử ăn dặm.

Trẻ không được ăn dặm sau 6 tháng tuổi có thể dẫn đến giảm tăng trưởng
Trẻ không được ăn dặm sau 6 tháng tuổi có thể dẫn đến giảm tăng trưởng

3. Những điều thận trọng khi cho trẻ ăn dặm

3.1. Thực phẩm cần tránh

Một số loại thực phẩm không nên cho trẻ dưới 12 tháng ăn, bao gồm sữa bò nguyên chất (sữa tươi thanh trùng hoặc tiệt trùng; thức ăn cứng, tròn có thể gây hóc hoặc sặc (ví dụ: Các loại hạt, nho, cà rốt sống, hoặc kẹo); và mật ong.

Sữa tươi không được khuyến cáo vì không chứa đầy đủ chất sắt. Mật ong không được khuyến khích do có nguy cơ tiếp xúc với độc tố vi khuẩn có hại (ngộ độc botulism).

3.2. Trẻ có thể bị dị ứng thực phẩm trong quá trình ăn dặm

Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây ra dị ứng. Tuy nhiên, nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng với thực phẩm được giới thiệu lần đầu, bạn có thể giới thiệu từ từ thức ăn cho trẻ. Không nên cho trẻ trước 12 tháng tuổi uống sữa bò nguyên chất (sữa tươi), nhưng có thể cho trẻ ăn sữa chua và phô mai trước 12 tháng.

Phản ứng dị ứng có thể xảy ra trong lần đầu tiên trẻ ăn một loại thực phẩm cụ thể. Các triệu chứng phổ biến nhất của phản ứng dị ứng ở trẻ là nổi mề đay hoặc nôn ói. Nên cho trẻ có nguy cơ cao ăn thức ăn dễ gây dị ứng theo cách sau:

  • Trẻ có thể được nếm thử một trong những loại thực phẩm này ở nhà, thay vì ở nhà trẻ hoặc ở nhà hàng.
  • Nếu không có phản ứng rõ ràng, thức ăn có thể được đưa vào với lượng tăng dần.
  • Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ khi con bạn có các dấu hiệu của phản ứng dị ứng sau khi ăn thực phẩm hoặc mắc bệnh chàm từ trung bình đến nặng khó kiểm soát.

Ăn dặm được coi là “một mốc trưởng thành” đầu tiên của con, đây là giai đoạn bé tập chuyển dần từ việc ăn bằng sữa mẹ, sữa công thức sang ăn bổ sung thêm các thực phẩm phong phú và đa dạng hơn. Theo một số nghiên cứu gần đây, các chuyên gia khuyến cáo nên cho trẻ ăn dặm ngay từ tháng thứ 4 kèm theo đó là tăng dần độ đặc của thức ăn. Tuy nhiên, cũng việc cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 4 cũng tùy thuộc vào thể trạng và sự phát triển của mỗi trẻ. Các bà mẹ cũng nên tự chế biến các món ăn khác để thay đổi khẩu vị, khiến bé dễ ăn hơn, thay vì ăn những món ăn truyền thống.


Nên cho trẻ ăn dặm ngay từ tháng thứ 4 kèm theo đó là tăng dần độ đặc của thức ăn
Nên cho trẻ ăn dặm ngay từ tháng thứ 4 kèm theo đó là tăng dần độ đặc của thức ăn

Để con phát triển một cách toàn diện, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng. Cha mẹ có thể đồng thời áp dụng việc bổ sung chất qua đường ăn uống và các thực phẩm chức năng có nguồn gốc từ tự nhiên để bé dễ hấp thụ. Hãy đồng hành cùng con trong suốt quá trình phát triển và thường xuyên truy cập website vinmec.com để cập nhật những thông tin chăm sóc cho bé hữu ích nhé.

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe