Một trong những triệu chứng do Covid-19 gây ra là ho, đờm. Để điều trị triệu chứng này có chế phẩm thuốc Haterpin có chứa thành phần hoạt chất chính là Terpin hydrate hỗ trợ điều trị ho và long đờm.
1. Thuốc Haterpin là thuốc gì?
Haterpin được bào chế dạng viên bao đường, chứa thành phần hoạt chất chính là Terpin hydrat hàm lượng 50mg và Sodium benzoate hàm lượng 100mg. Hoạt chất Terpin hydrat có tác dụng long đờm, thường được sử dụng để làm lỏng chất nhầy và giảm tắc nghẽn bằng cơ chế phản xạ chính là phản xạ ho để loại bỏ chúng ở những bệnh nhân bị viêm phế quản cấp tính hoặc mãn tính và các tình trạng phổi liên quan.
Terpin hydrat có nguồn gốc từ các nguồn như nhựa thông, oregano, cỏ xạ hương và bạch đàn. Nó phổ biến ở Hoa Kỳ từ cuối thế kỷ XIX, nhưng đã bị loại bỏ khỏi các loại thuốc bán trên thị trường vào những năm 1990 sau khi FDA tuyên bố rằng "dựa trên bằng chứng hiện có, không có đủ dữ liệu để thiết lập sự công nhận chung về tính an toàn và hiệu quả của những thành phần này" .
Thuốc Haterpin được bán cho bệnh nhân dưới dạng thuốc kê đơn.
Về dược lực học:
- Terpin hydrate có tác dụng tạo điều kiện loại bỏ chất nhầy ra khỏi đường hô hấp. Ngăn chặn việc tăng sản xuất và tiết quá nhiều chất nhầy do nhiễm vi khuẩn hoặc virus ở đường thở, hen suyễn hoặc viêm phế quản mãn tính.
- Terpin hydrat làm thay đổi độ đặc của chất nhầy và giúp ho nhiều hơn.
Về dược động học:
Dược động học của thuốc Haterpin bao gồm quá trình của thuốc khi được đưa vào đến khi bị đào thải ra ngoài.
- Khả năng hấp thu: sau khi uống thuốc Haterpin được hấp thu nhanh chủ yếu qua đường tiêu hóa. Sinh khả dụng tương đối cao (85%). Khi sử dụng với thức ăn và nước chứa đường thì tốc độ hấp thu thuốc giảm dần.
- Phân bố: Thể tích phân bố thuốc Haterpin khá nhỏ.
- Chuyển hóa: thành dạng dược lý hoạt động.
- Thải trừ: Thuốc được lọc ở cầu thận, bài tiết ở ống thận và thải trừ qua nước tiểu.Theo thống kê 97% liều natri benzoat được bài xuất trong nước tiểu ở dưới dạng acid hippuric. Thời gian bán thải trung bình 8 giờ, tùy vào từng bệnh nhân.
2. Thuốc Haterpin có tác dụng gì?
Công dụng thuốc Haterpin là giảm ho và long đờm được chỉ định trong các trường hợp sau đây: Viêm phế quản cấp và mãn tính, viêm phổi, giãn phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bệnh truyền nhiễm và viêm nhiễm đường hô hấp trên.
Thuốc Haterpin được chống chỉ định trong các trường hợp sau đây:
- Quá mẫn.
- Phụ nữ có thai.
- Phụ nữ cho con bú.
- Người bệnh hen suyễn, hen phế quản nặng, COPD.
- Trẻ em <30 tháng tuổi, tiền sử sốt co giật, động kinh.
3. Liều dùng và cách dùng của thuốc Haterpin
3.1. Liều dùng
- Người lớn: 1-2 viên x 2-3 lần/ngày.
- Trẻ em >30 tháng tuổi: 1 viên/ngày, chia đều 1 - 2 lần/ngày.
- Lưu ý: Haterpin là thuốc kê đơn nên liều phụ thuộc vào bác sĩ điều trị tình trạng bệnh, tuổi và khả năng miễn dịch để có thể điều chỉnh liều phù hợp với từng bệnh nhân.
3.2. Cách dùng
Thuốc Haterpin được dùng bằng đường uống. Người bệnh nên uống với lượng nước khoảng 200ml, có thể gây nguy hiểm cho người dùng nếu uống quá ít nước.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy sử dụng thuốc Haterpin sau bữa ăn từ 1 đến 2 giờ. Vì đường trong thức ăn và đồ uống làm thuốc giảm tác dụng.
4. Tác dụng phụ của thuốc Haterpin
- Tiêu hóa rối loạn: buồn nôn, nôn, táo bón.
- Chóng mặt.
- Cảm giác buồn ngủ, ngủ gà.
- Rối loạn sự phối hợp hoạt động, trầm cảm.
- Phản ứng dị ứng: da, sưng mặt, sưng họng...
Người cần ngưng sử dụng thuốc khi gặp các phản ứng dị ứng và đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám, có hướng xử lý kịp thời.
5. Các tương tác thuốc có thể xảy ra khi phối hợp Haterpin với thuốc khác
- Khi phối hợp với atropin, người bệnh có thể gặp phải tình trạng tăng kali máu, bệnh về cơ năng. Tác dụng ức chế angiotensin 2 dẫn đến làm giảm aldosteron máu và kết quả là giữ kali. Khuyến cáo tránh phối hợp 2 thuốc này vì có thể gây rối loạn dẫn truyền tim đặc biệt đối với người suy thận suy tim nặng, người cao tuổi và trẻ em.
- Morphin, các chất ức chế thần kinh trung ương làm tăng tác dụng suy hô hấp.
- Các thuốc chống trầm cảm: fluoxetine, amitriptyline... sẽ làm tăng tác dụng trầm cảm.
- Thuốc an thần: diazepam...
- Các tương tác thuốc xảy ra có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy cần tránh các tương tác thuốc để có hiệu quả điều trị tốt nhất cho bệnh nhân và hạn chế tác dụng phụ.
6. Cách xử trí khi quên liều hay trường hợp quá liều
6.1. Khi quên liều
- Uống ngay khi nhớ ra đã quên liều. Nếu khi nhớ ra gần với thời điểm dùng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục uống liều kế như chỉ định.
- Tuyệt đối không bù bằng cách gấp đôi liều đã quên.
6.2. Khi quá liều
Người bệnh có thể gặp phải một số dấu hiệu như: lờ mờ, đờ đẫn, suy hô hấp, hôn mê, da lạnh và ẩm, nhiệt độ cơ thể giảm nhanh, mạch chậm, hạ huyết áp. Khi đó, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện để có biện pháp xử lý kịp thời như:
- Phục hồi khả năng hô hấp bằng cách cung cấp
- Dùng dưỡng khí và hô hấp có kiểm soát bằng những phương tiện hỗ trợ để phục hồi khả năng hô hấp.
- Trường hợp nặng thì giải độc bằng Naloxon tiêm tĩnh mạch.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.