Đa số người bệnh loét dạ dày sẽ cảm thấy đau rát hoặc khó chịu giữa rốn và xương ức. Cảm giác này đặc biệt rõ ràng khi bụng đói. Cơn đau có thể ngừng khi bạn ăn hoặc uống thuốc kháng axit, nhưng sau đó lại tái phát và kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ.
1. Loét dạ dày là gì?
Loét dạ dày tá tràng chỉ tình trạng vết loét hở xuất hiện ở niêm mạc dạ dày hoặc phần trên của ruột non. Nguyên nhân là do axit trong dạ dày ăn mòn lớp chất nhầy bảo vệ đường tiêu hóa. Người bệnh có thể không gặp triệu chứng, hoặc ngược lại là cảm thấy rất khó chịu hoặc đau rát. Loét dạ dày có nguy cơ dẫn đến chảy máu trong khi đó người bệnh cần phải đến bệnh viện truyền máu.
Có hai loại bệnh loét dạ dày tá tràng:
- Loét dạ dày: Vết loét xuất hiện trên niêm mạc dạ dày
- Loét tá tràng: Vết loét xuất hiện ở phần trên cùng của ruột non cơ quan tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
Loét dạ dày có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, nhưng nguy cơ sẽ tăng lên khi bạn già đi, đặc biệt là người có hút thuốc, uống rượu, thường xuyên ăn đồ cay nóng hoặc bị căng thẳng (stress).
2. Các triệu chứng của vết loét ở dạ dày
Các triệu chứng của loét dạ dày thường bao gồm:
- Đau rát vùng bụng trên, đặc biệt là giữa các bữa ăn và vào buổi sáng sớm (khi đói), hoặc sau khi uống nước cam (nước có vị chua), cà phê hoặc rượu, dùng aspirin. Cơn khó chịu sẽ thuyên giảm sau khi dùng thuốc kháng axit.
- Phân có màu đen hoặc có máu
- Trướng bụng, đầy hơi
- Ợ nóng, ợ chua
- Buồn nôn hoặc nôn mửa
- Ăn nhanh no.
Cơn đau do loét dạ dày có thể xuất hiện rồi tự biến mất trong nhiều ngày hoặc nhiều tuần. Các vết loét nhỏ có thể không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Nhưng nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào kể trên, hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám. Đặc biệt, người bệnh cần đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt trong những trường hợp sau:
- Bạn đã được chẩn đoán bị loét dạ dày và bắt đầu có các triệu chứng thiếu máu, chẳng hạn như chóng mặt, suy nhược, mệt mỏi và da nhợt nhạt. Đây là những dấu hiệu cho thấy vết loét có thể bị chảy máu, hay còn gọi là xuất huyết bao tử.
- Các triệu chứng loét dạ dày xuất hiện kèm đau lưng dữ dội. Đây là dấu hiệu cho thấy vết loét có thể đang làm thủng thành dạ dày.
- Các triệu chứng loét dạ dày xuất hiện kèm nôn ra máu hoặc chất giống như bã cà phê, hoặc đi ngoài ra phân có màu đỏ sẫm, có máu hoặc màu đen, hoặc phân giống như thạch nho. Đây là những dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị chảy máu bên trong (xuất huyết nội), cần gọi số cấp cứu ngay lập tức.
- Người bị loét dạ dày bỗng nhiên cảm thấy lạnh và yếu ớt hoặc bị ngất xỉu. Đây có thể là triệu chứng bị sốc vì mất máu nhiều, cần gọi số cấp cứu ngay lập tức.
3. Chẩn đoán và điều trị chứng loét dạ dày
3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, các loại thuốc đang dùng (bao gồm NSAIDs) và tiền sử bệnh. Bạn cũng sẽ được kiểm tra xem có bị đầy hơi và đau bụng hay không.
Cách duy nhất để bác sĩ biết chắc chắn bạn có bị loét ở dạ dày hay không là xét nghiệm bằng tia X hoặc nội soi. Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng và mềm dẻo qua cổ họng, sau đó tiến vào dạ dày và ruột non của bạn. Đầu ống này có gắn camera nhỏ để bác sĩ có thể quan sát các vết loét. Đôi khi bác sĩ cũng lấy một mẫu nhỏ lớp lót bao tử của bạn để xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày). Ngoài ra, các xét nghiệm máu, hơi thở và mẫu phân cũng có thể sàng lọc vi khuẩn.
3.1. Chẩn đoán
Để chẩn đoán loét dạ dày, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải, các loại thuốc đang dùng (bao gồm NSAIDs) và tiền sử bệnh. Bạn cũng sẽ được kiểm tra xem có bị đầy hơi và đau bụng hay không.
Cách duy nhất để bác sĩ biết chắc chắn bạn có bị loét ở dạ dày hay không là xét nghiệm bằng tia X hoặc nội soi. Cụ thể, bác sĩ sẽ đưa một ống mỏng và mềm dẻo qua cổ họng, sau đó tiến vào dạ dày và ruột non của bạn. Đầu ống này có gắn camera nhỏ để bác sĩ có thể quan sát các vết loét. Đôi khi bác sĩ cũng lấy một mẫu nhỏ lớp lót bao tử của bạn để xét nghiệm tìm vi khuẩn Helicobacter pylori (nguyên nhân phổ biến gây loét dạ dày). Ngoài ra, các xét nghiệm máu, hơi thở và mẫu phân cũng có thể sàng lọc vi khuẩn.
3.2. Điều trị
Một số vết loét dạ dày tá tràng có khả năng tự lành. Nhưng nếu bạn không điều trị, các vết loét có xu hướng tái phát trở lại.
Vết loét có thể ăn mòn thành mạch máu trong dạ dày hoặc ruột non của bạn, cũng như ăn một lỗ xuyên qua lớp niêm mạc và gây nhiễm trùng. Đôi khi những vết loét này còn gây sưng tấy, khiến thức ăn không thể di chuyển từ dạ dày vào ruột non.
Nếu vi khuẩn H. pylori là nguyên nhân gây loét dạ dày, bác sĩ có thể kê đơn kết hợp nhiều loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn này. Nếu nguyên nhân gây ra vết loét là aspirin và các thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs), bạn sẽ cần phải cắt giảm hoặc ngừng hoàn toàn dùng những thuốc này và chuyển sang một loại thuốc giảm đau khác.
Bác sĩ cũng có thể kê đơn thuốc kháng axit để chống lại axit trong dạ dày hoặc kê đơn thuốc để làm giảm axit mà cơ thể tạo ra. Đây là những tác nhân bảo vệ tế bào, giúp vết loét ở niêm mạc dạ dày hoặc ruột non có thể lành lại.
Cuối cùng, người bệnh cần tránh hút thuốc lá và uống rượu để hạn chế nguy cơ bị loét bao tử. Mặc dù căng thẳng và ăn nhiều đồ cay không trực tiếp gây loét dạ dày, nhưng có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng và khó điều trị hơn. Vì vậy bạn cũng cần hạn chế những yếu tố nguy cơ này.
Thăm khám ngay khi có những dấu hiệu bất thường hoặc kiểm tra sức khỏe định kỳ, phát hiện và điều trị sớm triệu chứng loét ở dày là cách tốt giúp bảo vệ sức khỏe của chính bạn và những người thân trong gia đình. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang có các gói khám sức khỏe tổng quát, được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và sự hỗ trợ của trang thiết bị công nghệ hiện đại, sẽ phát hiện sớm nhất dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày, trên cơ sở đó đề ra phác đồ điều trị tối ưu nhất cho từng trường hợp khách hàng.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: webmd.com