Các triệu chứng của Crohn - Những điều bạn cần biết

Bài viết được viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Mai Viễn Phương - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Bệnh Crohn hay còn gọi là viêm ruột từng vùng, bệnh thường khó chẩn đoán hơn các bệnh viêm ruột khác. Điều này là do Crohn không giới hạn ở bất kỳ khu vực nào của đường tiêu hóa (GI) xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào từ miệng đến hậu môn và có nhiều triệu chứng đa dạng hơn.

1. Các dấu hiệu chung của bệnh Crohn

Mỗi vị trí khác nhau của bệnh Crohn có các triệu chứng riêng. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp, bao gồm:

  • Đau bụng
  • Bệnh tiêu chảy
  • Giảm cân
  • Thiếu năng lượng

Cơn đau thường bắt đầu trong vòng một giờ sau khi ăn và thường tập trung nhất ở quanh rốn, bụng dưới bên phải hoặc cả hai. Sưng bụng nhẹ hoặc đầy hơi cũng thường gặp ở bệnh Crohn và có thể liên quan đến lựa chọn thực phẩm.

1.1 Bệnh Crohn của ruột kết

Các triệu chứng của bệnh Crohn đại tràng, được gọi là viêm đại tràng Crohn, biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào vị trí bệnh ở đại tràng.

Nếu bệnh nằm ở phía bên phải của đại tràng, sẽ xuất hiện triệu chứng bị chuột rút và tiêu chảy. Nếu nó nằm ở phía bên trái hoặc liên quan đến hầu hết đại tràng, có triệu chứng máu trong phân kèm các triệu chứng khác.

Nếu bệnh nằm ở trực tràng, các triệu chứng sẽ tương tự như viêm loét đại tràng. Các triệu chứng cũng có thể bao gồm tiêu chảy ra máu hoặc cảm giác đi cầu ít hoặc không có gì đi ngoài.

1.2 Bệnh Crohn của ruột non

Những người bị bệnh Crohn của ruột non, được gọi là Crohn ruột non, thường có triệu chứng bị chuột rút, tiêu chảy và sụt cân. Ổ bệnh có thể nằm ở phần trên của ruột non, gọi là hỗng tràng, hoặc phần dưới gọi là hồi tràng.

Đôi khi, một người bị Crohn ruột non sẽ bị táo bón. Điều này có thể do các bộ phận của ruột có thể bị sẹo và hẹp lại, dẫn tới chặn dòng di chuyển của thức ăn đang được tiêu hóa và hấp thu trong đường ống tiêu hóa khiến người bệnh bị tắc ruột xuất hiện các triệu chứng buồn nôn và nôn mửa.

1.3 Bệnh Crohn của hồi tràng và ruột kết

Bệnh Crohn viêm hồi tràng ảnh hưởng đến cả ruột kết và hồi tràng. Nếu bạn bị Crohn của cả hồi tràng và ruột kết, bạn có thể gặp các triệu chứng liên quan đến viêm ruột non hoặc viêm đại tràng Crohn hoặc các triệu chứng của cả hai. Điều này là do Crohn của hồi tràng có thể bùng phát khi bệnh ở đại tràng thuyên giảm, hoặc ngược lại.

1.4 Bệnh Crohn của dạ dày và tá tràng

Tá tràng là phần đầu tiên của ruột non gần với dạ dày nhất. Nhiều người mắc bệnh Crohn dạ dày và tá tràng, được gọi là bệnh Crohn dạ dày tá tràng, sẽ không có triệu chứng gì.


Người mắc bệnh crohn dạ dày và tá tràng thường không có triệu chứng
Người mắc bệnh crohn dạ dày và tá tràng thường không có triệu chứng

Nếu các triệu chứng xảy ra, chúng có khả năng xảy ra ở vùng bụng trên trong hoặc ngay sau bữa ăn. Một tỷ lệ nhỏ sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn mửa.

Giảm cân là một triệu chứng phổ biến khác. Điều này là do những người bị đau dạ dày Crohn có thể tránh ăn hoặc tiêu thụ ít thức ăn hơn để ngăn ngừa cơn đau và các triệu chứng khác.

Trong một số trường hợp, do để lại sẹo, loại Crohn’s này sẽ gây ra tình trạng thu hẹp vùng giữa dạ dày và tá tràng. Nếu điều này xảy ra, bạn thường sẽ cảm thấy giảm cảm giác thèm ăn, cảm giác đầy hơi ở vùng bụng trên, buồn nôn và nôn.

1.4 Crohn của ruột thừa, thực quản và miệng

Crohn của ruột thừa, thực quản và miệng là những loại bệnh hiếm gặp.

Bệnh Crohn của ruột thừa có thể giống như viêm ruột thừa hoặc không có bất kỳ triệu chứng nào.

Crohn của thực quản có thể gây đau sau xương ức khi nuốt. Nếu thực quản bị thu hẹp do sẹo, bạn có thể gặp khó khăn khi nuốt hoặc thức ăn có thể bị mắc kẹt trên đường đi xuống. Liên hệ với bác sĩ của bạn ngay lập tức nếu bạn có những triệu chứng này.

Các dấu hiệu và triệu chứng của Crohn miệng thường bao gồm các vết loét lớn và đau trong miệng. Nếu bạn có triệu chứng này, hãy liên hệ với bác sĩ của bạn.

2. Chẩn đoán Crohn

Bác sĩ có thể sử dụng một số loại xét nghiệm để chẩn đoán:

  • Xét nghiệm máu có thể giúp bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu nhất định về các vấn đề tiềm ẩn, chẳng hạn như thiếu máu và viêm.
  • Xét nghiệm phân có thể giúp bác sĩ phát hiện máu trong đường tiêu hóa của bạn.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi để có hình ảnh tốt hơn bên trong đường tiêu hóa trên của bạn.
  • Bác sĩ có thể yêu cầu nội soi để kiểm tra ruột già.
  • Các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT và quét MRI
  • Bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô hoặc sinh thiết trong quá trình nội soi hoặc soi ruột kết để xem xét kỹ hơn mô đường ruột của bạn.

Khi bác sĩ đã hoàn thành việc xem xét tất cả các xét nghiệm cần thiết và loại trừ các lý do, thì lúc đó bác sĩ sẽ kết luận rằng bạn có mắc bệnh Crohn hay không?

Ngoài ra, bác sĩ có thể tiếp tục yêu cầu các xét nghiệm này nhiều lần nữa để tìm kiếm các mô bệnh và xác định bệnh đang tiến triển như thế nào.


Có thể chẩn đoán bệnh Crohn bằng việc chụp CT và quét MRI
Có thể chẩn đoán bệnh Crohn bằng việc chụp CT và quét MRI

3. Phòng ngừa bệnh Crohn

Thay đổi chế độ ăn uống trong bệnh Crohn đóng vai trò quan trọng giúp bạn tầm soát được bệnh Crohn và kéo dài thời gian giữa các đợt bùng phát. Vì vậy, ngay sau khi được chẩn đoán Crohn, bác sĩ có thể sẽ đề nghị đặt lịch hẹn với một chuyên gia dinh dưỡng giúp bạn hiểu thực phẩm có thể ảnh hưởng đến các triệu chứng của bạn như thế nào và những thay đổi chế độ ăn uống nào có thể giúp ích cho bạn.

Bệnh Crohn thường được phân thành năm loại, mỗi loại có các dấu hiệu và triệu chứng riêng. Nhiều loại trong số này có các nhóm triệu chứng chồng chéo lên nhau. Vì những lý do này, điều quan trọng là phải theo dõi chặt chẽ những gì bạn trải qua và chia sẻ nó với bác sĩ của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe