Những người điều trị bệnh lao thành công vẫn có nguy cơ cao tái phát hoặc tái nhiễm. Xác định các yếu tố nguy cơ và triệu chứng của bệnh lao phổi tái phát có thể giúp đặt mục tiêu sàng lọc và chăm sóc sau điều trị.
1. Định nghĩa lao phổi tái phát
Triệu chứng bệnh lao phổi tái phát được định nghĩa là chẩn đoán đợt bệnh lao tiếp theo sau khi điều trị xong hoặc khỏi bệnh khi kết thúc đợt điều trị gần đây nhất. Bệnh lao tái phát xảy ra sau khi đợt bệnh đầu tiên được xếp vào loại đã chữa khỏi về mặt lâm sàng. Theo hướng dẫn của WHO, chữa khỏi được định nghĩa là phết tế bào và cấy các mẫu đờm âm tính từ tháng điều trị cuối cùng, vào ít nhất một lần trước đó.
2. Nguyên nhân gây lao phổi tái phát
Những bệnh nhân mới hoàn thành điều trị bệnh lao có nguy cơ cao mắc bệnh lao tái phát, do tái phát hoặc tái nhiễm. Khi các cá nhân được chẩn đoán mắc bệnh lao tái phát, họ ít có khả năng hoàn thành việc điều trị và tỷ lệ tử vong cao hơn so với những người mắc đợt đầu.
Tỷ lệ tái phát bệnh lao có thể thay đổi do sự khác biệt về dịch tễ học và các yếu tố nguy cơ, dao động từ 4,9 đến 47 trên 100.000 dân số. Các nguy cơ mắc bệnh lao tái phát bao gồm:
- Tuân thủ điều trị lao kém, giới tính nam, nghèo đói và suy dinh dưỡng;
- Hút thuốc, nghiện rượu và lạm dụng chất kích thích;
- Các bệnh đi kèm khác như đái tháo đường, suy thận và bệnh ác tính.
Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ tái phát vì chúng làm cho một số lượng nhỏ vi khuẩn mycobacteria có khả năng tồn tại sau quá trình điều trị hoặc liên quan đến tình trạng kém miễn dịch khiến các cá nhân mắc bệnh cao hơn sau khi tái nhiễm.
Các hướng dẫn hiện hành của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sử dụng thuật ngữ “tái phát” để mô tả tất cả các lần tái phát bệnh lao trong quá trình đánh giá theo chương trình. Thuật ngữ này phần lớn là chung chung và kết hợp tái phát do tái phát hoặc tái nhiễm. 2 cơ chế tái phát bệnh lao tồn tại như các dạng nhiễm lao độc lập về cơ bản, có cơ chế bệnh sinh và ý nghĩa khác nhau đối với bệnh nhân cũng như chương trình kiểm soát lao.
3. Triệu chứng bệnh lao phổi tái phát
Các triệu chứng của bệnh lao phổi tái phát đã được báo cáo là khác nhau về \ triệu chứng lâm sàng, X quang và không thể phân biệt được về mặt lâm sàng với bệnh lao nguyên phát. Nhìn chung, các triệu chứng lao phổi tái phát thường kéo dài từ từ và có thể thay đổi từ vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ và bệnh nhân đồng nhiễm HIV, bệnh khởi phát cấp tính hơn đã được ghi nhận. Các triệu chứng điển hình như sốt, đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân và ho dai dẳng không dứt được coi là triệu chứng phổ biến nhất, được ghi nhận ở khoảng 95% bệnh nhân mắc lao.
Bệnh nhân mắc bệnh phổi thể hang, đồng nghĩa với lao tái phát, thường có biểu hiện ho mãn tính, chủ yếu kèm theo sốt và/ hoặc đổ mồ hôi ban đêm, sụt cân. Bản chất ho có thể có đờm hoặc không đờm. Bệnh nhân tiết ra đờm có thể nhầy hoặc ho ra máu nặng. Các triệu chứng khác bao gồm đau ngực và khó thở. Chụp X-quang phổi đóng một vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nhân âm tính với phết tế bào đờm.
Lao phổi tái phát là tình trạng bệnh nhân nhiễm lao phổi đã điều trị khỏi nhưng bị mắc lại. Lao phổi tái phát có thể xảy ra khi sức đề kháng suy yếu và phải thường xuyên tiếp xúc với người nhiễm lao. Do đó, người bệnh lao nên có ý thức tuân thủ điều trị và thực hiện các biện pháp ngừa bệnh tái phát.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.