Niêm mạc tử cung mỏng có thể ảnh hưởng đến sự làm tổ và phát triển của thai nhi trong quá trình thụ thai. Ngược lại, niêm mạc tử cung dày quá cũng là nguyên nhân khiến khó thụ thai. Với những chị em có niêm mạc tử cung không đạt độ dày tiêu chuẩn cũng có thể ảnh hưởng đến kết quả thụ tinh nhân tạo, thụ tinh tự nhiên và giảm tỷ lệ thụ thai.
1. Niêm mạc tử cung và sự thay đổi độ dày của niêm mạc tử cung
Niêm mạc tử cung được biết đến là 1 lớp tế bào lót bên trong bề mặt tử cung khá dày và có độ xốp nhất định. Lớp niêm mạc này chính là vị trí để thai nhi được làm tổ và lấy chất dinh dưỡng nuôi phôi thai. Độ dày của niêm mạc tử cung có thể thay đổi theo các yếu tố liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Vì vậy, khi có sự biến động nội tiết tố ở trong cơ thể chẳng hạn như chu kỳ kinh nguyệt sẽ làm thay đổi độ dày của niêm mạc tử cung.
Khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu thi flowps niêm mạc tử cung sẽ phát triển và dày lên bên trong tử cung. Tiếp đó, nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì niêm mạc tử cung sẽ được bong ra và đưa ngoài tạo thành hành kinh. Quá trình này là do không có trứng được thụ tinh làm tổ trên niêm mạc tử cung.
Cụ thể là, ở giai đoạn đầu của chu kỳ kinh nguyệt lớp niêm mạc tử cung mới bắt đầu phát triển và độ dày chỉ khoảng từ 3 đến 4mm. Thời điểm mà niêm mạc tử cung dày cực đại thường xảy ra trước khi rụng trứng. Lớp niêm mạc tử cung dày lên khoảng từ 12 đến 16mm. Sau quá trình rụng trứng, lớp niêm mạc tử cung có thể dày thêm một chút, các mạch máu và chất dinh dưỡng cũng được đưa về vị trí này nhiều hơn nhằm chuẩn bị cho thai nhi phát triển. Nếu trứng không được thụ tinh thì sẽ không có phôi thai làm tổ ở tử cung, thì lớp niêm mạc này sẽ bong ra. Máu và lớp niêm mạc sẽ đẩy ra ngoài.
Khi niêm mạc tử cung dày hơn so với các thông số ở trên có thể là hơn 20mm thì lúc này được xem là quá dày và ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
2. Độ dày hoặc mỏng của niêm mạc đều ảnh hưởng đến quá trình thụ thai
Niêm mạc tử cung ở mỗi người có độ dày mỏng tùy thuốc vào cơ địa. Nhưng độ dày hoặc mỏng niêm mạc có vai trò quyết định đến quá trình thụ thai.
Nếu niêm mạc tử cung quá mỏng có thể trong khoảng không quá 8mm. Niêm mạc tử cung được coi là nơi để thai nhi làm tổ và lấy chất dinh dưỡng, nhưng khi niêm mạc tử cung quá mỏng sẽ không thể giữ chắc được thai nhi, đặc biệt khi thai nhi ngày càng phát triển lớn lên. Hơn nữa, lớp niêm mạc quá mỏng ảnh hưởng đến quá trình làm tổ. Ngay cả khi thai nhi có thể làm tổ được trên lớp niêm mạc thì việc giữ lại được thai nhi trong suốt quá trình của thai kỳ cũng khá khó khăn. Khi thai lớn, kích thước tăng nhanh lớp niêm mạc không giữ chặt được thai và niêm mạc mỏng không đủ cung cấp chất dinh dưỡng cho nhau thai.
Tuy nhiên niêm mạc tử cung quá dày trên 20mm có thể ảnh hưởng đến quá trình thụ thai. Nguyên nhân chính của hiện tượng này do lượng hormone estrogen được sản xuất quá mức trong cơ thể. Dẫn đến sự phát triển nhanh chóng và quá mức của lớp niêm mạc tử cung. Lớp niêm mạc tử cung quá dày sẽ khiến cản trở quá trình làm tổ của thai nhi. Khi hormone estrogen bị đẩy lên cao thì người phụ nữ còn gặp phải hiện tượng rong kinh, vô kinh thứ phát của hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn phóng noãn... Những hiện tượng này đều ảnh hưởng đến thụ thai hoặc phát triển của tai.
3. Thuốc làm mỏng niêm mạc tử cung
Hiện tượng niêm mạc tử cung quá dày và diễn ra thường xuyên hay gặp ở những người phụ nữ béo phì, mắc bệnh buồng trứng đa nang hoặc sử dụng các loại thuốc có chứa estrogen mà không kèm theo progesterone. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng cách tái thiết lập sự cân bằng hormon trong cơ thể khiến cho độ dày của niêm mạc tử cung giảm xuống và trở về mức bình thường.
Bên cạnh đó, người phụ nữ có niêm mạc tử cung dày cần thay đổi chế độ ăn uống để cải thiện. Điều quan trọng nhất trong việc điều trị niêm mạc tử cung dày là cân bằng lại hàm lượng nội tiết trong cơ thể. Bằng cách: Hạn chế sử dụng các loại thịt đỏ, mỡ động vật, hạn chế những thực phẩm chứa nhiều vitamin C, E, hạn chế sử dụng sữa đậu nành, và các sản phẩm từ đậu nành, giảm các loại thực phẩm có chứa đường, chú ý đến cân nặng, tránh mắc tình trạng thừa cân béo phì.