Thuốc làm đông máu là dược phẩm sử dụng để xử lý khi người bệnh máu khó đông bị thương hay chảy máu không cầm lại được. Thuốc làm đông máu cần sử dụng khi có hướng dẫn của bác sĩ để tránh gây ra những hậu quả ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tình trạng người bệnh.
1. Khái quát và phân biệt giữa thuốc làm đông máu với thuốc chống đông máu
Thuốc làm đông máu, thuốc làm tan cục máu đông hay thuốc chống đông máu là các loại thuyết có tác động lên trạng thái vật lý của máu. Tuy nhiên mỗi loại thuốc đó đều có công dụng khác nhau và không nên nhầm lẫn để tránh xảy ra sai sót hay ảnh hưởng nghiêm trọng cho bệnh nhân.
- Thuốc làm đông máu là thuốc giúp cho máu dễ đông lại hơn khi gặp môi trường không khí. Bệnh nhân trong khi gặp tai nạn hay mới trải qua phẫu thuật đều cần lưu ý để sử dụng đúng loại thuốc này cho điều trị và tránh ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe.
- Thuốc làm tan cục máu đông là thuốc giúp máu thay đổi trạng thái từ vón cục phân chia và mềm ra. Thuốc làm tan cục máu đông sử dụng khi người bệnh có máu đông ảnh hưởng đến khả năng tuần hoàn và có nguy cơ mắc bệnh đột quỵ
- Thuốc chống đông máu người lại với thuốc làm đông máu. Bệnh nhân có khả năng đông máu bình thường sẽ ảnh hưởng đến quá trình phẫu thuật, chính vì thế đôi khi phải dùng đến thuốc chống đông máu để hỗ trợ và giải quyết tình trạng máu nhanh đông.
Thuốc làm đông máu là một loại thuốc mang cơ chế hỗ trợ đông máu. Sự đông đặc sẽ không xảy ra hoàn toàn mà chỉ một phần tránh cho bệnh nhân chảy máu liên tục gây ra tình trạng mất máu không thể cung cấp lại kịp.
2. Trường hợp nên cho bệnh nhân sử dụng thuốc làm đông máu
2.1 Quá trình xảy ra sự đông máu của con người
Máu là một chất lỏng chứa nhiều tạp chất lẫn vi chất luân chuyển liên tục trong cơ thể con người. Trong máu tồn tại các thể như hồng cầu , tiểu cầu và bạch cầu với những chức năng riêng. Hồng cầu được coi là túi chứa giúp đưa máu đi khắp nơi và cung cấp dinh dưỡng đến mọi bộ phận.
Khi máu của cơ thể động lại sẽ cần thời gian tương tác với không khí, nhiệt độ và nhân tố khác. Ban đầu máu ở dạng chất lỏng có thể loãng hoặc sánh do cấu trúc máu mỗi người không giống nhau. Tuy máu xuất hiện phản ứng với môi trường sẽ dần đặc lại đến khi đông đặc tạo thành lớp vảy.
Hiện tượng đông máu là một cơ chế tự bảo vệ tránh hao hụt dòng máu nuôi dưỡng trong cơ thể. Bất kỳ ai cũng sẽ có thể chứng kiến hiện tượng máu đông lại khi bị thương nhưng sau khi cầm máu tốt sẽ đông lại ở phần bề mặt vết thương và không chảy ra ngoài nữa.
Hiện tượng đông máu tự nhiên có sự phản ứng của các yếu tố tăng khả năng chuyển trạng thái vật lý cho máu cùng các nhân tố bên ngoài. Tuy nhiên, nếu các yếu tố hỗ trợ đông máu không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng người bệnh nên trao đổi cùng bác sĩ để sử dụng thuốc làm đông máu hiệu quả.
2.2 Các loại thuốc tác động đến sự đông máu của cơ thể
Thuốc làm đông máu thường cùng mang lại hiệu quả giống nhau. Tuy nhiên với bệnh nhân mắc chứng máu khó đông và bệnh nhân bị chảy máu không cầm lại được thì nên lưu ý. Trường hợp vô tình bị chảy máu mà khó cầm lại cần xử lý với thuốc làm đông máu tại chỗ giúp quá trình đông máu diễn ra nhanh tránh gây mất máu.
Có 2 loại thuốc làm đông máu chính được phân loại:
- Thuốc làm đông máu tại chỗ: thrombin, gelatin, keo cao phân tử....
- Thuốc làm đông máu toàn thân: vitamin K, coagulen, flavonoids....
Cơ chế của các loại thuốc khác nhau nên được phân nhóm để tiện cho quá trình nghiên cứu sử dụng. Có nhiều loại thuốc làm đông máu được phân tích thí nghiệm lâng sàng nhưng chưa ứng dụng thực tế. Người bệnh khi dùng nên chú ý kiểm tra thuốc để giảm những tương tác không mong muốn lên cơ thể.
2.3 Khi nào bệnh nhân nên sử dụng thuốc làm đông máu
Nhìn chung bệnh nhân cần dùng đến thuốc làm đông máu sẽ thuộc nhóm đối tượng máu khó đông. Máu khó đông hay máu loãng sẽ rất khó đông đặc do nhiều vấn đề đặc biệt là thiếu vi chất và mật độ sợi fibrin không đủ dày đặc để bảo vệ máu.
3. Lưu ý khi sử dụng thuốc làm đông máu
Mỗi loại thuốc làm đông máu sẽ giải quyết một vấn đề khác nhau. Người bệnh cần xác định được tình trạng bệnh của bản thân để dễ dàng chọn lựa tìm ra loại thuốc thực sự phù hợp. Thêm vào đó, hãy tham khảo cách sử dụng thuốc làm đông máu, đặc biệt là nhóm thuốc phổ biến hay được sử dụng nhiều.
3.1 Thuốc làm đông máu toàn thân
- Vitamin nhóm K:
Vitamin nhóm K là nguyên tố vi lượng được nhận từ thực phẩm hàng ngày như thực vật, động vật.... Khi người bệnh thiếu hụt sẽ cần bổ sung vitamin dạng chiết xuất để đảm bảo liều lượng đáp ứng nhu cầu cho cơ thể.
Khi cơ thể có đủ lượng vitamin K quá trình làm đông máu sẽ được ổn định. Tuy nhiên tốc độ làm đông không thể nhanh chóng nên thường dùng điều trị cải thiện dần.
Vitamin K tuy là một phần dưỡng chất hàng ngày nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ cho người sử dụng. Cần kiểm tra nguy cơ dị ứng, rối loạn tiêu hóa hay kích ứng đến đường hô hấp của bệnh nhân trước khi dùng.
- Canxi clorid
Canxi thường sử dụng cho xương nhưng hợp chất canxi clorid có thể dùng đối với cơ thể đang cần hỗ trợ đông máu. Mỗi ngày liều dùng sẽ dao động ở khoảng 2 - 4g theo bệnh tình. Thuốc sẽ chỉ tiêm tĩnh mạch vì các vị trí bên ngoài khi gặp thuốc sẽ xuất hiện lở loét.
- Coagulen
Thuốc này sẽ bào chế dạng ông liều lượng 20ml để uống hoặc ông tiêm dạng 5ml. Khi uống hay tiêm sẽ định lượng theo tình trạng và tối đa là 5 ống uống mỗi ngày hoặc 4 ống tiêm mỗi ngày.
- Vitamin P
Vitamin P được chiết xuất từ thực vật để tăng khả năng tổng hợp những dưỡng chất cần cho quá trình làm đông máu. Vitamin P sử dụng dạng uống giúp bản vệ mao mạch và mạch máu. Thời gian thuốc phát huy công dụng sau khi dùng thường là 6 tiếng.
3.2 Thuốc làm đông máu tại chỗ
Thuốc làm đông máu tại chỗ thường có hiệu quả nhanh hơn và sử dụng tức thời để cấp cứu. Thành phần của loại thuốc này thường lấy từ nội tạng động vật để tăng yếu tố đông máu cho bệnh nhân khi sử dụng.
Thuốc sử dụng tại chỗ nên được bác sĩ hướng dẫn và dùng có sự chăm sóc ý tế. Các loại thuốc có công dụng làm đông máu tại chỗ sẽ hoạt động theo cơ chế hóa sinh từ quá trình làm đông máu thông thường. Khi thuốc gặp máu phản ứng sẽ xảy ra nhanh hơn với những phương pháp sử dụng thuốc làm đông máu toàn thân.
Thuốc làm đông máu được sử dụng nhiều trong phẫu thuật, cầm máu và điều trị bệnh lý máu khó đông. Tuy nhiên thuốc này vẫn tồn tại những ảnh hưởng và tương tác cho bệnh nhân nếu không tìm hiểu kỹ. Trước khi sử dụng thuốc làm đông máu cần xác định rõ loại thuốc và nhu cầu sử dụng để đảm bảo hiệu quả đạt được. Người bệnh cũng nên thường xuyên trao đổi với bác sĩ để hiểu rõ khi nào nên sử dụng thuốc làm đông máu của chính bản thân.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.