Bệnh ghẻ ở trẻ em do ký sinh trùng Sarcoptes scabiei var hominis gây ra, đặc trưng bởi tình trạng ngứa nhiều, nhất là về đêm. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách gây ngứa ngáy, khó chịu cho trẻ em. Hãy cùng tìm hiểu về các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em trong bài viết dưới đây.
1. Sơ lược về bệnh ghẻ ở trẻ em
Bệnh ghẻ ở trẻ em do ký sinh trùng ghẻ (Sarcoptes scabiei var hominis, cái ghẻ) gây ra. Cái ghẻ sống trong các đường hầm trong lớp sừng, đào hầm và đẻ trứng và gây ra phản ứng miễn dịch và ngứa. Chúng rất nhỏ và không thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
Bệnh ghẻ có thể lây từ người sang người qua tiếp xúc trực tiếp da - da, qua vật dụng như quần áo, chăn mền,.... Bất kỳ ai cũng có thể mắc bệnh ghẻ, nhưng bệnh này chủ yếu xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố nguy cơ làm dễ lây truyền bệnh ghẻ là sống đông đúc, chật chội (nhà tạm, doanh trại, nhà trẻ, hộ gia đình,...), tình trạng vệ sinh kém.
Bệnh ghẻ ở trẻ em nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể tồn tại lâu dài và có thể tái phát. Chửa ghẻ ở trẻ em ưu tiên dùng thuốc thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em dùng tại chỗ, trong đó thuốc được chỉ định hàng đầu là Permethrin.
2. Triệu chứng của bệnh ghẻ ở trẻ em
Thông thường, các triệu chứng của bệnh ghẻ xuất hiện sau 4 đến 6 tuần tiếp xúc với mầm bệnh.
Ở trẻ em dưới 2 tuổi, phát ban do ghẻ có xu hướng xuất hiện trên đầu, cổ, lòng bàn tay và lòng bàn chân. Ở trẻ lớn hơn, phát ban thường nằm ở bất kỳ vị trí nào sau đây: Bôi tay, giữa các ngón tay, cổ tay, thắt lưng, bắp đùi, rốn, vùng háng, vùng ngực, nách.
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến của bệnh ghẻ, tuy nhiên mỗi đứa trẻ có thể biểu hiện các triệu chứng khác nhau. Các triệu chứng có thể nhận biết như:
- Ngứa dữ dội, đặc biệt về đêm.
- Phát ban kèm theo mụn nhỏ hoặc mụn đỏ. Đôi khi có thể nhìn thấy các hang.
- Da có vảy hoặc vảy trong trường hợp xấu nhất.
- Bệnh ghẻ ở trẻ em được chẩn đoán khi có triệu chứng lâm sàng của ghẻ, có yếu tố dịch tễ và bằng chứng có sự hiện diện của ký sinh trùng ghẻ.
3. Chữa ghẻ ở trẻ em
Bệnh ghẻ có thể điều trị được và thường tất cả các thành viên trong một gia đình đều được điều trị cùng một lúc. Những người ghé thăm và người chăm sóc trẻ cũng nên được điều trị.
Thuốc ghẻ cho trẻ em được chỉ định tùy thuộc vào các triệu chứng, độ tuổi và sức khỏe chung của trẻ. Nó cũng sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh ghẻ. Chữa ghẻ ở trẻ em có thể bao gồm:
- Sử dụng kem dưỡng da theo toa, chẳng hạn như Permethrin.
- Uống thuốc để diệt ve.
- Dùng thuốc kháng histamine bằng đường uống để giúp giảm ngứa.
- Các thuốc bôi ngoài da khác có thể sử dụng khi cần thiết để chữa ghẻ ở trẻ em.
- Cắt móng tay trẻ để giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Ngoài ra, điều quan trọng là phải giặt tất cả quần áo và chăn màn trong nước nóng và sấy khô bằng máy sấy nóng. Nên cho quần áo và các đồ vật khác không giặt được vào túi ni lông ít nhất 1 tuần. Những vật dụng này có thể bao gồm những thứ như gối và thú nhồi bông. Những người bị bệnh ghẻ vảy được coi là rất dễ lây lan. Nên hút bụi cẩn thận đồ đạc và thảm.
Cơn ngứa có thể kéo dài nhiều tuần sau khi điều trị ghẻ ban đầu. Nếu cái ghẻ vẫn còn sau thời gian này, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị bằng các thuốc đặc trị ghẻ ngứa ở trẻ em.
4. Các thuốc đặc trị ghẻ ngứa được sử dụng ở trẻ em
Chữa ghẻ ở trẻ em ban đầu là sử dụng các thuốc ghẻ cho trẻ em tại chỗ hoặc uống (Permethrin, Lindane, Ivermectin, D.E.P,...). Permethrin là thuốc được chỉ định đầu tiên.
- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Bôi Permethrin vào đầu và cổ, tránh bôi quanh miệng và vùng quanh ổ bụng. Chú ý khu vực kẽ ngón tay, móng tay, móng chân, rốn. Thuốc Lindane không được khuyến cáo ở trẻ dưới 2 tuổi và người có bệnh động kinh vì tác dụng gây độc thần kinh.
- Ở trẻ dưới 2 tháng tuổi, lưu huỳnh kết tủa 6 - 10% trong xăng, dùng trong 24 giờ trong 3 ngày liên lục có tính an toàn và hiệu quả.
- Với trẻ lớn và người lớn: dùng Permethrin hoặc Lindane bôi toàn bộ cơ thể từ cổ trở xuống và rửa sạch sau 8 - 14 giờ. Permethrin thường được sử dụng nhiều hơn vì Lindane có thể gây độc hệ thần kinh. Các thuốc này nên được điều trị lặp lại trong 7 ngày.
- Với những bệnh nhân không đáp ứng với thuốc ghẻ bôi ngoài da, hoặc suy giảm miễn dịch với ghẻ Na Uy sẽ được điều trị bằng thuốc Ivermectin.
- Triệu chứng ngứa trong bệnh ghẻ có thể được điều trị bằng thuốc mỡ corticosteroid và/ hoặc thuốc kháng histamine uống.
Bệnh ghẻ có thể kéo dài mặc dù đã dùng thuốc ghẻ cho trẻ em, nguyên nhân thất bại điều trị có thể do kháng thuốc, thuốc kém xâm nhập qua da, chưa đủ liệu trình, tái phát, ghẻ nốt khó nhận biết. Vì vậy, đối với bệnh ghẻ dai dẳng, cần xét nghiệm tìm ký sinh trùng ghẻ trên da.
Chữa ghẻ ở trẻ em không chỉ đơn thuần điều trị cho một mình trẻ mà cần điều trị cho cả những người tiếp xúc gần với trẻ và các vật dụng cá nhân (khăn, quần áo, chăn mền,...) phải được giặt sạch trong nước nóng và sấy khô hoặc cách ly trong ít nhất 3 ngày.
5. Dự phòng bệnh ghẻ ở trẻ em
- Biện pháp dự phòng bệnh ghẻ ở trẻ em hữu hiệu nhất là tránh tiếp xúc với nguồn lây bệnh, như người đang mắc bệnh, không ngủ chung, dùng chung quần áo, chăn mền,...
- Vệ sinh cá nhân sạch sẽ hằng ngày với xà phòng, chú ý vị trí các nếp gấp như kẽ ngón tay, bẹn, rốn,...
- Trong gia đình hoặc tập thể có người mắc bệnh ghẻ, cần điều trị dứt điểm tránh lây lan.
Nguồn tham khảo: www.urmc.rochester.edu.