Thuốc tăng cân và những viên uống bổ sung có thể hiệu quả trong một số trường hợp nhưng đi kèm đó khả năng là những tác dụng phụ và rủi ro khó lường trước. Vậy uống thuốc tăng cân có ảnh hưởng gì không?
1. Tổng quan về thuốc tăng cân
Trong khi có nhiều người đang nỗ lực để giảm cân thì ngược lại cũng có những người lại phải vật lộn để tăng cân. Nếu bạn muốn tăng cường sức khỏe, có một vóc dáng cơ bắp hơn hoặc trở lại cân nặng hợp lý sau khi đã giảm quá nhiều, có những cách lành mạnh và không lành mạnh để thực hiện điều đó.
Thuốc tăng cân bao gồm những loại thuốc bổ sung dinh dưỡng không kê đơn và thuốc theo đơn:
- Mặc dù các thuốc bổ sung dinh dưỡng được cho là sẽ hỗ trợ tăng cân an toàn và tự nhiên, nhưng phần lớn các sản phẩm không kê đơn trên thị trường hiện nay đều khó kiểm soát và chưa được kiểm duyệt chất lượng chặt chẽ. Nếu bạn muốn tìm hiểu về cách uống thuốc tăng cân an toàn, hãy trao đổi thêm với bác sĩ.
- Thuốc tăng cân theo đơn bao gồm steroid đồng hóa. Nếu bạn bị sụt cân đáng kể và thiếu cân do bệnh tật (ung thư, loạn dưỡng cơ, sau phẫu thuật, bị nhiễm trùng..v..v.) thì bác sĩ có thể chỉ định dùng loại thuốc này.
Các vận động viên và người hay tập thể hình có thể sử dụng bất hợp pháp các thuốc steroid đồng hóa để tăng cơ bắp và nâng cao thành tích thể thao. Tuy nhiên, sử dụng steroid đồng hóa sai cách có thể dẫn đến những nguy cơ sức khỏe nghiêm trọng. Do vậy chỉ nên dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
2. Uống thuốc tăng cân có tác dụng phụ gì?
Ngoài tác dụng hỗ trợ tăng cân nhanh, thuốc tăng cân cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe. Một số tác dụng phụ của thuốc tăng cân (đặc biệt là steroid đồng hóa) có thể kể đến:
- Phát triển vùng ngực (ở nam giới);
- Ảo giác;
- Phì đại âm vật;
- Chứng tim to;
- Cảm giác khó chịu;
- Suy giảm khả năng phán đoán;
- Phát triển râu;
- Các vấn đề về thận (suy thận);
- Tổn thương gan;
- Rối loạn cảm xúc;
- Tâm trạng lâng lâng;
- Ung thư tuyến tiền liệt;
- Tinh hoàn co lại;
- Ngưng chu kỳ kinh nguyệt;
- Chậm phát triển (đối với trẻ em và thiếu niên).
Các tác dụng phụ khác:
- Tác dụng phụ của thuốc tăng cân có thể là buồn nôn, đau bụng và tiêu chảy;
- Những người bị bệnh tim có thể tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim;
- Người nhạy cảm với các loại thảo mộc có thể dị ứng với các chất phụ gia có trong thuốc tăng cân, dẫn đến các triệu chứng hen suyễn, phát ban, sốc phản vệ.
Trên thực tế, hiện tại vẫn chưa có nhiều bằng chứng về tính hiệu quả của thuốc tăng cân, do đó thay vì dùng thuốc, bạn nên chuẩn bị một chế độ ăn uống lành mạnh với các thực phẩm nhiều calo kết hợp với thường xuyên rèn luyện thể lực.
3. Kết luận
Không phải trường hợp nào uống thuốc tăng cân cũng có hiệu quả như ý muốn. Cách tăng cân tốt nhất và an toàn nhất là chế độ ăn uống phù hợp, kết hợp tập thể dục, thể thao lành mạnh. Do vậy, nếu đã nỗ lực mà mãi không tăng cân, có thể bạn đã vô tình gặp 3 sai lầm cơ bản sau:
- Chất lượng bữa ăn kém: chế độ ăn uống hiện tại có thể không chứa các thực phẩm lành mạnh và giàu dinh dưỡng như protein nạc, trái cây, rau, các loại hạt, ngũ cốc...v.v.
- Không ăn đủ: lượng calo thu nạp vào cơ thể không đủ để tăng cân. Để tăng cân nặng thì lượng calo hấp thụ vào cơ thể phải lớn hơn lượng calo tiêu tốn.
- Không uống đủ nước: Uống đủ nước là một trong những yếu tố quan trọng giúp cơ thể duy trì sự khỏe mạnh. Nước giữa cho các tế bào trong mô cơ nước và thúc đẩy quá trình tăng trưởng cơ bắp.
Có một số trường hợp không thể gia tăng cân nặng vì sức khỏe có vấn đề, ví dụ như mắc bệnh cường giáp.
Trong trường hợp nếu sức khỏe bạn hoàn toàn nhưng muốn dùng thuốc để tăng cân, hãy gặp chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Tùy vào tùy trường hợp, bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên để lựa chọn loại thuốc tăng cân phù hợp với cơ thể bạn.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: www.verywellfit.com