Các tác dụng phụ của thuốc gây tê

Gây tê được xem là an toàn ngay cả khi bạn đang có vấn đề về sức khỏe. Nhưng với bất kỳ loại thuốc hoặc thủ thuật y tế nào cũng có thể gặp một số tác dụng phụ.

1. Tác dụng phụ ngắn của thuốc gây tê

Hầu hết các tác dụng phụ của gây tê xảy ra ngay sau khi bạn phẫu thuật và nó thường không kéo dài. Sau khi phẫu thuật xong và ngừng dùng thuốc gây tê, bạn sẽ từ từ trở lại bình thường trong phòng phẫu thuật hoặc phòng hồi sức. Tuy nhiên, bạn có thể sẽ cảm thấy chệnh choạng đôi chút. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy có một trong số các tác dụng phụ phổ biến nào sau đây:

  • Buồn nôn và ói mửa. Đây là một trong số các tác dụng phụ thường xảy ra ngay sau khi làm thủ thuật và một số người có thể tiếp tục cảm thấy mệt mỏi trong một hoặc hai ngày. Buồn nôn và nôn dễ xảy ra hơn khi bạn cần phải dùng các thủ thuật kéo dài. Trong trường hợp này, thuốc chống buồn nôn có thể có tác dụng hiệu quả.
  • Khô miệng. Bạn có thể cảm thấy miệng khô rát. Nếu không quá buồn nôn, bạn có thể nhấp một ngụm nước để miệng bạn đỡ khô hơn.
  • Đau họng hoặc khàn giọng. Do trong quá trình phẫu thuật, ống được đưa vào cổ họng để giúp bạn thở và nó có thể khiến bạn bị đau họng sau khi lấy ra.
  • Ớn lạnh và rùng mình. Nhiệt độ cơ thể của bạn giảm xuống trong khi gây tê là điều thường thấy. Các bác sĩ và y tá sẽ đảm bảo nhiệt độ của bạn không giảm quá nhiều trong khi phẫu thuật, nhưng sau đó, bạn có thể cảm thấy run rẩy và cảm thấy lạnh. Cơn ớn lạnh của bạn có thể kéo dài vài phút đến hàng giờ.
  • Lẫn lộn và suy nghĩ mờ nhạt. Sau khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy bối rối, buồn ngủ. Điều này thường chỉ kéo dài trong vài giờ, nhưng đối với một số người, đặc biệt là người lớn tuổi thì sự nhầm lẫn có thể kéo dài nhiều ngày hoặc vài tuần.
  • Đau cơ. Trong khi phẫu thuật, bạn có thể sẽ được sử dụng các loại thuốc để thư giãn cơ bắp và nó có thể gây đau nhức sau đó.

  • Ngứa. Nếu sử dụng thuốc có dạng opioid trong hoặc sau khi phẫu thuật thì bạn có thể bị ngứa. Đây là tác dụng phụ phổ biến của nhóm thuốc này.
  • Các vấn đề về bàng quang. Bạn có thể gặp khó khăn khi đi tiểu trong một thời gian ngắn sau khi gây tê toàn thân.
  • Chóng mặt. Đây là cảm giác thường thấy trong lần bạn đứng lên đầu tiên sau khi phẫu thuật.

Khả năng phối hợp hoặc phán đoán bị suy giảm có thể do ảnh hưởng của thuốc gây tê tổng thể lên hệ thần kinh trung ương. Bạn có thể cảm thấy buồn ngủ, yếu ớt hoặc mệt mỏi trong vài ngày và bị mờ mắt và suy nghĩ mờ nhạt. Bạn không nên lái xe, vận hành máy móc hoặc thực hiện các hoạt động khác có thể gây nguy hiểm cho bản thân hoặc người khác trong 24 giờ hoặc lâu hơn.


Sau dùng thuốc gây tê người bệnh có thể gặp tình trạng buồn nôn
Sau dùng thuốc gây tê người bệnh có thể gặp tình trạng buồn nôn

2. Tác dụng phụ lâu dài của thuốc gây tê

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta sẽ không gặp bất kỳ tác dụng phụ lâu dài nào. Tuy nhiên, người lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các tác dụng phụ dài hơn. Các tác dụng phụ có thể bao gồm:

  • Mê sảng sau mổ. Sau khi mổ, một số người có thể trở nên cảm thấy bối rối, bị mất phương hướng hoặc khó nhớ mọi thứ sau khi phẫu thuật. Trạng thái này có thể đến và biến mất, nhưng nó thường biến mất sau khoảng một tuần.
  • Rối loạn chức năng nhận thức sau phẫu thuật (POCD). Sau khi phẫu thuật, một số người có thể bị các vấn đề về trí nhớ hoặc các dạng suy giảm nhận thức. Đây có thể là tác dụng của phụ của phẫu thuật hơn là của thuốc. Một số nghiên cứu cho thấy những người trên 60 tuổi có nhiều khả năng bị POCD hơn.

Bạn cũng có thể có nhiều khả năng phát triển POCD nếu bạn có:

3. Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ

Phần lớn, gây tê rất an toàn nhưng chính quy trình phẫu thuật lại khiến bạn gặp rủi ro. Những người lớn tuổi và những người có cần phải thực hiện các thủ thuật kéo dài sẽ có nhiều nguy cơ bị tác dụng phụ hơn.

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào sau đây, hãy nói với bác sĩ vì những tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe trong và sau khi phẫu thuật:

  • Tiền sử phản ứng bất lợi với thuốc tê
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Co giật
  • Béo phì
  • Huyết áp cao
  • Bệnh tiểu đường
  • Bệnh tim
  • Bệnh phổi
  • Bệnh thận
  • Dị ứng thuốc

Bạn cũng nên cho bác sĩ biết nếu bạn là người có hút thuốc, sử dụng nhiều rượu hoặc đang sử dụng thuốc làm loãng máu.


Người có bệnh lý tim mạch nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc gây tê
Người có bệnh lý tim mạch nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc gây tê

Mặc dù thường rất an toàn nhưng không có thủ thuật nào là không có một số rủi ro và bác sĩ gây tê sẽ thảo luận điều này với bạn trước khi phẫu thuật. Nhiều yếu tố góp phần làm tăng tính an toàn của gây tê bao gồm sử dụng các loại thuốc an toàn hơn, đào tạo rộng rãi hơn cho các bác sĩ gây mê và các tiêu chuẩn chăm sóc quốc gia.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, hopkinsmedicine.org

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe