Các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm

Thuốc chống trầm cảm được sử dụng giúp cải thiện các triệu chứng của trầm cảm bằng cách làm thay đổi sự cân bằng của một số chất hóa học trong não. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm có thể gây ra những tác dụng bất lợi, ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Để sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và một số lưu ý khi sử dụng.

1. Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm là gì?

Các thuốc chống trầm cảm đôi khi có thể gây ra các tác dụng phụ gây phiền toái, khó chịu và thậm chí liên quan tới tính mạng của người bệnh. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu cụ thể hơn về một số tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm để có thể nhận biết và giảm thiểu sự ảnh hưởng của chúng.

1.1 Buồn ngủ có phải là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm không?

Một số thuốc chống trầm cảm như mirtazapine có xu hướng gây buồn ngủ, đây là một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm đối với những bệnh nhân hay buồn ngủ. Tuy nhiên, chúng lại có lợi cho những người bệnh thường xuyên có cảm giác lo lắng.

1.2 Tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ảnh hưởng đến cân nặng


Những bệnh nhân trầm cảm khi sử dụng thuốc trong thời gian dài rất ít bệnh nhân được ghi nhận là nguy cơ tăng cân
Những bệnh nhân trầm cảm khi sử dụng thuốc trong thời gian dài rất ít bệnh nhân được ghi nhận là nguy cơ tăng cân

Một tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ít được ghi nhận là nguy cơ tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng thuốc trong thời gian dài. Đây là một tác dụng phụ bất lợi của thuốc chống trầm cảm đối với những bệnh nhân trầm cảm béo phì hoặc mắc bệnh tiểu đường type II hoặc tăng huyết áp. Một số nghiên cứu về tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm cho thấy, trong các thuốc chống trầm cảm, bupropion có thể ít gây tăng cân hơn so với các chất ức chế tái hấp thu serotonin chọn lọc như sertraline, paroxetine, citalopram, ...

1.3 Mối liên hệ giữa tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm và các vấn đề tình dục

Một trong những tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm phổ biến nhưng lại hạn chế được nhắc đến là việc giảm hứng thú tình dục hoặc các vấn đề tình dục khác như rối loạn cương dương và giảm cực khoái.

Trong trường hợp này, bạn đừng lo ngại và tự ý ngừng dùng thuốc chống trầm cảm, hãy chia sẻ với bác sĩ để lựa chọn cách giải quyết phù hợp hơn. Một cách để làm giảm các triệu chứng này là thêm một loại thuốc chống trầm cảm khác hoặc sử dụng thuốc điều trị rối loạn cương dương. Một cách khác đó là có thể chuyển sang một loại thuốc chống trầm cảm khác không gây ảnh hưởng tới khả năng tình dục.

XEM THÊM: Thuốc chống trầm cảm: Tác dụng phụ tình dục và nhiều hơn nữa

1.4 Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ tự tử


Thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ suy nghĩ và hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên
Thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ suy nghĩ và hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên

Trên tờ hướng dẫn sử dụng của nhiều thuốc chống trầm cảm có ghi rõ lưu ý rằng dùng thuốc chống trầm cảm có thể tăng nguy cơ suy nghĩ và hành vi tự sát ở trẻ em và thanh thiếu niên bị trầm cảm nặng hoặc rối loạn tâm thần khác, đặc biệt là trong tháng đầu tiên điều trị.

Đây là một tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc chống trầm cảm. Vì thế, cha mẹ và người thân xung quanh nên theo dõi cẩn thận. Bệnh nhân không nên cố gắng tự giải quyết cảm xúc một mình, hãy trò chuyện chia sẻ với bác sĩ để có phương hướng điều trị hợp lý.

2. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc chống trầm cảm

Ngoài các tác dụng phụ của thuốc trầm cảm nêu trên như: buồn ngủ, tăng cân, giảm ham muốn tình dục, có ý nghĩ tự tử, thì việc sử dụng thuốc chống trầm cảm có thể gây ra một số các tác dụng phụ khác bao gồm buồn nôn, chóng mặt, mệt mỏi, mờ mắt, táo bón, kích động, cáu gắt, ... Những tác dụng phụ như bồn chồn, khô miệng và tiêu chảy, xuất hiện giấc mơ kỳ lạ thường biến mất sau một hoặc hai tuần.


Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm hay buồn nôn có thể là do tác dụng phụ của thuốc
Khi sử dụng thuốc chống trầm cảm hay buồn nôn có thể là do tác dụng phụ của thuốc

Bên cạnh đó, việc đồng thời áp dụng liệu pháp trò chuyện để người bệnh có cơ hội mở lòng, chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ giấu kín bên trong là cách điều trị hiệu quả nhất cho chứng trầm cảm ở mọi độ tuổi.

Bạn cần lưu ý rằng, không phải tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm ở tất cả mọi người đều giống nhau do khác biệt nhiều yếu tố như gen di truyền, lứa tuổi và cá thể. Nếu gặp phải tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm, tốt nhất bạn nên trao đổi với bác sĩ để có thể hạn chế ảnh hưởng hoặc chuyển sang loại thuốc khác phù hợp hơn.

Trầm cảm là bệnh lý nguy hiểm, nếu như không được thăm khám và điều trị tốt có thể để lại hậu quả đáng tiếc. do đó, nếu người bệnh sử dụng thuốc không đem lại kết quả tốt hoặc gặp những tác dụng phụ không mong muốn có thể đến Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec để thăm khám và điều trị.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe