Sốt phát ban thường có hai dạng là sốt ban đỏ và sốt ban đào. Cả hai đều có những triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh tương tự nhau. Đối với trẻ nhỏ, cha mẹ cần nắm rõ các biểu hiện của bệnh để phát hiện và điều trị sớm hiệu quả cho con.
1. Sốt phát ban là gì?
Bệnh sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, trên da có nổi các đốm nhỏ trên bề mặt hoặc nhô lên trên bề mặt da. Bệnh không gây ra nhiều nguy hiểm, người bệnh đặc biệt là trẻ em cần được nghỉ ngơi, uống thuốc đầy đủ sẽ khỏi và không để lại biến chứng gì.
Trắc nghiệm: Bạn có phân biệt được chính xác cảm lạnh và cúm mùa?
Cảm cúm và cảm lạnh là hai khái niệm mà chúng ta thường đánh đồng nó giống nhau, không phân biệt rõ ràng. Dưới đây là một số câu hỏi trắc nghiệm, giúp bạn có thêm những kiến thức phân biệt cảm lạnh và cảm cúm. Từ đó, có những biện pháp điều trị bệnh phù hợp.2. Nguyên nhân gây bệnh sốt phát ban
Sốt phát ban là bệnh do lây nhiễm virus human herpes 6 hoặc 7. Loại virus này lây từ người sang người, thông qua tiếp xúc cơ thể với người nhiễm bệnh trước đó, hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh sẽ bị lây nhiễm virus gây bệnh sốt phát ban. Đối với trẻ em khi ở môi trường nhà trẻ, dễ lây bệnh vì tiếp xúc với trẻ khác có virus trong sinh hoạt hàng ngày.
Ngoài ra, sốt phát ban còn có thể do một số nguyên nhân khác như sốt phát ban do chấy rận, sốt phát ban do chuột, sốt phát ban do mò mạt trong bụi rậm...
3. Biểu hiện bệnh sốt phát ban
Các triệu chứng, biểu hiện của bệnh sốt phát ban thường xuất hiện từ 1- 2 tuần sau khi mắc bệnh, thi thoảng sẽ khoogn có dấu hiệu hoặc có triệu chứng nhẹ khiến chúng ta chủ quan. Theo đó các biểu hiện cụ thể sẽ là:
- Sốt cao trên 39,4 độ ngay khi nhiễm virus gây bệnh. Các triệu chứng đi kèm như viêm họng, ho, sổ mũi, kéo dài tình trạng từ 3-5 ngày. Ở trẻ bị sốt phát ban, cha mẹ có thể thấy các hạch bạch huyết sưng lên ở phần cổ của trẻ.
- Xuất hiện hiện tượng phát ban, các nốt phát ban nổi lên theo sau cơn sốt. Trên da người bệnh bắt đầu có các đốm đỏ, nhỏ, hoặc sưng lên, một số đốm sẽ có vòng trắng bao quanh. Phát ban ở trẻ sẽ bắt đầu lan rộng từ vùng ngực, lưng, bụng, sang cổ tay và cánh tay. Có thể lan xuống chân và lên mặt, tùy tình trạng, và thường biến mất sau vài giờ, thậm chí là vài ngày mà không để lại vết tích gì trên da trẻ.
Cha mẹ cũng cần chú ý thêm dấu hiệu để phân biệt sốt phát ban đỏ và sốt phát ban đào. Sốt phát ban đỏ thường do virus sởi gây ra, trẻ cũng sẽ bị sốt, dấu hiệu sốt giảm khi phát ban xuất hiện. Phát ban ban đầu mọc ở sau tai sau đó lan ra mặt, rồi lan dần xuống ngực bụng và ra toàn thân. Các nốt ban dạng sẩn, nổi lên bề mặt da, khi mất thường để lại những vết thâm trên da gần như dạng vằn hổ. Bên cạnh đó, trẻ bị sốt phát ban đỏ có triệu chứng kèm theo là chảy nước mắt, nước mũi, ho, đỏ mắt.
Trong khi đó sốt phát ban đào thường kéo dài khoảng 3 ngày, với nốt ban xuất hiện ở mặt đầu tiên, sau đó lan xuống chân. Ban đào do virus rubella gây ra thường dày hơn, có màu nhạt hơn ban đỏ. Trẻ bị ban đào có tình trạng sưng đau hạch sau tai, hạch cổ, dưới chẩm, có thể đau khớp kèm theo.
Một số dấu hiệu, triệu chứng sốt phát ban khác có thể xuất hiện là sự khó chịu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, có hiện tượng tiêu chảy nhẹ, chán ăn, sưng mí mắt...
4. Nguyên tắc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà cha mẹ cần biết
- Hạ sốt đúng cách từ từ cho trẻ, nếu trẻ sốt từ 38oC cho trẻ uống thuốc hạ sốt loại paracetamol loại đơn chất với liều 10 - 15mg/kg cân nặng, 4 - 6 giờ một lần.
- Lau mát cho trẻ bằng nước đủ ấm
- Giảm ho, đau họng cho trẻ
- Làm thông mũi, dễ thở cho trẻ
- Cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu hóa, mềm lỏng, bổ sung đủ nước cho trẻ bị sốt
- Bổ sung vitamin A
- Giữ vệ sinh da luôn sạch và khô thoáng bằng việc tắm rửa cho trẻ sạch sẽ mỗi ngày, không nên kiêng gió, kiêng nước, kiêng ăn.
- Phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh trở nên nặng để đưa trẻ vào viện kịp thời
- Trẻ bị sốt phát ban được chăm sóc tại nhà sẽ được hướng dẫn tái khám theo hẹn mỗi ngày hoặc 2 ngày một lần tùy theo tình trạng bệnh của trẻ
- Đưa trẻ vào viện khi có các dấu hiệu: sốt cao không hạ sau khi đã phát ban, lừ đừ, ngủ li bì, hôn mê, trẻ bị co giật, trẻ thở nhanh, gấp, mệt, thở khó, phát ban không chuyển biến tốt sau 3 ngày...
Bệnh sốt phát ban không quá nguy hiểm nhưng chúng ta cần phát hiện và biết cách điều trị chăm sóc, đặc biệt là đối với trẻ bị sốt phát ban.
Nếu có triệu chứng bất thường, bạn nên được thăm khám và tư vấn với bác sĩ chuyên khoa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.