Các mốc khám thai quan trọng bà bầu cần nhớ

Các mốc khám thai quan trọng trong quá trình mang thai là điều cần thiết mà mẹ bầu cần ghi nhớ. Điều này giúp theo dõi sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các dấu hiệu bệnh lý bất thường. Vậy các mốc thời gian khám thai nào cần nhớ sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú - Bác sĩ Siêu âm sản – Chẩn đoán trước sinh – Khoa Sản - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

1. Các mốc khám thai quan trọng mẹ bầu cần nắm rõ

Để theo dõi tốt nhất tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, việc nắm rõ các mốc khám thai quan trọng là điều cần thiết. Các mốc này bao gồm 3 lần trong 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Như vậy, trong suốt thai kỳ, người phụ nữ cần nhớ 8 mốc khám thai quan trọng.  

Trong một số trường hợp gặp phải các vấn đề bất thường như cao huyết áp hoặc bệnh lý khác trong thai kỳ, số lần khám thai có thể tăng lên. Bác sĩ sẽ cung cấp lịch khám thai định kỳ và mẹ bầu cần tuân thủ lịch này để đến cơ sở y tế kiểm tra. Các mốc khám thai và xét nghiệm quan trọng được giải thích cụ thể như sau:

1.1. Lần khám thứ nhất

Khi người phụ nữ trễ kinh 3 tuần và xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ mang thai như ốm nghén, buồn nôn, nôn ói và que thử thai hiện hai vạch, cần đi khám thai lần đầu để xác nhận mang thai hay chưa. Lúc này, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cần thiết như xét nghiệm máu và siêu âm thai.  

Trong quá trình khám thai lần đầu, có thể phát hiện một số bệnh lý như bệnh tim sản, đái tháo đường, tăng huyết áp… Dựa trên kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn về tình trạng sức khỏe của người mẹ. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị chấm dứt thai kỳ nếu sức khỏe không đảm bảo.  

Ngoài ra, người phụ nữ cũng sẽ được khám phụ khoa để phát hiện những bệnh lý nguy hiểm như u buồng trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung,... nhằm đưa ra phương pháp điều trị kịp thời và hiệu quả. 

Thăm khám phụ khoa phát hiện bệnh lý nguy hiểm.
Thăm khám phụ khoa phát hiện bệnh lý nguy hiểm.

1.2. Lần khám thai thứ 2

Mốc khám thai quan trọng thứ hai diễn ra vào khoảng tuần 11-14 của thai kỳ. Trong giai đoạn từ tuần 11 đến 12, sản phụ sẽ được siêu âm thai để đánh giá sự phát triển của thai nhi và xác định ngày dự sinh, giúp dự đoán liệu trẻ sẽ sinh đủ tháng, thiếu tháng hay có nguy cơ già tháng.  

Từ tuần 10 đến 14, sản phụ sẽ tiến hành siêu âm 3D4D. Đây cũng là thời điểm duy nhất trong thai kỳ mà sản phụ có thể đo độ mờ da gáy, một chỉ số quan trọng để chẩn đoán hội chứng Down.

1.3. Lần khám thai thứ 3

Lần khám thai thứ ba là một trong các mốc khám thai quan trọng thai phụ cần nhớ. Lần khám thai này diễn ra vào khoảng tuần 16-20 của thai kỳ. Trong tuần 16, sản phụ sẽ được siêu âm hình thái chi tiết để kiểm tra kỹ các dị tật của thai nhi, đồng thời tiến hành một số xét nghiệm cận lâm sàng nhằm theo dõi sự phát triển của thai. Từ tuần 15-19, việc khám thai có thể giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh hoặc những dị dạng bào thai.

Nếu không phát hiện sớm trong những tuần lễ này, việc xác định các bất thường về hình dạng khi thai lớn hơn sẽ trở nên rất khó khăn. Do đó, sản phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ do bác sĩ đề ra. Nếu phát hiện dị dạng, sản phụ có thể phải chấm dứt thai kỳ hoặc cần xử lý ngay khi có thể.

Vào tuần thứ 20, có thể phát hiện được huyết áp thai kỳ, giúp dự phòng bệnh lý tiền sản giật và sản giật, những tình trạng có thể xảy ra trong các tuần tiếp theo. Trong lần khám này, bác sĩ cũng có thể đánh giá xem thai nhi có bị suy dinh dưỡng trong tử cung hay không, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của người mẹ để cải thiện tình trạng này. 

Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện vào lần khám thứ 3.
Các xét nghiệm cận lâm sàng được thực hiện vào lần khám thứ 3.

1.4. Lần khám thai thứ 4

Từ tuần 21-25, sản phụ sẽ thực hiện lần khám thai thứ tư. Trong khoảng tuần 21-22, sản phụ sẽ tiếp tục được siêu âm hình thái chi tiết để kiểm tra kỹ về dị tật của thai nhi và đánh giá sự phát triển của em bé trong tử cung.  

Đây là một mốc khám thai quan trọng mà người phụ nữ cần chú ý, vì trong trường hợp sản phụ có tình trạng hở eo tử cung hoặc mắc bệnh lý u buồng trứng, các thủ thuật như khâu vòng cổ tử cung hoặc phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng nên được thực hiện trong giai đoạn này để xử lý kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài ra, các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu chi tiết về sự phát triển của thai nhi theo từng tuần để nắm được các mốc khám thai quan trọng.

1.5. Lần khám thai thứ 5

Vào tuần thứ 26, sản phụ sẽ được khám thai và thực hiện các xét nghiệm kiểm tra cần thiết. Đặc biệt, trong các mốc khám thai định kỳ, đây là lần khám mà sản phụ sẽ được tiêm vắc-xin phòng uốn ván, có thể là mũi tiêm đầu tiên hoặc mũi nhắc lại.

1.6. Lần khám thai thứ 6

Trong khoảng tuần 31-35, sản phụ sẽ tiếp tục khám thai, siêu âm và tiêm phòng vắc-xin uốn ván lần thứ hai. Đặc biệt, từ tuần 31-32, lần khám này sẽ giúp xác định ngôi thai, đánh giá sự tương xứng giữa khung chậu và trọng lượng thai nhi, từ đó đưa ra dự đoán, giúp thai phụ chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở. 

Tiêm vắc-xin uốn ván lần thứ 2 trong thai kỳ.
Tiêm vắc-xin uốn ván lần thứ 2 trong thai kỳ.

1.7. Lần khám thai thứ 7

Đây là mốc khám thai quan trọng nhất trong tất cả các lần khám định kỳ, có thể trùng với thời điểm sinh của sản phụ, dù là sinh thường hay sinh mổ. Trong một số trường hợp như nhau tiền đạo, hẹp khung chậu hoặc có vết mổ cũ, bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ. Trong giai đoạn chuẩn bị sinh này, sản phụ sẽ được theo dõi chặt chẽ về tình trạng sức khỏe, nước ối, nhau thai và tình trạng thai nhi như tim thai, trọng lượng, ngôi thai… nhằm đảm bảo quá trình chuyển dạ và sinh nở diễn ra thuận lợi nhất.

1.8. Lần khám thứ 8

Từ tuần 40 trở đi mẹ bầu nên khám thai mỗi 2 ngày một lần và nhập viện khi có dấu hiệu sắp sinh theo hướng dẫn của bác sĩ.

2. Tại sao cần khám thai đầy đủ và đúng lịch hẹn?

Ngoài việc nắm rõ các mốc khám thai quan trọng, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám đầy đủ và đúng hẹn theo chỉ định của bác sĩ. Điều này giúp mẹ nắm rõ sự phát triển của thai nhi và nhận được tư vấn về chế độ chăm sóc cũng như dinh dưỡng phù hợp.

Ngoài ra, trong quá trình khám thai, thai phụ sẽ được thực hiện các loại xét nghiệm khác nhau để phát hiện sớm các bất thường về sức khỏe của mẹ và thai nhi. 

Mẹ bầu cần nắm rõ và tuân thủ các mốc khám thai quan trọng để việc theo dõi sức khỏe diễn ra tốt nhất.
Mẹ bầu cần nắm rõ và tuân thủ các mốc khám thai quan trọng để việc theo dõi sức khỏe diễn ra tốt nhất.

3. Các lưu ý cần biết

Ba tháng đầu là giai đoạn nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Bên cạnh việc chú ý đến các mốc khám thai quan trọng trong giai đoạn này và cả thai kỳ, để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé, cần lưu ý những điều sau:

Việc nắm rõ các mốc khám thai quan trọng giúp sản phụ chủ động đến các cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Trong suốt thai kỳ, cơ thể người mẹ trải qua nhiều thay đổi lớn và các rủi ro về sức khỏe cho cả mẹ và bé có thể phát sinh bất cứ lúc nào. Do đó, sản phụ cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ nhằm dự đoán và xử lý kịp thời mọi tình huống xấu có thể xảy ra. 

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng. 

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe