Xét nghiệm máu cho bệnh tim là phương pháp quan trọng trong chẩn đoán và quản lý sức khỏe tim mạch. Trước tình trạng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch ngày càng tăng trong cộng đồng, việc sử dụng các xét nghiệm máu để theo dõi và phát hiện sớm các bệnh lý trở nên cực kỳ quan trọng. Bài viết này sẽ tập trung vào việc giới thiệu các loại xét nghiệm máu phổ biến và vai trò trong chẩn đoán, giúp bệnh nhân quản lý bệnh tim thêm hiệu quả.
1. Xét nghiệm máu cho bệnh tim bằng xét nghiệm lipid máu
Cholesterol là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong xét nghiệm máu cho bệnh tim. Cholesterol cao có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Xét nghiệm cholesterol thường bao gồm:
Cholesterol toàn phần là tổng lượng chất béo trong máu. Mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch:
- Tốt nhất là mức cholesterol toàn thấp hơn 5,2 milimol mỗi lít (mmol/L).
Cholesterol lipoprotein trọng lượng phân tử thấp (LDL). Hay còn được gọi là cholesterol "xấu". Quá nhiều cholesterol LDL trong máu khiến mảng bám tích tụ trong động mạch. Sự tích tụ này làm giảm lưu lượng máu và dẫn đến các tình trạng về tim và mạch máu.
- Mức cholesterol LDL phải dưới 3,4 mmol/L. Nhưng càng thấp càng tốt. Tốt nhất là mức dưới 100 mg/dL (2,6 mmol/L).
- Đối với những bệnh người đã mắc tiểu đường > 10 năm, hoặc đái tháo đường kèm theo tăng huyết áp và tăng Cholesterol máu, tiền sử gia đình thế hệ cận kề có người bị bệnh tim mạch do xơ vữa (bệnh mạch vành, đột quỵ, bệnh mạch chi dưới) thì mức LDL-C cần < 1.8mmol/L
- Đối với những người mắc bệnh có tiền sử đau tim, đặt can thiệp đặt stent động mạch vành, đã có tiền sử đột quỵ não, phẫu thuật bắc cầu chủ vành là những người có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim cao nhất, mức LDL cần hướng tới là dướ 1,4 mmol/L.
Cholesterol lipoprotein mật độ cao (HDL). Hay còn được gọi là cholesterol "tốt" vì nó giúp mang cholesterol LDL ra khỏi động mạch, giữ cho các động mạch mở và máu lưu thông tốt hơn.
- Nam giới nên hướng tới mức cholesterol HDL trên 40 mg/dL (1,0 mmol/L). Phụ nữ nên nhắm tới mức HDL trên 50 mg/dL (1,3 mmol/L). Càng cao càng tốt.
Triglyceride: Là một loại chất béo khác trong máu. Mức độ cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
- Mức chất béo trung tính phải dưới 150 mg/dL (1,7 mmol/L).
Non-HDL cholesterol: Bằng tổng lượng cholesterol trừ đi cholesterol tốt. Non-HDL-C có liên quan đến sự tích tụ mảng bám trong động mạch. Tỷ lệ non-HDL-C là chỉ số chẩn đoán tốt hơn so với cholesterol toàn phần hoặc cholesterol LDL.
2. Xét nghiệm protein phản ứng C độ nhạy cao (hs-CRP)
Phương pháp xét nghiệm máu cho bệnh tim quan trọng thứ hai là Protein phản ứng C có độ nhạy cao (hs-CRP). Mức độ cao của hs-CRP cho thấy tình trạng viêm trong cơ thể, liên quan trực tiếp đến quá trình xơ vữa động mạch và nguy cơ bệnh tim:
- Gan tạo ra protein phản ứng C (CRP) là phản ứng của cơ thể đối với chấn thương hoặc nhiễm trùng. Phản ứng gây sưng tấy bên trong cơ thể, gọi là viêm.
- Viêm đóng vai trò chính trong quá trình tích tụ mảng bám động mạch. Xét nghiệm CRP có độ nhạy cao (hs-CRP) giúp phát hiện nguy cơ mắc bệnh tim trước khi có triệu chứng. Mức hs-CRP cao hơn có liên quan đến nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh tim.
- Nhiều nguyên nhân như cảm lạnh hoặc mệt khi chạy đường dài có thể khiến mức CRP tăng lên trong thời gian ngắn. Vì vậy, việc kiểm tra nên được thực hiện hai lần, cách nhau hai tuần. Mức hs-CRP trên 2,0 miligam mỗi lít (mg/L) cho thấy nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn.
3. Xét nghiệm Lipoprotein (a) trong máu cho bệnh tim
Lipoprotein (a), hay Lp(a), là một loại cholesterol LDL. Mức độ cao của Lp(a) có thể chỉ ra nguy cơ mắc bệnh tim.
4. Xét nghiệm HbA1c và đường máu
Xét nghiệm này đánh giá bạn có bị tiểu đường, tiền tiểu đường hay nguy cơ bị hay không.
Hba1c là trung bình đường trong 90 ngày là thông số khách quan đánh giá giai đoạn bệnh hoặc bình thường.
- HbA1c < 5.7% thì không mắc tiểu đường
- HbA1c từ 5.7 đến 6.4% là bị tiền tiểu đường
- HbA1c > 6.4% là bị tiểu đường thực sự
Ngay từ giai đoạn tiền tiểu đường, mạch máu đã có biểu hiện bị viêm dần mất sự trơn nhẵn, tạo điều kiện có các phân tử LDL-C lắng đọng. Tiếp theo cơ thể sẽ huy động nhiều tế bào và kích hoạt nhiều phản ứng để dọn dẹp phân tử LDL-C tại lòng mạch máu. Đó là khởi đầu của quá trình một chiều: xơ vữa động mạch.
Nếu bạn đã có biểu hiện xơ vữa động mạch bằng các thăm dò siêu âm Doppler mạch, ngay ở giai đoạn tiền tiểu đường bạn đã cần phải điều trị để bảo vệ tim mạch về lâu dài.
5. Xét nghiệm Peptide Natriuretic (xét nghiệm BNP)
Peptide natriuretic, đặc biệt là BNP, giúp phát hiện suy tim. Mức độ cao của BNP trong máu chỉ ra rằng tim đang phải làm việc quá sức.
6. Xét nghiệm Troponin T
Troponin T trong xét nghiệm máu cho bệnh tim là một chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán cơn đau tim và đánh giá nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Sự tăng mức troponin T trong máu cho thấy sự tổn thương của cơ tim, thường xảy ra trong cơn đau tim.
Trong quản lý bệnh tim, các xét nghiệm máu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định nguy cơ, chẩn đoán và theo dõi hiệu quả điều trị. Bác sĩ có thể sử dụng kết quả từ các xét nghiệm này để đề xuất chế độ ăn uống cụ thể, và nếu cần, bệnh nhân sẽ điều trị bằng thuốc. Xét nghiệm máu cho bệnh tim là một công cụ không thể thiếu trong việc chẩn đoán để phòng ngừa và quản lý bệnh tim mạch hiệu quả.