Các loại virus có thể dẫn đến ung thư và cách dự phòng đơn giản nhất

Virus thường ký sinh trong tế bào vật chủ và gây ra nhiều căn bệnh với các mức độ khác nhau. Một số chủng loại nguy hiểm có thể dẫn đến các bệnh ung thư ác tính nhưng hoàn toàn có thể dự phòng.

1. Virus viêm gan B và C

Virus viêm gan B (HBV)virus viêm gan C (HCV) có thể gây nhiễm trùng gan, hoặc ung thư gan. Những loại virus này thường lây truyền thông qua việc sử dụng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không an toàn hoặc tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị bệnh.

Cả HBV và HCV đều được điều trị bằng thuốc. Viêm gan C có thể được chữa khỏi chỉ sau một vài tháng điều trị. Trong khi đó, thuốc được sử dụng cho viêm gan B chỉ có tác dụng làm giảm các nguy cơ gây tổn thương gan và ung thư gan cho người bệnh.

Hiện nay đã có vắc-xin phòng ngừa viêm gan B. Do đó, những người có khả năng cao bị nhiễm HBV nên được chủng ngừa càng sớm càng tốt, bao gồm người nhiễm HIV, sử dụng thuốc bất hợp pháp hoặc nhân viên chăm sóc sức khỏe.

2. Herpesvirus

Herpes virus có thể gây ra Kaposi sarcoma - KSHV (một loại ung thư mạch máu ác tính hiếm gặp). Ung thư do KSHV thường ảnh hưởng chủ yếu tới những người có hệ thống miễn dịch yếu không thể chống lại sự nhiễm trùng, bao gồm người bị AIDS, người đã ghép tạng hoặc đã điều trị hóa trị liệu.

Virus KSHV thường lây lan thông qua quan hệ tình dục, đường máu, và nước bọt. Để ngăn ngừa nguy cơ bị lây nhiễm, bạn nên sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ và hạn chế số lượng bạn tình.


Quan hệ tình dục an toàn để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus Herpes
Quan hệ tình dục an toàn để giảm thiểu nguy cơ bị lây nhiễm virus Herpes

3. Merkel cell polyomavirus (MCV)

MCV là một loại virus phổ biến gây nhiễm trùng da. Khi xâm nhập vào cơ thể, chúng thường không gây ra các triệu chứng rõ rệt. Trong một số trường hợp nhất định, MCV có thể dẫn đến ung thư biểu mô tế bào Merkel, một loại ung thư da hiếm gặp.

Để ngăn ngừa ung thư biểu mô tế bào Merkel và một số bệnh ung thư da khác, các chuyên gia da liễu khuyến cáo mọi người nên sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 khi đi ra ngoài.

4. Papillomavirus ở người (HPV)

HPV là một nhóm gồm hơn 200 loại vi rút khác nhau, và trong số đó có nhiều loại có khả năng gây bệnh ung thư. HPV thường lây lan khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Các loại HPV thông thường có thể tự biến mất và không gây ra bất kỳ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm virus có nguy cơ cao gây ung thư, nó có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ, dương vật, hậu môn, lưỡi hoặc amidan.

Hiện nay, các chuyên gia y tế khuyến cáo mọi người nên đi tiêm chủng vắc-xin HPV để ngăn ngừa bị nhiễm virus.


Cả nam và nữ đều nên đi tiêm chủng vắc-xin HPV để ngăn ngừa ung thư
Cả nam và nữ đều nên đi tiêm chủng vắc-xin HPV để ngăn ngừa ung thư

5. Virus gây suy giảm miễn dịch ở người loại 1 (HIV-1 hoặc HIV)

HIV thường lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn hoặc sử dụng chung kim tiêm bị nhiễm virus. Ngay cả những em bé chưa sinh ra cũng có nguy cơ bị nhiễm bệnh nếu trong thời gian mang thai người mẹ bị nhiễm HIV, hoặc lây truyền sang trẻ sơ sinh qua tuyến sữa khi mẹ cho con bú.

Những người bị nhiễm HIV thường có hệ thống miễn dịch yếu, và có khả năng mắc một số căn bệnh ung thư cao hơn so với những người khác, bao gồm:

Bạn có thể ngăn ngừa lây nhiễm HIV bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và không dùng chung kim tiêm với người khác. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc có tác dụng phòng ngừa HIV, chẳng hạn như điều trị dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) và điều trị dự phòng sau phơi nhiễm (PEP).

6. Siêu vi trùng bạch cầu T loại 1 ở người (HTLV-1)

HTLV-1 là một siêu vi trùng thường tấn công vào các tế bào T- một loại tế bào bạch cầu trong cơ thể. Nó có khả năng gây ra bệnh bạch cầu và ung thư hạch cho người bị nhiễm phải.

HTLV-1 lây truyền thông qua một số cách sau, bao gồm:

  • Từ mẹ sang con trong khi sinh hoặc cho con bú
  • Ghép tạng
  • Dùng chung kim tiêm với người bị nhiễm bệnh
  • Không sử dụng biện pháp bảo vệ an toàn khi quan hệ tình dục

Các triệu chứng và sự tiến triển của HTLV-1 là khác nhau đối với mỗi người. Khi nhiễm phải loại vi rút này, người bệnh sẽ mang theo chúng suốt cả đời và phải thường xuyên thăm khám hoặc kiểm tra để làm giảm nguy cơ ung thư.

Để ngăn chặn vi rút lây lan, tốt bạn nên sử dụng bao cao su và hạn chế số lượng bạn tình. Những phụ nữ bị nhiễm bệnh cũng không nên cho con bú để tránh lây truyền virus sang cho trẻ.


Siêu vi trùng HTLV-1 có thể lây truyền từ mẹ sang con khi cho bú
Siêu vi trùng HTLV-1 có thể lây truyền từ mẹ sang con khi cho bú

7. Virus Epstein-Barr (EBV)

EBV là một loại virus phổ biến. Hầu hết mọi người có thể bị nhiễm nó vào một thời điểm nào đó trong cuộc sống. Những người bị EBV vẫn khỏe mạnh và không có bất kỳ triệu chứng nào.

Trong một số trường hợp nhất định, vi rút EBV có thể gây ra bệnh bạch cầu đơn nhân và một số tình trạng nghiêm trọng khác, chẳng hạn như viêm màng não hoặc viêm phổi.

Một số bệnh ung thư có liên quan đến EBV, bao gồm:

  • Ung thư biểu mô vòm họng (ung thư vòm họng trên)
  • U lympho Burkitt
  • U lympho tế bào T
  • Ung thư hạch Hodgkin và không Hodgkin
  • Sarcoma mô mềm
  • Rối loạn tăng sinh lympho sau ghép (quá nhiều tế bào bạch cầu)

Hiện nay không có vắc-xin phòng ngừa EBV, tuy nhiên bạn có thể tự bảo vệ bản thân bằng cách không hôn, hoặc chia sẻ đồ uống, thực phẩm hay các vật dụng cá nhân với người bị nhiễm virus. Ngoài ra, để cải thiện các triệu chứng do EBV gây ra, bạn nên uống nhiều nước, nghỉ ngơi điều độ và uống thuốc giảm đau.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe