Các loại thuốc có thể gây hại cho thận của bạn

Suy thận mãn tính là bệnh lý khá phổ biến hiện nay. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến suy thận, trong đó việc sử dụng thuốc sai cách là một trong những nguyên nhân thường bị mọi người lơ là. Các thuốc gây hại cho thận có thể là các thuốc dùng ngắn ngày như thuốc kháng sinh... hoặc kể cả thuốc sử dụng mãn tính như thuốc huyết áp...

1. Một số loại thuốc có thể gây hại cho thận

Thận là một trong những cơ quan quan trọng của con người. Chức năng của 2 quả thận là đào thải các chất độc mà cơ thể sản sinh ra và duy trì một lượng dịch cơ bản trong cơ thể. Bên cạnh đó, thận còn có các nhiệm vụ khác như bài tiết một số loại hormone tham gia điều huyết áp cơ thể, tiết ra một số chất kích thích tủy xương sản sinh hồng cầu (erythropoietin) và tham gia tổng hợp vitamin D giúp hệ xương khớp chắc khỏe.

Khi các chức năng của thận không làm việc hiệu quả đồng nghĩa với tình trạng bị suy thận. Có nhiều nguyên nhân khác gây suy thận và một trong số đó là sử dụng các loại thuốc điều trị.

XEM THÊM: Uống collagen có hại thận và dạ dày không?

1.1. Kháng sinh

Kháng sinh là loại thuốc đầu tiên và hay gặp nhất có thể gây suy thận khi sử dụng không đúng chỉ định. Mỗi nhóm hoặc loại kháng sinh khác nhau gây tổn thương đến thận theo nhiều cách khác nhau.

  • Một số kháng sinh khi hoạt động có thể tạo ra các tinh thể bền chắc, khó bị vỡ và bám vào đường lưu thông của nước tiểu người bệnh;
  • Thuốc kháng sinh gây tổn thương các tế bào trong quá trình thận lọc để đào thải chúng ra ngoài;
  • Một số người bệnh dị ứng với kháng sinh và gây ảnh hưởng đến chức năng thận.

Những tác động này sẽ tăng nguy cơ xảy ra trong trường hợp bệnh nhân sử dụng kháng sinh sai cách, dùng kéo dài hoặc liều lượng cao hơn chỉ định của bác sĩ.


Thuốc kháng sinh gây hại cho chức năng thận
Thuốc kháng sinh gây hại cho chức năng thận

1.2. Thuốc lợi tiểu

Đây là nhóm thuốc giúp thận tăng quá trình lọc để bài tiết nước tiểu nhiều hơn, thuốc được chỉ định như một thuốc huyết áp, thuốc trị suy tim hoặc điều trị tình trạng sưng phù. Thuốc lợi tiểu giúp thải bớt lượng dịch dư thừa bên trong cơ thể, tuy nhiên tác dụng không mong muốn của nhóm thuốc này là có thể khiến bệnh nhân bị mất nước và vô tình gây tổn thương cho 2 quả thận.

1.3. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Điều quan trọng nhất đối với các bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau kháng viêm NSAID dạng không kê đơn (như aspirin, ibuprofen hoặc naproxen) hoặc được bác sĩ kê đơn đó là: không sử dụng thuốc quá thường xuyên (lạm dụng), dùng trong thời gian dài hơn hoặc sử dụng thuốc liều cao hơn chỉ định bác sĩ. Nguyên nhân là do việc lạm dụng thuốc giảm đau NSAID là nguyên nhân gây ra đến 5% trường hợp suy thận mãn tính hàng năm.


Chức năng thận có thể bị suy giảm nếu lạm dụng thuốc NSAID
Chức năng thận có thể bị suy giảm nếu lạm dụng thuốc NSAID

1.4. Thuốc ức chế bơm proton (PPI)

Thuốc ức chế bơm proton được chỉ định trong điều trị các vấn đề dạ dày như chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản. Tác dụng của nhóm thuốc này là giảm lượng axit trong dạ dày người bệnh, tuy nhiên các nghiên cứu gần đây đã chứng minh nếu sử dụng thuốc trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến suy thận.

Một nhóm thuốc khác giúp điều trị các bệnh lý tương tự là thuốc kháng histamin H2. Nhóm thuốc này có ưu điểm là ít gây ra những vấn đề liên quan đến thận hơn so với thuốc ức chế bơm proton. Do đó những bệnh nhân có chỉ định PPI điều trị kéo dài cần trao đổi với bác sĩ về việc chuyển sang một loại thuốc khác vừa giúp điều trị hiệu quả vừa hạn chế tổn thương đến thận.

1.5. Thuốc nhuận tràng

Các sản phẩm thuốc nhuận tràng dạng không kê đơn hoặc được bác sĩ chỉ định sử dụng đều có thể tạo ra các tinh thể lắng đọng tại thận của người bệnh, từ đó có thể làm tổn thương hoặc gây suy thận.

1.6. Một số loại thuốc khác

Những bệnh nhân đã có bệnh lý thận mãn tính trước đây cần lưu ý khi sử dụng một số loại thuốc sau vì chúng có thể làm chức năng thận xấu hơn hoặc suy thận vĩnh viễn, bao gồm:

XEM THÊM: 10 lời khuyên dùng thuốc huyết áp chuẩn xác


Thuốc điều trị cholesterol máu tăng nguy cơ gây hại cho thận
Thuốc điều trị cholesterol máu tăng nguy cơ gây hại cho thận

2. Uống thuốc huyết áp có hại thận không?

Huyết áp là bệnh lý có tỷ lệ gặp rất cao hiện nay, do đó việc sử dụng các thuốc huyết áp cũng trở nên phổ biến hơn. Vậy uống thuốc huyết áp có hại không? Bất kỳ loại thuốc nào thì ngoài tác dụng điều trị bệnh chính vẫn có thể gây ra các tác dụng không mong muốn khác nhau (trong đó có suy thận), đặc biệt khi sử dụng sai chỉ định của bác sĩ.

Một số loại thuốc huyết áp hay sử dụng và tác dụng phụ:

  • Thuốc lợi tiểu (như thiazid, hydroclorothiazid, indapamid, furosemid, spironolacton...): Như đã đề cập ở trên, nhóm thuốc huyết áp này có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến chức năng thận của bệnh nhân. Ngoài ra, thuốc huyết áp nhóm lợi tiểu còn gây ra một số tác dụng phụ khác như hạ huyết áp tư thế, rối loạn các chất điện giải (như hạ canxi, kali, magie máu), gây liệt dương ở nam giới và đặc biệt là gây tăng đường huyết. Do đó, cần lưu ý khi sử dụng cho bệnh nhân đái tháo đường;
  • Thuốc chẹn beta (bao gồm atenolol, propranolol, metoprolol, bisoprolol, carvedilol...): Nhóm thuốc huyết áp này có thể gây co thắt mạch ngoại biên, ức chế nhịp tim gây chậm nhịp quá mức, co thắt đường hô hấp và rối loạn giấc ngủ. Do đó, nhóm thuốc này có chống chỉ định với bệnh nhân tiền căn hen suyễn hoặc nhịp tim chậm;
  • Thuốc ức chế men chuyển (như captopril, enalapril, lisinopril, perindopril...): uống thuốc huyết áp có gây hại thận không đối với thuốc ức chế men chuyển, câu trả lời là có thể. Các thuốc ức chế men chuyển có thể gây suy giảm chức năng thận, phù mạch, đau đầu, sụt cân, choáng váng, tăng men gan, rối loạn vị giác, đau cơ, đau khớp, gây liệt dương ở nam giới và hạ huyết áp tư thế. Trong đó, đặc biệt nhất chính là gây ho khan kéo dài và tự hết khi ngưng thuốc;
  • Thuốc chẹn kênh canxi (như nifedipin, amlodipin, felodipin...): Các thuốc huyết áp nhóm này có thể gây ra các tác dụng phụ như đau đầu, mệt mỏi, hồi hộp, choáng váng...
  • Thuốc giãn mạch (như hydralazine, minoxidil...): Tác dụng phụ hay gặp bao gồm nhịp tim nhanh, hồi hộp, đánh trống ngực, đỏ bừng mặt;
  • Thuốc tác động vào hệ thần kinh trung ương có thể gây khô miệng, buồn ngủ, giữ nước, nhịp tim chậm, nhức đầu, choáng váng, buồn nôn, nôn ói.

Uống thuốc huyết áp có thể gây khô miệng
Uống thuốc huyết áp có thể gây khô miệng

Bên cạnh tác dụng điều trị thì một số loại thuốc có thể gây hại cho thận, đặc biệt là khi người bệnh sử dụng sai liều lượng. Vì thế để đảm bảo hiệu quả, cũng như tránh gây hại cho thận, người bệnh cần khai rõ tiền sử bệnh và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe