Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I Trần Văn Sáng - Bác sĩ Da liễu - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.
Bệnh nấm là loại bệnh thường gặp bởi nấm sống trong môi trường và có thể phát triển nhanh với điều kiện ấm áp, ẩm ướt. Nếu phát hiện triệu chứng của bệnh sớm có thể giúp cho quá trình điều trị hiệu quả, đồng thời ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
1. Nhiễm nấm móng
Nhiễm nấm móng là một trong các loại bệnh nấm thường gặp phổ biến ở móng tay hoặc móng chân có thể khiến cho móng bị thay đổi màu, dày ở bờ tự do củ móng, ly tách móng và bị mục móng.
Nhiễm nấm móng có thể do nhiều loại nấm khác nhau (nấm men hoặc nấm sợi) sống trong môi trường. Các vết nứt nhỏ trên móng tay hoặc vùng da xung quanh có thể cho phép những vi khuẩn này xâm nhập vào móng tay và gây nhiễm trùng. Bất cứ ai cũng cũng thể bị bệnh nấm móng, nhưng đối tượng dễ bị nhiễm hơn là những người lớn tuổi; chấn thương móng tay hoặc phẫu thuật móng tay; bệnh tiểu đường; hệ thống miễn dịch suy yếu; gặp phải vấn đề về lưu thông máu, chân của vận động viên.
Triệu chứng: Bệnh nấm móng thường có triệu chứng là: Thay đổi màu sắc của móng (vàng, nâu hoặc trắng), dày ở bờ tự do củ móng, ly tách móng và bị mục móng.
- nhiễm nấm móng thường không đau, trừ khi bệnh trở nên nghiêm trọng. Một số người bị nhiễm nấm móng chân cũng có thể bị nhiễm nấm da ở bàn chân, đặc biệt là giữa các ngón chân.
- Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh nấm móng có thể nhìn móng bị ảnh hưởng và hỏi về các triệu chứng. Ngoài ra, có thể lấy móng tay soi dưới kính hiển vi hoặc gửi đến phòng thí nghiệm nuôi cấy nấm.
- Điều trị: Nhiễm nấm móng có thể khó chữa và bệnh sẽ không khỏi nếu không được điều trị bằng thuốc. Điều trị tốt nhất cho nấm móng là thuốc theo kê đơn của bác sĩ da liễu. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, bác sĩ có thể loại bỏ móng hoàn toàn, và phải mất vài tháng đến một năm để loại bỏ nhiễm trùng.
- Phòng bệnh: Để phòng bệnh nấm móng cần giữ cho bàn tay và bàn chân sạch sẽ, khô ráo. Cắt móng tay và móng chân đồng thời giữ cho chúng luôn được sạch sẽ, không đi chân trần ở các khu vực thay đồ và nhà tắm công cộng, không sử dụng chung kìm bấm móng tay.
2. Viêm âm đạo
Bệnh nấm Candida là một bệnh nhiễm trùng bởi nấm men. Candida thường sống bên trong ở thể (chẳng hạn miệng, cổ họng, ruột và âm dạo) và trên da mà không ra bất kỳ vấn đề nào. Đôi khi Candida có thể nhân lên và gây nhiễm trùng nếu đó là môi trường âm đạo.
Những người có khả năng nhiễm bệnh nấm âm đạo bao gồm: Phụ nữ đang mang thai; phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai; bị tiểu đường; có hệ thống miễn dịch kém (Nhiễm HIV hoặc sử dụng các loại thuốc làm suy yếu hệ thống miễn dịch như steroid, hoá trị liệu...); đang hoặc đã sử dụng kháng sinh.
- Triệu chứng: Nhiễm bệnh nấm Candida ở âm đạo sẽ gây ra các triệu chứng như: ngứa âm đạo hoặc đau nhức khi giao hợp; Dịch tiết âm đạo bất thường. Mặc dù hầu hết nấm candida âm đạo là nhẹ, nhưng ở một số phụ nữ có thể sẽ bị trùng nặng liên quan đến đỏ, sưng và vết nứt trên thành âm đạo.
- Chẩn đoán và xét nghiệm: Để chẩn đoán bệnh nấm âm đạo cần lấy một mẫu nhỏ dịch âm đạo và quan sát dưới kính hiển vi, hoặc có thể gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy. Tuy nhiên, nuôi cấy nấm dương tính không phải lúc nào cũng có nghĩa là do candida gây ra.
- Điều trị: Nấm candida âm đạo thường được điều trị bằng thuốc kháng nấm. Đối với hầu hết các bệnh nhiễm trùng, phương pháp điều trị là sử dụng thuốc kháng nấm đặt trong âm đạo hoặc một liều fluconazole bằng đường uống. Đối với trường hợp nhiễm nấm nặng, cần bổ sung thêm phương pháp điều trị. Những phương pháp này bao gồm: liều uống fluconazole, hoặc các thuốc đặt âm đạo như acid boric, nystatin, flucytosine.
- Phòng bệnh: Để ngăn ngừa nhiễm nấm âm đạo, nên sử dụng quần áo có chất liệu vải cotton. Chỉ sử dụng kháng sinh khi được sự chỉ định của bác sĩ.
3. Nhiễm nấm Candida ở miệng, cổ họng và thực quản
Bệnh nấm candida ở miệng và cổ họng được gọi là nấm miệng. Còn bệnh nấm candida ở thực quản (ống nối cổ họng với dạ dày) được gọi là bệnh viêm thực quản do nấm candida. Nấm candida thực quản là một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở những người nhiễm HIV/AIDS, ung thư máu, người người mắc bệnh bạch cầu, ung thư hạch.Người điều trị các thuốc ức chế miễn dịch kéo dài.
Bệnh nấm miệng, cổ họng và thực quản là không phổ biến ở người lớn khỏe mạnh. Những người có nguy cơ cao nhiễm bệnh bao gồm trẻ sơ sinh, đặc biệt là những trẻ dưới 1 tháng tuổi và những người thường: đeo răng giả, bị tiểu đường, bị ung thư, bị nhiễm HIV/AIDS, uống kháng sinh hoặc corticosteroid
- Triệu chứng: Bệnh nấm miệng và cổ họng có nhiều triệu chứng khác nhau, bao gồm: các mảng trắng ở má trong, lưỡi, vòm miệng và cổ họng; đỏ hoặc đau; mất vị giác; đau khi ăn hoặc nuốt; nứt và đỏ ở khoé miệng. Các triệu chứng nấm candida ở thực quản bao gồm đau khi nuốt và khó nuốt.
- Chẩn đoán và xét nghiệm: Bác sĩ có thể chẩn đoán nấm miệng hoặc cổ họng bằng cách quan sát vị trí mắc nấm. Đôi khi, bác sĩ có thể lấy một mẫu nhỏ từ miệng hoặc cổ họng gửi đến phòng thí nghiệm để quan sát dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy nấm. Đối với nấm thực quản thì thường chẩn đoán bằng nội soi.
- Điều trị: Bệnh nấm miệng, cổ họng và thực quản đều được điều trị bằng thuốc chống nấm. Thời gian điều trị khoảng từ 7-14 ngày. Những loại thuốc này bao gồm: clotrimazole, miconazole hoặc nystatin. Đối với những trường hợp nhiễm trùng nặng, phương pháp điều trị phổ biến nhất là sử dụng fluconazole bằng đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch.
- Phòng bệnh: Cách ngăn ngừa nấm ở miệng, cổ họng là duy trì sức khỏe răng miệng, súc miệng hoặc đánh răng sau khi sử dụng corticosteroid dạng hít.
4. Bệnh nấm da mảng tròn( Lác đồng tiền, hắc lào)
Bệnh nấm da mảng tròn là bệnh nhiễm trùng da phổ biến do nấm gây ra. Nó gây ra các mảng thương tổn da hình tròn (giống hình đồng tiền). Nấm gây nhiễm trùng có thể sống trên da, bề mặt và trên các vật dụng như quần áo, khăn tắm, khăn trải giường.
Các khu vực trên cơ thể có thể bị nhiễm nấm: Bàn chân, háng, đùi trong hoặc mông, da đầu, râu. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến da trong hầu hết bộ phận cơ thể như móng tay và móng chân.
- Triệu chứng: Tùy thuộc vào vị trí nhiễm nấm trên cơ thể sẽ có các triệu chứng khác nhau. Triệu chứng xuất hiện khoảng từ 4-14 ngày sau khi da tiếp xúc với nấm gây bệnh.
- Chẩn đoán và điều trị: Bác sĩ có thể lấy những mảng da nhỏ để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc gửi đến phòng thí nghiệm để nuôi cấy nấm. Điều trị nấm mảng tròn phụ thuộc vào vị trí của nó trên cơ thể và mức độ nhiễm trùng. Một số dạng nấm có thể sử dụng thuốc không kê đơn. Hoặc sử dụng kem bôi da. Đối với vị trí trên da có thể sử dụng thuốc không kê đơn bao gồm: Clotrimazole ; Miconazole; Terbinafine ; Ketoconazole. Đối vị trí da đầu thường cần điều trị bằng thuốc kháng nấm theo toa từ 1 đến 3 tháng. Thuốc này bao gồm: Griseofulvin; Terbinafin; Itraconazole; Fluconazole.
Nguồn tham khảo: cdc.gov