Các khuyến cáo về tầm soát ung thư vú

Ung thư vú là bệnh phổ biến ở nữ giới và nó là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở phụ nữ trên toàn thế giới. Điều trị ung thư vú đem lại kết quả khả quan ở những giai đoạn sớm, nhưng ở giai đoạn sớm thì các biểu hiện không rõ. Cho nên, tầm soát ung thư vú có giá trị rất cao giúp phát hiện sớm bệnh.

1. Tầm soát ung thư vú là gì?

Nếu bạn thắc mắc việc tầm soát ung thư vú là làm gì? Thì câu trả lời cho câu hỏi của bạn đó là: Tầm soát ung thư vú là việc thực hiện việc thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng để phát hiện sự hình thành bệnh ung thư vú, ngay cả khi bạn chưa có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào.

Kiểm tra vú thường xuyên để phát hiện các dấu hiệu ung thư là một phần quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe. Đó là bởi vì có nhiều xét nghiệm tầm soát ung thư vú có thể phát hiện ung thư rất lâu trước khi bạn có thể tự nhận thấy các triệu chứng.

Các xét nghiệm tầm soát ung thư vú có thể phát hiện những thay đổi nhỏ trong mô vú. Khi ung thư vú được phát hiện và điều trị ở giai đoạn sớm nhất, việc điều trị thường có tỷ lệ thành công hơn, thậm chí tỷ lệ sống trên 5 năm là 100% ung thư vú ở giai đoạn 0. Nhưng khi ung thư vú được phát hiện ở giai đoạn sau, việc điều trị thường tốn nhiều thời gian hơn và tỷ lệ sống sót sau 5 năm thấp hơn.

2. Khi nào nên tầm soát ung thư vú?

Việc thực hiện tầm soát ung thư vú được khuyến cáo với các đối tượng và số lần thăm khám bao gồm:

  • Tuổi tác: Nếu từ 40 đến 49 tuổi, khuyến cáo là tùy thuộc vào lựa chọn cá nhân và nên sàng lọc có thể xảy ra 2 năm một lần; nếu độ tuổi từ 50–74 thì cần sàng lọc từ 1 đến 2 năm một lần; trên 75 tuổi cũng tương tự nên sàng lọc vẫn tượng tự, nếu như bạn không tự nhận thấy sự bất thường ở mô vú nào.
  • Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, thì nên tầm soát ở độ tuổi sớm hơn, từ 30 tuổi trở lên và nên thực hiện hàng năm hoặc hai lần một năm. Hoặc thời điểm bạn phát hiện người trong gia đình mắc bệnh. Một số yếu tố nguy cơ, bao gồm:
    • Xét nghiệm thấy bản thân có đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
    • Bạn có mô vú dày đặc hơn.
    • Có họ hàng gần như ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột, con, cô, chú hoặc anh chị họ bị đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2
    • Bạn đã từng điều trị bức xạ ở vùng ngực của bạn khi bạn từ khi 10 đến 30 tuổi
    • Có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú nói riêng và ung thư nói chung, điều này làm tăng nguy cơ ung thư vú.
    • Có tiền sử gia đình gần như bố mẹ, anh chị em ruột gặp một số rối loạn hiếm gặp như hội chứng Li-Fraumeni, hội chứng Cowden hoặc hội chứng Bannayan-Riley-Ruvalcaba.
  • Cũng nên tầm soát khi bạn tự sờ hay thăm khám vùng ngực thấy khối.

3. Tầm soát ung thư vú bằng cách nào?

Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe có thể phát hiện những thay đổi trong mô vú của bạn. Kể cả các dấu hiệu ban đầu của ung thư chưa xuất hiện thông qua một số khám xét và xét nghiệm khác nhau, bao gồm:

  • Khám vú lâm sàng

Đầu tiên bác sĩ sẽ kiểm tra vú của bạn bằng tay để phát hiện xem có bất kỳ khối u hoặc bất thường nào có thể sờ thấy được.

Một số nhà nghiên cứu, chỉ ra rằng các bác sĩ có thể phát hiện một số loại ung thư thông qua thăm khám lâm sàng mà có thể bị bỏ sót khi chụp quang tuyến vú. Tuy nhiên, đối với một số nhóm người thì việc thăm khám có thể chỉ được sử dụng hạn chế như một công cụ hỗ trợ chẩn đoán.

Hạn chế là việc khám vú đôi khi khá nhạy cảm khiến nhiều người ngại thực hiện. Nếu như bạn cảm thấy khó khăn hoặc lo lắng việc khám vú mà bỏ qua tầm soát, thì bạn hãy đưa ra yêu cầu với bác sĩ thực hiện thăm khám cùng giới tính hoặc thực hiện các biện pháp tầm soát khác.

Ngoài ra, khám vú cũng là một biện pháp được khuyến cáo và hướng dẫn thực hiện như một cách tầm soát ung thư vú tại nhà. Bạn nên tự thăm khám mô vú khi tắm, nên thực hiện thường xuyên để phát hiện sớm bất thường.

  • Chụp x quang vú (hay còn gọi là chụp nhũ ảnh)

Chụp nhũ ảnh là phương pháp tầm soát ung thư vú được công nhận và thực hiện rộng rãi nhất. Phương pháp chụp X-quang vú là sử dụng tia X để thăm khám mô vú, được chụp bằng máy chụp nhũ ảnh. Đây là phương pháp chủ yếu được khuyến cáo trong việc tầm soát ung thư vú.

  • Chụp nhũ ảnh 3D

Loại chụp quang tuyến vú này còn được gọi là quá trình thăm khám tổng quát vú. Nó cung cấp hình ảnh rõ ràng và chi tiết hơn nhiều về mô vú của bạn. Nó có thể tạo ra hình ảnh rõ ràng hơn so với chụp quang tuyến vú thông thường và có thể hiệu quả hơn trong việc xác định vị trí có thể mắc bệnh ung thư. Các bài kiểm tra 3D cũng có thể làm giảm khả năng bị bỏ sót tổn thương hay việc xác định mô tổn thương ở vị trí nào.

  • Siêu âm

Siêu âm là phương sử dụng sóng âm thanh đi qua mô vú và phản hồi lại để tạo ra hình ảnh bên trong vú của bạn. Nó là phương pháp an toàn và đặc biệt tốt để phân biệt giữa khối u rắn và cục chứa đầy chất lỏng trong mô vú. Trong quá trình siêu âm, bác sĩ hay kỹ thuật viên bôi một ít gel lên vú của bạn và sau đó di chuyển một đầu do thăm quanh bề mặt vú của bạn để ghi lại hình ảnh do sóng âm thanh tạo ra. Phương pháp này phù hợp với những người có ít mô mỡ trên tuyến vú, vì điều này ảnh hưởng tới kết quả thăm khám.

  • Chụp cộng hưởng từ (MRI)

Chụp MRI vú sử dụng năng lượng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết về mô vú của bạn. Chụp MRI có thể đặc biệt hữu ích nếu bạn có mô vú dày, việc siêu âm và Xquang dễ bỏ sót tổn thương.

Trong khi chụp MRI, bạn được cho nằm trên bàn có khoảng trống cho vùng ngực. Rồi các thiết bị quét xoay quanh bạn và thường không gây hại.

Tuy nhiên, nếu ai đó cảm giác không thoải mái trong không gian kín, thì việc chụp MRI có thể khiến họ cảm thấy lo lắng. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu chụp MRI, hãy cho họ biết nếu bạn là người sợ hãi không gian kín. Để có thể tìm sách giúp bạn giảm bớt căng thẳng và lo lắng.

4. Một số điều lưu ý khi khám sàng lọc bằng chụp X-quang tuyến vú

Chụp X quang tuyến vú sử dụng tia X, nên nó thường có thể gây ra các vấn đề của tia X nên không hoàn toàn an toàn như các phương pháp tầm soát ung thư vú khác. Nó thường được thực hiện tại những cơ sở thăm khám bằng chẩn đoán hình ảnh, tuy nhiên để nâng cao hiệu quả và hạn chế rủi ro bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nếu có thể, bạn hãy cố gắng chụp nhũ ảnh tại cùng một trung tâm mọi lần thực hiện tầm soát. Đó là vì bác sĩ X quang sẽ có thể xem mô vú của bạn đã thay đổi như thế nào theo thời gian. Nếu bạn cần đến một trung tâm khác, hãy mang hình ảnh hoặc lấy hình ảnh trung tâm cũ đến trung tâm mới.
  • Nếu bạn đang có kinh nguyệt và cảm thấy ngực căng tức liên quan tới kỳ kinh nguyệt, hãy cố gắng lên lịch chụp X-quang tuyến vú vào thời điểm không gần với kỳ kinh nguyệt. Đó là bởi vì chụp quang tuyến vú liên quan đến việc nén mô vú của bạn.
  • Nếu như bạn có đặt silicon trong ngực của mình, cũng cần thông báo với bác sĩ. Vì việc đè nén mô vú khi chụp có thể ảnh hưởng tới nó.
  • Không nên bôi các loại như phấn, chất khử mùi, kem hoặc kem dưỡng da dưới cánh tay vì nó có thể làm cho hình ảnh của phim khó đọc và ảnh hưởng tới sự chính xác.
  • Nếu bạn đang cho con bú hoặc bạn đang mang thai, hãy nói với bác sĩ trước khi xét nghiệm.
  • Khi chụp ngực của bạn cần phải có độ phẳng nhất có thể để máy có thể chụp ảnh rõ nét. Thông thường, quá trình này có cảm giác căng tức và không thoải mái, nhưng nếu cảm thấy đau, có thể nói với kỹ thuật viên.
  • Kỹ thuật viên sẽ chụp từng bên vú một, thường là từ hai góc độ khác nhau. Mỗi hình ảnh chỉ diễn ra trong vài giây, sau đó áp lực nén lên mô vú được giải phóng. Tùy thuộc vào số lượng hình ảnh cần thiết, toàn bộ quá trình chụp quang tuyến vú có thể kết thúc trong khoảng 20 phút.

Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán hình sẽ đưa ra những chẩn đoán dựa trên hình ảnh mô vú, để bác sĩ khám bệnh có thể giải thích kỹ hơn tình trạng của bạn và đưa ra những lời khuyên hợp lý.

5. Làm gì khi kết quả không bình thường?

Nếu chỉ số tầm soát ung thư vú của bạn trên phim chụp X quang tuyến vú bất thường, thì bạn thường được thực hiện tiếp một loại chụp X quang chẩn đoán. Thực hiện các xét nghiệm bổ sung, chụp MRI, sinh thiết mô tổn thương.

Những xét nghiệm bổ sung này thường được làm thêm, không có nghĩa là bạn bị ung thư vú. Mà có thể làm khi:

  • Hình ảnh phim không đủ rõ ràng để nhìn thấy mô vú của bạn.
  • Mô vú của bạn dày khó quan sát.
  • Bác sĩ muốn xem xét kỹ hơn sự thay đổi bất thường trong mô vú của bạn.
  • Cần xem xét kỹ hơn một tổn thương ở mô vú như vết vôi hóa, u nang hoặc cột sống.
  • Có những hình ảnh mà bác sĩ có kinh nghiệm nghi ngờ là một tổn thương ung thư tại vú.

Hầu hết các trường hợp tầm soát cho kết quả tốt. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp phát hiện tình trạng bất thường. Khi đó, bác sĩ sẽ cho bạn một kế hoạch điều trị tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác mà lựa chọn điều trị.

6. Có rủi ro nào liên quan đến việc tầm soát ung thư vú không?

Hầu hết mọi thăm khám y tế đều có một số rủi ro nhất định dù tỷ lệ không cao, bao gồm cả việc kiểm tra ung thư vú. Một số rủi ro khi tầm soát bao gồm:

  • Nguy cơ ung thư liên quan đến bức xạ: Tiếp xúc với bức xạ có thể gây ra những thay đổi đối với các tế bào trong cơ thể, một số có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Nhưng bạn cần biết rằng bức xạ từ chụp quang tuyến vú là rất thấp. Nó thấp hơn so với chụp X-quang ngực thông thường và có thể so sánh được với lượng bức xạ bạn sẽ tiếp xúc trong môi trường thông thường trong khoảng thời gian khoảng 7 tuần.
  • Một nghiên cứu tỷ lệ mắc ung thư vú ở 100.000 người trong độ tuổi từ 50 đến 74 cho thấy chụp nhũ ảnh có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của ung thư vú trong khoảng từ 0,7% đến 1,6% các trường hợp.
  • Các rủi ro khác của việc tầm soát ung thư vú đôi khi có thể dẫn đến:
    • Kết quả dương tính giả, khiến cho người bệnh lo lắng. Nhưng họ lại không thực sự xảy ra bệnh ung thư.
    • Chẩn đoán quá mức các khối u vú lành tính.
    • Thực hiện sinh thiết không cần thiết của mô vú.

Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đồng ý rằng lợi ích của việc tầm soát ung thư vú thường xuyên, bao gồm cả việc phát hiện sớm ung thư, vượt xa những rủi ro của việc tự kiểm tra. Bởi vì việc tầm soát ung thư vú có thể được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện ung thư khi ung thư ở giai đoạn sớm nhất. Ung thư giai đoạn đầu thường dễ điều trị hơn so với ung thư được điều trị ở giai đoạn sau.

Tóm lại, tầm soát ung thư vú là một biện pháp chủ động phát hiện sớm bệnh. Ngay cả khi chưa có bất kỳ dấu hiệu nào. Chủ yếu việc tầm soát ung thư vú thực hiện nhờ phương pháp chụp nhũ ảnh, nhưng việc bổ sung siêu âm và chụp MRI cũng rất hữu ích với một số trường hợp.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe