Trước khi bắt đầu đi học, hầu hết trẻ em đều phát triển sự hiểu biết về phép cộng và phép trừ thông qua các tương tác trong cuộc sống hàng ngày. Điều này mang lại cho trẻ khởi đầu thuận lợi khi trẻ bắt đầu học toán ở trường.
1. Trẻ sử dụng các kỹ năng toán học từ khi nào?
Trẻ em bắt đầu sử dụng các kỹ năng toán học trong hầu hết các hoạt động và thói quen hàng ngày của trẻ. Nhưng trẻ học toán sớm không có nghĩa là trẻ sẽ lấy máy tính ra và sử dụng nó trong giờ chơi.
Ngay cả trước khi trẻ bắt đầu đi học, hầu hết trẻ em đã phát triển sự hiểu biết về phép cộng và phép trừ thông qua các tương tác hàng ngày. Ví dụ, trẻ có hai chiếc ô tô đồ chơi, trẻ cho bạn một cái, sau đó trẻ thấy rằng mình chỉ còn một chiếc ô tô.
Các kỹ năng toán học khác được giới thiệu thông qua các thói quen hàng ngày mà bạn chia sẻ với trẻ, chẳng hạn như đếm các số bậc cầu thang khi trẻ đi lên hoặc đi xuống cầu thang. Các hoạt động như thế này cũng là cách dạy trẻ học toán khá hiệu quả. Trẻ sẽ cần những kiến thức toán nào để phục vụ cho việc học ở trường tiểu học sau này? Các khái niệm và kỹ năng toán học ban đầu mà chương trình toán lớp một có, bao gồm:
- Hiểu kích thước, hình dạng và các mẫu.
- Khả năng đếm bằng lời nói: trước tiên đếm tăng dần, sau đó đếm giảm dần.
- Nhận dạng chữ số.
- Xác định số lượng nhiều hơn và ít hơn.
- Hiểu được sự tương ứng 1-1: tức là, các tập hợp phù hợp hoặc biết nhóm nào có bốn và nhóm nào có năm.
2. Các kỹ năng toán học chính cần cho việc đi học
Các kỹ năng toán học nâng cao hơn dựa trên “nền tảng” toán học ban đầu, giống như một ngôi nhà được xây trên một nền tảng vững chắc. Trong những năm đầu đời, bạn có thể học toán cùng bé để giúp bé phát triển các kỹ năng toán học được tốt hơn. Những kỹ năng toán học cơ bản trẻ cần biết, bao gồm:
2.1. Nhận biết số
Đây là khả năng đếm chính xác một dãy số theo chiều tăng dần. Sau này ở trường học, trẻ sẽ học đếm ngược. Một kỹ năng phức tạp hơn liên quan đến nhận biết số là khả năng nhìn thấy mối quan hệ giữa các số như cộng và trừ.
Một đứa trẻ 2 tuổi nhìn thấy những chiếc bánh nướng nhỏ trên đĩa. Trẻ bắt đầu đếm cùng với bố: “Một, hai, ba, bốn, năm, sáu...”
2.2. Dạy con về mặt hình ảnh
Trẻ con thích học toán hơn khi các ý tưởng toán học trở nên “thực tế”. Bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh, biểu tượng và các đối tượng liên quan đến cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Một đứa trẻ 3 tuổi đang tổ chức một buổi dã ngoại giả vờ. Trẻ đang cẩn thận bày ra bốn chiếc đĩa nhựa và bốn chiếc cốc nhựa: “Vậy là cả nhà mình đã có thể đi dã ngoại cùng nhau. Gia đình chúng ta có bốn thành viên, con có thể chuẩn bị cốc và đãi cho cả nhà”.
2.3. Cảm giác không gian
Những kiến thức về không gian mà sau này ở trường trẻ em sẽ gọi đây là “hình học”. Nhưng đối với trẻ mới biết đi, trẻ đang cảm nhận mọi thứ về hình dạng, kích thước, không gian, vị trí, hướng và chuyển động.
2.4. Dạy trẻ cách đo đạc
Trong thực tế đo đạc là việc tìm kiếm chiều dài, chiều cao và trọng lượng của một vật thể bằng cách sử dụng các đơn vị như cm, m hoặc kg. Đo lường thời gian cũng thuộc lĩnh vực kỹ năng này.
2.5. Cho trẻ hiểu về cách ước lượng
Đây là khả năng phỏng đoán chính xác về số lượng hoặc kích thước của một thứ gì đó. Trẻ nhỏ rất khó làm được điều này, bạn có thể giúp trẻ bằng cách chỉ cho trẻ nghĩa của các từ như to hơn, nhỏ hơn, gần bằng, nhiều hơn, ít hơn,...
2.6. Giải quyết vấn đề
Khả năng suy nghĩ thấu đáo một vấn đề, nhận biết có nhiều hơn một cách đưa ra câu trả lời. Đây có nghĩa là sử dụng kiến thức trong quá khứ và kỹ năng tư duy logic để tìm ra câu trả lời.
Trẻ có một cái xe đựng đồ với 3 cái lỗ ở trên cùng. Các lỗ có dạng hình tam giác, hình tròn và hình vuông. Trẻ nhặt một thứ có hình tam giác lên, sau đó, trẻ cố gắng nhét nó vào từng lỗ của chiếc xe, lúc này trẻ sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi nó rơi vào bên trong lỗ tam giác, chứ không phải lỗ hình tròn hay hình vuông. Sau đó trẻ tiếp tục nhặt các khối có hình thù khác và cố gắng cho chúng vào trong chiếc xe.
3. Kỹ năng toán học một phần của cuộc sống
Kỹ năng toán học chỉ là một phần của mạng lưới kỹ năng lớn hơn mà trẻ đang phát triển trong những năm đầu đời. Các kỹ năng này bao gồm kỹ năng ngôn ngữ, kỹ năng thể chất và kỹ năng xã hội. Kỹ năng này sẽ phụ thuộc và ảnh hưởng đến các kỹ năng khác.
Một đứa trẻ 18 tháng tuổi đang xếp các khối, bé đặt hai khối vuông chồng lên nhau, rồi đặt một khối tam giác lên trên khối đó. Bé phát hiện ra rằng không có khối nào nữa có thể nằm cân bằng trên đỉnh của khối hình tam giác. Trẻ nhìn lên bạn và chỉ cho bạn điểm mà trẻ đang cần bạn giúp đỡ. Bạn chỉ cho trẻ thấy rằng nếu bé lấy khối tam giác ra và thay vào đó là hình vuông, bé có thể xếp chồng nhiều khối hơn lên trên để xây dựng một tòa tháp cao hơn. Bạn có thể thấy trong tương tác thông thường này, tất cả các lĩnh vực phát triển của trẻ đang hoạt động cùng nhau như thế nào. Khả năng thể chất của trẻ cho phép trẻ điều khiển các khối và sử dụng kỹ năng tư duy của mình để thực hiện kế hoạch xây dựng một tòa tháp. Trẻ sử dụng ngôn ngữ và các kỹ năng xã hội của mình khi trẻ yêu cầu bạn giúp đỡ.
Cách giao tiếp hiệu quả của trẻ khiến bạn phản hồi và cung cấp sự trợ giúp mà trẻ đang cần. Điều này giúp trẻ nâng cao hơn nữa các kỹ năng xã hội khi trẻ thấy mình là người quan trọng và là một người giao tiếp tốt. Sau đó, công việc này sẽ giúp trẻ củng cố thêm kỹ năng tư duy khi trẻ học cách giải quyết vấn đề làm cho tòa tháp cao hơn.
4. Dạy trẻ học toán thông qua các hoạt động thú vị hàng ngày
Phân loại các đối tượng theo hình dạng, màu sắc và kích thước, đếm đến mười, nhận biết các nhóm và các mẫu. Bạn có thể giúp trẻ mẫu giáo thành thạo những kỹ năng toán học ban đầu này đơn giản bằng cách chơi các trò chơi trong và xung quanh nhà. Nếu bạn muốn con thích học toán, hãy cho trẻ thấy toán học là một phần của cuộc sống hàng ngày và trẻ sẽ háo hức học hơn khi bắt đầu đi học.
Dưới đây là 12 cách thú vị để dạy trẻ học toán theo từng cách thụ vị khác nhau.
4.1.Cách học trực quan
4.1.1. Tìm kiếm các con số
Khi bạn đang lái xe quanh thị trấn, hãy đề nghị trẻ tìm kiếm các con số trên đường phố và biển báo, cửa hàng, cũng như trên biển số xe. Gọi ra các số khi bạn tìm thấy chúng. Trẻ sẽ có thể nhận biết các số lên đến mười trước khi đi mẫu giáo.
4.1.2. Kết nối các dấu chấm
Kết nối các dấu chấm sẽ giúp trẻ hiểu được trình tự số, có nghĩa là một dấu chấm được theo sau bởi hai, hai bởi ba, v.v. Các hiệu sách có rất sách tô màu với các chủ đề kết nối. Bạn đừng lo lắng nếu con bạn chỉ muốn chủ đề Teletubby hoặc Pokémon, bởi tất cả đều cung cấp cho trẻ về các con số.
4.1.3. Gọi điện thoại
Viết số điện thoại của bạn bè hoặc người thân vào một mảnh giấy. Cho trẻ bấm số để trẻ tập đọc số từ trái sang phải.
4.1.4. Đếm mọi thứ xung quanh trẻ
Bạn có thể học toán cùng bé thông qua việc đố trẻ đếm mọi thứ xung quanh trẻ. Ví dụ như cho trẻ đếm số bậc thang, các cây đèn, ô tô đậu vỉa hè..
4.2. Cách học liên quan đến hình dạng
4.2.1.Đếm và phân loại các vật dụng trong nhà
Trộn dao, nĩa và thìa từ ngăn đựng đồ bạc và yêu cầu trẻ phân nhóm chúng theo loại và đếm xem mỗi nhóm có bao nhiêu cái. Làm tương tự với ngăn kéo tất của bạn, yêu cầu trẻ phân loại theo màu sắc, theo kích thước. Với bộ sưu tập thú nhồi bông của trẻ, yêu cầu trẻ phân nhóm các con vật theo kích thước lớn và nhỏ, xếp tất cả các con gấu lại với nhau sau đó nhờ trẻ giúp bạn gấp và phân loại đồ giặt. Hỏi trẻ có bao nhiêu chiếc tất? Có bao nhiêu áo phông? Yêu cầu trẻ chia chúng thành nhiều nhóm.
4.2.2. Tìm kiếm hình dạng xung quanh ngôi nhà
Yêu cầu trẻ tìm hình vuông, hình tam giác, hình tròn, ngôi sao và bất kỳ loại hình dạng nào xung quanh ngôi nhà của bạn. Trẻ sẽ được yêu cầu nhận biết, vẽ và vận dụng tốt các hình khối khi vào lớp 1. Việc trẻ nhận biết các hình dạng một cách chính xác sẽ giúp ích cho việc học hình học sau này.
4.2.3. Chơi với các câu đố hình dạng và khối
Thao tác với các vật thể ba chiều, chẳng hạn như chơi với hộp phân loại hình sẽ giới thiệu cho trẻ về hình học cơ bản cũng như giúp trẻ phát triển các kỹ năng vận động và suy luận không gian.
4.2.4. Lập sổ đếm
Hoạt động này có một phần đọc và một phần toán: Với sự giúp đỡ của bạn, hãy yêu cầu trẻ xem qua một danh mục hoặc tạp chí cũ và cắt ra tất cả các mục bắt đầu bằng chữ "A" và dán chúng lên một tờ giấy. Khi bạn đã xem qua danh sách, hãy đề nghị trẻ đếm tất cả các hình ảnh trên tờ giấy.
4.2.5. Làm một trò chơi ngoài giờ ăn nhẹ
Bạn có thể đưa cho trẻ một nắm cá vàng bằng giấy và vẽ một hình ảnh chiếc bể cá trên một mảnh giấy trắng. Cho cá vào chậu cá và cho trẻ đếm, sau đó bạn bảo trẻ lấy một con cá ra và đếm số cá còn lại trong chậu.
4.2.6. Chơi trò chơi mô hình
Khi bạn cho trẻ ăn nho xanh và nho tím, hãy yêu cầu trẻ sắp xếp chúng theo các thứ tự khác nhau.
Bạn hãy tìm kiếm các mẫu tự nhiên trong cuộc sống hàng ngày như: vòng tròn trên con sâu bướm, đường ngoằn ngoèo trên vỏ ốc hoặc những thứ đi thành từng cặp như mắt, tai hoặc hai hạt lạc trong vỏ. Hoạt động này sẽ giúp phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và khả năng tư duy trừu tượng của trẻ.
4.3. Cách học liên quan đến âm thanh
4.3.1. Nghe đếm theo bài hát
Bạn có thể cùng trẻ học đếm thông qua các bài hát thông thường phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Bất kỳ biến thể nào của vần đếm này đều giới thiệu phép trừ cơ bản cho trẻ. Tìm kiếm các trò chơi dành cho trẻ em và bài hát về các con số.
4.3.2. Cùng trẻ làm một công thức
Đưa cho trẻ các cốc và bát đo lường và để trẻ đo thành phần trong khi bạn đọc to hướng dẫn. Một cách học toán cùng bé vô cùng dễ dàng để giới thiệu các khái niệm như khối lượng và trọng lượng cho trẻ.
Dù dạy trẻ học toán hay học đếm cha mẹ cũng không được quên việc quan tâm đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng của trẻ trong giai đoạn con đang lớn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển về sau.
Ngoài ra trong giai đoạn này trẻ rất hay mắc các bệnh về tiêu hóa, sốt, mọc răng, hô hấp. Chuyên khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec luôn là nơi tiếp nhận, điều trị chuyên sâu các vấn đề thường gặp ở trẻ. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, có chuyên môn tốt và am hiểu tâm lý trẻ nhỏ sẽ giúp cha mẹ giải quyết những vấn đề con đang gặp phải một cách tốt và hiệu quả nhất.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn: babycenter.com - zerotothree.org