Các dấu hiệu cảnh báo trẻ có vấn đề về thính giác

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Thạc sĩ, Bác sĩ Đoàn Ngọc Quỳnh Trâm - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang.

Kiểm tra thính lực là biện pháp sớm nhất và quan trọng nhất để biết trẻ có bị suy giảm thính lực hay không. Tuy nhiên bố mẹ và những người chăm sóc trẻ cũng cần bổ sung kiến thức để có thể nhận biết các dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh.

Các dấu hiệu bị điếc ở mỗi trẻ có thể khác nhau và thay đổi tùy theo các mức độ suy giảm thính lực. Về bản chất, các dấu hiệu cảnh báo có thể thoáng qua và không khiến bố mẹ lo lắng (ví dụ: có thể trẻ ngủ rất say hoặc bị đau bụng và không bình tĩnh trước bất kỳ giọng nói hoặc âm thanh nhẹ nhàng hay dỗ dành của bất kỳ ai). Trong trường hợp này, bố mẹ cần liên hệ với bác sĩ của trẻ ngay lập tức nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu báo động được liệt kê bên dưới.

1. Dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh ở trẻ sơ sinh đến 3 tháng tuổi

Thính giác của trẻ sơ sinh đến khi được 3 tháng tuổi đã khá hoàn thiện và có thể lắng nghe được các âm thanh thông thường. Nếu gặp phải một trong các dấu hiệu sau, bố mẹ cần đưa trẻ đến khám tại các bác sĩ chuyên khoa:

  • Không giật mình trước những âm thanh lớn, đột ngột
  • Không phản hồi trước âm thanh, nhạc hoặc giọng nói của bố mẹ
  • Không được xoa dịu bởi những âm thanh nhẹ nhàng
  • Không di chuyển hoặc thức giấc khi có giọng nói hoặc tiếng động gần đó khi trẻ ngủ trong phòng yên tĩnh sau 2 tháng tuổi
  • Không phát ra nguyên âm như "ohh" sau 2 tháng tuổi
  • Không trở nên yên lặng khi nghe những giọng nói quen thuộc

Thính giác của trẻ sơ sinh đến khi được 3 tháng tuổi đã có thể lắng nghe được các âm thanh thông thường
Thính giác của trẻ sơ sinh đến khi được 3 tháng tuổi đã có thể lắng nghe được các âm thanh thông thường

2. Dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh ở trẻ 4 đến 8 tháng tuổi

Dấu hiệu bé bị điếc cần được lưu ý ở lứa tuổi này bao gồm:

  • Không quay đầu hoặc nhìn về nơi mà âm thanh được phát ra
  • Không thay đổi biểu cảm khi có âm thanh của giọng nói hoặc tiếng ồn lớn khi trẻ ở trong một không gian yên tĩnh
  • Không cố gắng bắt chước âm thanh nào đó
  • Chưa bắt đầu bập bẹ ê a một mình hoặc quay lại khi những người khác nói chuyện với trẻ
  • Không trả lời "không" và thay đổi giọng nói
  • Chỉ chú ý đến những tiếng động có thể cảm nhận được do tạo ra sự rung động hoặc dịch chuyển của đồ vật.
  • Với những tiếng động chỉ có thể nghe thấy, trẻ dường như không có bất kỳ phản ứng nào.

Trẻ không cố gắng bắt chước âm thanh nào đó là một trong các dấu hiệu bé bị điếc
Trẻ không cố gắng bắt chước âm thanh nào đó là một trong các dấu hiệu bé bị điếc

3. Dấu hiệu trẻ bị điếc bẩm sinh ở trẻ 9 đến 12 tháng tuổi

Dấu hiệu cảnh báo trẻ từ 9 đến 12 tháng tuổi có thể bị điếc bao gồm:

  • Không quay nhanh hoặc hướng người trực tiếp về phía phát ra tiếng ồn nhỏ
  • Không trả lời tên của trẻ
  • Không thay đổi cao độ của trẻ khi ê a.
  • Không tạo ra nhiều phụ âm khác nhau khi bập bẹ (m, p, b, g, v.v.)
  • Không phản hồi âm nhạc bằng cách nghe, bật hoặc hát theo khi trẻ được 1 tuổi
  • Không nói những từ đơn lẻ, như "da-da" và ma-ma " ở 1 tuổi,
  • Không phát âm nhiều phụ âm khác nhau ở đầu từ
  • Không hiểu các từ ngữ chỉ các đồ vật thông dụng như giày, mũ, hoặc không hiểu các mệnh lệnh đơn giản mà bố mẹ đưa ra như “nói tạm biệt”, “lại đây”

Dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị điếc là không nói những từ đơn lẻ, như
Dấu hiệu cảnh báo trẻ có thể bị điếc là không nói những từ đơn lẻ, như "da-da" và ma-ma " ở 1 tuổi

Việc phát hiện sớm thính lực ở trẻ có vấn đề sẽ đem lại cơ hội điều trị bệnh tốt hơn. Vì thế, khi cha mẹ thấy con mình chậm chạp so với các bạn đồng trang lứa, đồng thời có dấu hiệu điếc bẩm sinh thì cần sớm đưa trẻ đi kiểm tra, sàng lọc câm điếc bẩm sinh. Về lâu dài bị điếc bẩm sinh sẽ dẫn tới câm.

Để trẻ khỏe mạnh, phát triển tốt cần có một chế độ dinh dưỡng đảm bảo về số lượng và cân đối chất lượng. Nếu trẻ không được cung cấp các chất dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ dẫn đến những bệnh thừa hoặc thiếu chất dinh dưỡng ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển toàn diện của trẻ cả về thể chất, tâm thần và vận động.

Trẻ ăn không đúng cách có nguy cơ thiếu các vi khoáng chất gây ra tình trạng biếng ăn, chậm lớn, kém hấp thu,... Nếu nhận thấy các dấu hiệu kể trên, cha mẹ nên bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.

Cha mẹ có thể tìm hiểu thêm:

Các dấu hiệu bé thiếu kẽm

Thiếu vi chất dinh dưỡng và tình trạng không tăng cân ở trẻ

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: babycenter.com

Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:

Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Đối tượng sử dụng:

- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.

- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.

Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:

  • Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
  • Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
  • (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com

Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid

Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong

laminkid box 1

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe