Các dạng ECG trong nhồi máu cơ tim cấp

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh, Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Nhồi máu cơ tim cấp là tên chuyên ngành của cơn đau tim. Đau tim là một tình trạng đe dọa tính mạng xảy ra khi lưu lượng máu đến cơ tim đột ngột bị cắt đứt, gây tổn thương mô. Đây thường là hậu quả của sự tắc nghẽn trong một hoặc nhiều động mạch vành do sự tích tụ của mảng bám.

1. ECG là gì?

Điện tâm đồ (tên tiếng Anh là electrocardiogram và viết tắt là ECG hoặc EKG) sử dụng với mục đích phát hiện nhịp điện của tim và máy điện tim sẽ vẽ ra các sóng trên giấy hoặc hiển thị trên màn hình vi tính.

Các sóng này đại diện của một số sóng điện trong tim trong khoảng 60 đến 100 nhịp mỗi phút. Các sóng trong tim đều có hình dạng riêng. Nếu sóng không nhất quán hoặc không xuất hiện dưới dạng sóng tiêu chuẩn thì đây là dấu hiệu của bệnh tim.

ECG được thực hiện khi:

  • Bạn đã bị bệnh tim trong quá khứ
  • Bạn có bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, như: Tăng huyết áp, tiểu đường, cholesterol cao.
  • Bạn có dấu hiệu đau ở ngực, khó thở, cảm thấy mệt mỏi hoặc yếu người tim đập thình thịch, đánh trống ngực
  • Bác sĩ phát hiện âm thanh bất thường khi nghe tim của bạn

Nếu bạn bị bệnh tim, bạn có thể cần thực hiện ECG định kỳ để đánh giá xem tình hình bệnh có xấu đi hay không và để theo dõi hiệu quả của thuốc điều trị. ECG cũng được yêu cầu trước khi thực hiện bất kỳ loại phẫu thuật tim nào.

2. Triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp


Nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp
Nhịp tim nhanh có thể là triệu chứng của nhồi máu cơ tim cấp

Các triệu chứng phổ biến nhất của nhồi máu cơ tim cấp bao gồm:

  • Nặng ngực hoặc tức ngực
  • Đau ở ngực, lưng, hàm và các khu vực khác của phần trên cơ thể kéo dài hơn một vài phút hoặc biến mất và quay trở lại
  • Hụt hơi, đổ mồ hôi, buồn nôn, nôn
  • Ho, chóng mặt
  • Đánh trống ngực, nhịp tim nhanh.

3. Các dạng ECG trong nhồi máu cơ tim cấp


Mạch vành cấp
Mạch vành cấp

Để xác định xem bạn có bị đau tim hay không, bác sĩ sẽ nghe trái tim của bạn để kiểm tra sự bất thường trong nhịp và tiếng tim. Bác sĩ cũng sẽ thực hiện điện tâm đồ nếu họ nghi ngờ rằng bạn đã bị đau tim.

3.1 Hội chứng mạch vành cấp

Hội chứng mạch vành cấp tính có thể bao gồm các triệu chứng: Đau thắt ngực không ổn định, nhồi máu cơ tim không chênh ST và nhồi máu cơ tim thành bên (STEMI).

3.2 Nhồi máu cơ tim

Để một bệnh nhân được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim, theo Tổ chức Y tế Thế giới, người bệnh cần phải có ít nhất hai trong ba tiêu chí sau đây,:

  • Tiền sử lâm sàng của khó chịu ở ngực phù hợp với thiếu máu cục bộ, chẳng hạn như đau thắt ngực
  • Nồng độ của các chất dấu dấu tim trong máu (Troponin-I, CK-MB, Myoglobin)
  • Những thay đổi đặc trưng trên các sóng của điện tâm đồ
  • So sánh ECG hiện tại của bệnh nhân với ECG cũ là một phần quan trọng trong chẩn đoán. Mặt khác, những thay đổi đáng lo ngại của ECG vẫn nên được xử lý theo hướng giả định nếu ECG trước đó không có sẵn.

Hình ảnh ST
Hình ảnh ST

3.3 Sóng Q bệnh lý

Sóng Q bệnh lý là sóng Q có thời lượng hơn 0,04 giây và hơn 25% kích thước của các sóng R sau trong đạo trình đó (ngoại trừ các đạo trình III và aVR). Do sóng Q bệnh lý có thể mất nhiều giờ để phát triển và có thể tồn tại trong một thời gian dài, sự hiện diện của sóng Q bệnh lý mới cho thấy nhồi máu cơ tim cấp tính nhưng sự hiện diện đơn thuần của sóng Q không nhất thiết có nghĩa là nhồi máu cơ tim mới đang diễn ra.

3.4 Chênh ST

Một trong những phát hiện quan trọng nhất của nhồi máu cơ tim là sự hiện diện đoạn ST bị chênh lên. Đoạn ST là một phần của ECG bắt đầu ở cuối sóng S và kết thúc ở đầu sóng T. Điểm kết thúc của sóng Q và đoạn ST gặp nhau được gọi là điểm J. Nếu điểm J lớn hơn 2 mm so với đường cơ sở, thì đây là dấu hiệu phù hợp với nhồi máu cơ tim có ST chênh.

Xem thêm: Hướng dẫn chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe