Các cỡ và trọng lượng của khớp gối nhân tạo

Mổ thay khớp gối nhân tạo là một trong những phương pháp hiệu quả dành cho bệnh nhân gặp vấn đề về khớp. Nhờ vào sự phát triển của khoa học và kỹ thuật, việc thay thế khớp gối nhân tạo không còn quá phức tạp. Dưới đây là những thông tin giúp bệnh nhân có thể hiểu rõ hơn về cỡ và trọng lượng của khớp gối nhân tạo.

1. Những ai cần phải thay khớp gối?

Người bị thoái hoá hay gặp phải những tác động bên ngoài ảnh hưởng đến khớp gối, khó khăn trong việc đi lại và sinh hoạt thì cần phải thay khớp gối. Tuy nhiên, trong trường hợp các phương pháp điều trị bảo tồn như uống thuốc, vật lý trị liệu,... hiệu quả thì không nhất thiết phải thay khớp gối.

Thông thường, độ tuổi thay khớp gối nhiều nhất theo nghiên cứu là 60 - 80 tuổi. Tuy nhiên, khớp gối nhân tạo có thời hạn trong vòng 10 đến 15 năm, do đó cần phải thay lại sau khi khớp bị hư hỏng. Bên cạnh đó, những ai mắc các bệnh lý nội khoa khác như suy thận, suy gan, bệnh tim,... không đủ sức để chịu được ca mổ thì sẽ không chỉ định sử dụng phương pháp này.


Thay khớp gối nhân tạo gồm có 2 nhóm, đó là thay toàn phần và thay một khoang.
Thay khớp gối nhân tạo gồm có 2 nhóm, đó là thay toàn phần và thay một khoang.

2. Các loại mổ thay khớp gối nhân tạo

Thay khớp gối nhân tạo gồm có 2 nhóm, đó là thay toàn phần và thay một khoang.

2.1. Kỹ thuật thay toàn phần khớp gối

Tuỳ thuộc vào cơ thể mỗi người hay chủng tộc mà khớp gối nhân tạo sẽ có những kích cỡ khác nhau. Khớp gối nhân tạo cũng được thiết kế linh động theo nhiều kiểu dáng và sử dụng các loại vật liệu khác nhau. Vì thế, không có cỡ khớp gối nhân tạo nào có thể áp dụng cho tất cả mọi người. Chất liệu ở đây có thể là Mobile Bearing hay Fixed Bearing, nó sẽ quyết định có giữ lại dây chằng chéo sau và phương tiện cố định vào xương cần xi măng hay không. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng sinh cơ học khớp gối của bạn, độ tuổi, sinh hoạt như thế nào để tư vấn cụ thể.

2.2. Thay một khoang khớp gối

Nếu bạn chỉ bị thoái hoá một khoang khớp gối thì không nhất thiết phải sử dụng phương pháp thay thế toàn phần. Kỹ thuật này thường được dùng cho những bệnh nhân trẻ tuổi mắc phải chứng hoại tử xương một phần khớp gối hay thoái hoá. Thay một khoang khớp gối sẽ giúp họ hoạt động một cách linh hoạt hơn.

Từ thập niên 90, phương pháp này dần được ít lựa chọn bởi sự thành công vượt trội của thay khớp gối toàn phần. Nhưng gần đây, do những cải tiến về kỹ thuật mà thay một khoang khớp gối đã dần trở nên phổ biến lại, đặc biệt là với các bệnh nhân trẻ tuổi.

3. Các loại khớp gối nhân tạo toàn phần

3.1. Loại không liên kết (Non-constrained)-giữ lại dây chằng chéo sau

Loại không liên kết rất thành công và được ưa chuộng. Để liên kết xương chày với phần đùi khi co duỗi, khớp loại này sẽ có thiết kế đặc biệt giữ lại dây chằng chéo sau và hệ thống dây chằng.

3.2. Loại liên kết một phần (Semi-constrained)-hy sinh dây chằng chéo sau

Loại liên kết một phần sẽ được áp dụng khi chức năng của dây chằng chéo sau không còn hay kỹ thuật bắt buộc phải giải phóng nó. Lớp polyethylene cấu tạo bởi một khối nhô lên ở phía trước, dựa vào đó khớp gối nhân tạo sẽ được liên kết và giữ vững. Thành phần xương đùi và phần nhô lên này được khớp với nhau bởi 1 rãnh hình hộp chữ nhật. Dù cho là áp dụng phương pháp giữ lại hay loại bỏ dây chằng chéo sau cũng đều có tỉ lệ thành công trên 95%.


Mổ thay khớp gối nhân tạo là một trong những phương pháp hiệu quả dành cho bệnh nhân gặp vấn đề về khớp.
Mổ thay khớp gối nhân tạo là một trong những phương pháp hiệu quả dành cho bệnh nhân gặp vấn đề về khớp.

3.3. Khớp gối nhân tạo dạng bản lề (Constrained or hinged)

Trong trường hợp hệ thống dây chằng quá yếu không thể nâng đỡ khớp nhân tạo thì sẽ áp dụng khớp gối nhân tạo bản lề. Loại khớp này có thành phần đùi và phần xương chày liên kết với nhau theo cấu trúc cơ học bản lề. Đối với nhưng ai thay khớp gối lần đầu tiên, bác sĩ thường sẽ không khuyên dùng loại này bởi nó mau mòn hơn các loại gối nhân tạo khác. Thay vào đó, loại này thường được chỉ định đối với người cao tuổi khi đã từng thay khớp gối trước đó.

4. Khớp gối nhân tạo nặng không?

Qua việc đo và cân các vật liệu, thành phần thu thập được lấy từ đầu gối trong một số phẫu thuật thì chúng ta thấy rằng trọng lượng của phục hình sẽ nhiều hơn trọng lượng của xương được lấy ra. Trọng lượng sẽ thay đổi tùy thuộc vào đầu gối và kích thước cơ thể của bạn.

Xương, mô mềm và doa xương sẽ được loại bỏ đầu tiên. Tiếp theo là trọng lượng tích lũy của phục hình, xi măng xương, thành phần patellar và lớp lót polyethylene sẽ được chèn vào đầu gối của bạn. Trọng lượng trung bình của đầu gối mới (cộng với xi măng đã sử dụng) là 509 gram (1,12 pound) cho nam và 345,5 gram (0,76 pound) cho nữ. Trọng lượng trung bình của xương và mô mềm được loại bỏ là 167,5 gam (0,36 pound) đối với nam và 130 gam (0,28 pound) đối với nữ. Nói chung, bạn sẽ không nhận thấy sự khác biệt trọng lượng nhỏ.

Hi vọng những thông tin trên đã giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về cỡ và trọng lượng khớp gối nhân tạo. Đến nay, 90% phẫu thuật thay khớp gối nhân tạo đều thành công và thời gian sử dụng lên đến 15 năm. Hãy đến bác sĩ để được tư vấn kỹ hơn về phương pháp phẫu thuật phù hợp với tình trạng khớp gối của bạn.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe