Các bước thực hiện chọc dịch màng phổi cấp cứu

Bài viết bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Thị Minh Hương - Bác sĩ Hồi sức cấp cứu - Khoa Hồi sức - Cấp cứu - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Nha Trang

Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp. Đây là một thủ thuật khó, đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn tay nghề, nơi thực hiện phải có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại. Bên cạnh đó, để đảm bảo các bước thực hiện chọc dịch màng phổi cấp cứu hạn chế được biến chứng thì người bệnh cần thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

1. Đại cương chọc dịch màng phổi cấp cứu

Chọc hút dịch màng phổi nhằm mục đích hút dịch, máu, mủ, khí có nhiều trong khoang màng phổi gây suy hô hấp cấp nhằm hạn chế nguyên nhân gây tử vong.

Theo đó, chọc hút dịch màng phổi chỉ định trong các trường hợp sau đây:

  • Tràn khí màng phổi trên một tổn thương phổi: giãn phế nang, xơ phổi, lao phổi, tụ cầu phổi,...
  • Tràn máu màng phổi.
  • Tràn mủ màng phổi.
  • Tràn dịch hoặc tràn máu màng phổi tái phát nhanh (nhằm gây dính).

2. Chuẩn bị trước khi dẫn lưu chọc dịch màng phổi cấp cứu

2.1. Người bệnh

Siêu âm đánh dấu vị trí chọc

  • Siêu âm đánh dấu vị trí chọc.
    Giải thích cho người bệnh và động viên người bệnh hợp tác với người thực
    hiện.
  • 30 phút trước khi chọc dịch, có thể tiêm tiền tê Atropin 1/4mg x 1 – 2 ống
  • Tiêm thuốc an thần nếu người bệnh lo lắng hoặc có nguy cơ dẫy dụa nhiều.
  • Tư thế người bệnh: có tư thế nằm và ngồi.

Với tư thế nằm, người bệnh sẽ nằm ngửa thẳng người, đầu cao, thân người nghiêng về phía phổi lành, tay phía bên đặt dẫn lưu giơ cao lên phía đầu.

Các bước thực hiện chọc dịch màng phổi cấp cứu

Với tư thế ngồi, người bệnh ngồi trên ghế tựa, mặt quay về phía vai ghế, 2 tay khoanh trước mặt đặt lên vai ghế, ngực tỳ vào vai ghế (có đệm một gối mềm).

Theo đó, dụng cụ cần chuẩn bị là kim kích thước lớn 25G hoặc kim có kèm theo catheter dẫn lưu.

Trắc nghiệm: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?

Để nhận biết phổi của bạn có thật sự khỏe mạnh hay không và làm cách nào để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm sau đây.

3. Người thực hiện

Chuẩn bị như làm phẫu thuật:

  • Đội mũ, đeo khẩu trang.
  • Rửa tay xà phòng.
  • Sát trùng tay bằng cồn.
  • Mặc áo mổ.
  • Đi găng vô trùng

Trắc nghiệm: Làm thế nào để có một lá phổi khỏe mạnh?

Để nhận biết phổi của bạn có thật sự khỏe mạnh hay không và làm cách nào để có một lá phổi khỏe mạnh, bạn có thể thực hiện bài trắc nghiệm sau đây.

4. Hồ sơ bệnh án

Giải thích về kỹ thuật cho người bệnh, gia đình người bệnh và ký cam kết đồng ý kỹ thuật, phiếu ghi chép theo dõi thủ thuật.

5. Các bước tiến hành chọc dịch màng phổi trong cấp cứu

5.1. Chọn điểm chọc

Phải khám thực thể xác định vùng tràn dịch màng phổi, xem phim chụp X-quang ngực thẳng nghiêng và nếu có siêu âm nên sử dụng để xác định vị trí chính xác nhất.

5. 2. Tiến hành thủ thuật

  • Giải thích cho người bệnh, ký giấy làm thủ thuật
  • Xác định vị trí chọc kim (thường ở khoang liên sườn 8 – 9 đường nách sau).
  • Sát trùng rộng vùng chọc kim bằng cồn Iod và cồn 700.
  • Trải khăn lỗ
  • Gây tê bằng Lidocain từng lớp tại điểm chọc kim: từ da, tổ chức dưới da, đến màng phổi thành.
  • Chọc kim tại điểm gây tê, vuông góc với thành ngực, sát bờ trên xương sườn. Khi kim vào tới khoang màng phổi sẽ có cảm giác sựt và nhẹ tay, hút thử kiểm tra và giữ cố định kim sát thành ngực.
  • Lấy dịch để làm xét nghiệm tế bào, sinh hóa, cấy, nhuộm và các phản ứng
    PCR tìm lao.
  • Nếu mục tiêu chọc hút dịch để điều trị nên nối kim với hệ thống túi gom.
    Nên rút không quá 1500 ml dịch để tránh gây phù phổi do tái nở phổi nhanh. Một biện pháp khác là hút liên tục duy trì áp lực âm 20 cmH2O.

Khi hút dịch xong, rút kim, sát khuẩn vùng chọc kim và băng lại, cho bệnh nhân nằm nghỉ, lấy mạch, nhiệt độ, huyết áp. Nên chụp phim ngực thẳng và siêu âm tại giường sau chọc hút. Tiến hành theo dõi mạch, huyết áp, SpO2 15 phút/lần trong 3 giờ sau làm thủ thuật


Các bước tiến hành chọc dịch màng phổi
Các bước tiến hành chọc dịch màng phổi

6. Cách xử trí tai biến

  • Phản vệ với thuốc tê: xử trí phác đồ sốc phản vệ.
    Chảy máu: do chọc vào động mạch gian sườn. Đau do đâm phải thần kinh liên sườn.
  • Tràn khí màng phổi do chọc kim làm thủng phổi, hoặc có thể do khí lọt vào qua dốc kim. Cần hút hết không khí ra.
  • Bội nhiễm gây mủ màng phổi. Cần thực hiện các bước hết sức vô trùng.
  • Phù phổi cấp: do hút quá nhanh và quá nhiều. Xử trí như đối với phù phổi cấp.
  • Chọc không ra dịch
  • Phản xạ phế vị
  • Chảy máu màng phổi

Người bệnh có thể bị phù phổi cấp trong khi thực hiện thủ thuật
Người bệnh có thể bị phù phổi cấp trong khi thực hiện thủ thuật

Một số tai biến khác như: tắc khí mạnh, chọc nhầm vào các phủ tạng cũng có thể xảy ra. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế nguy cơ tai biến có thể xảy ra.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là cơ sở y tế chất lượng cao tại Việt Nam với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, được đào tạo bài bản, chuyên sâu trong nước và nước ngoài, giàu kinh nghiệm.

Hệ thống thiết bị y tế hiện đại, tối tân, sở hữu nhiều máy móc tốt giúp phát hiện ra nhiều căn bệnh khó, nguy hiểm trong thời gian ngắn, hỗ trợ việc chẩn đoán, điều trị của bác sĩ hiệu quả nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Temes RT. Thoracentesis. N Engl J Med. 2007 Feb 8;356(6):641

2. Alexsander C.Chen, Thoracentesis, The Washington Manual of Critical Care, A Lippincott Manual 2012, trang 605 – 609. 4

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe