Các bước kiểm soát tử cung sau đẻ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi các Bác sĩ Sản phụ khoa - Khoa sản phụ khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Kiểm soát tử cung là phương pháp kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung và làm sạch buồng tử cung sau khi rau đã sổ ra ngoài hoặc sau khi bóc rau nhân tạo. Trong trường hợp kiểm soát tử cung sau khi bóc rau nhân tạo thì sau khi bóc rau, người làm thủ thuật không rút bàn tay phải ra khỏi tử cung âm đạo của sản phụ, mà dùng luôn bàn tay đó để kiểm soát tử cung.

1. Khái niệm kiểm soát tử cung sau sinh

Kiểm soát tử cung là thủ thuật kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung và làm sạch buồng tử cung sau khi rau đã sổ ra ngoài hoặc sau khi bóc rau nhân tạo.

Chỉ định kiểm soát tử cung trong trường hợp:

  • Chảy máu sau sổ rau.
  • Kiểm tra rau còn thiếu màng rau, múi rau.
  • Rau sổ kiểu múi.
  • Kiểm tra sự toàn vẹn của tử cung sau khi làm Forceps, Ventous ở sản phụ có sẹo mổ cũ.
  • Thai chết trong tử cung.

Chống chỉ định kiểm soát tử cung trong trường hợp sản phụ bị choáng.


Thai chết trong tử cung là trường hợp cần được chỉ định kiểm soát tử cung
Thai chết trong tử cung là trường hợp cần được chỉ định kiểm soát tử cung

2. Các bước kiểm soát tử cung sau sinh

2.1. Chuẩn bị

Bước 1: Người thực hiện kiểm soát buồng tử cung sau đẻ cho sản phụ phải rửa tay; đeo găng, mặc áo vô khuẩn; thông tiểu, sát khuẩn vùng âm hộ cho sản phụ.

Bước 2: Chuẩn bị thuốc giảm đau, thuốc co tử cung, thuốc sát khuẩn, thuốc hồi sức, trợ tim đề phòng choáng.

Bước 3: Giải thích cho sản phụ hiểu phương pháp kiểm soát tử cung sau sinh quan trọng thế nào để động viên sản phụ; đồng thời yêu cầu sản phụ nên nằm thoải mái, không co cứng thành bụng.

Bước 4: Tiêm thuốc giảm đau để hỗ trợ làm thủ thuật.

2.2. Tiến hành kiểm soát tử cung

Bước 1: Tay trái đặt lên thành bụng nắm đáy tử cung để cố định tử cung. Sau đó, cho tay phải vào âm đạo, qua cổ tử cung để vào buồng tử cung tới đáy tử cung.

Bước 2: Kiểm tra đáy tử cung, mặt trước, mặt sau, hai bờ và hai sừng tử cung. Khi thủ thuật viên thấy buồng tử cung nhẵn, không sần sùi thì là bình thường. Nhưng khi các mảnh rau và màng rau vẫn còn thì vét nhẹ nhàng và kiểm tra tử cung.

Bước 3. Kiểm tra xong thấy buồng tử cung sạch thì nhẹ nhàng rút tay ra, hạn chế làm sản phụ đau. Trường hợp, nhận thấy tử cung co hồi chưa tốt thì dùng tay trong buồng tử cung nâng đáy tử cung lên để tiêm Oxytocin vào cơ tử cung qua thành bụng, sau đó mới rút bàn tay ra.

Bước 4. Tiêm hoặc uống kháng sinh 5 ngày.

Lưu ý: Trong trường hợp kiểm soát buồng tử cung sau khi bóc rau nhân tạo thì sau khi bóc rau, người làm thủ thuật không rút bàn tay phải ra khỏi tử cung âm đạo của sản phụ, mà dùng luôn bàn tay đó để kiểm soát tử cung, tránh tình trạng làm đi làm lại nhiều lần gây nhiễm trùng và choáng cho sản phụ.

Bên cạnh đó, nếu không thể cho tay vào buồng tử cung vì eo tử cung bóp chặt thì chờ rồi nong dần cổ tử cung bằng tay, tiêm thuốc giảm co bóp tử cung; nếu không bóc được bánh rau thì không nên cố sức vì sẽ làm đứt cơ tử cung gây chảy máu nhiều.


Đo mạch, huyết áp là việc cần làm sau kiểm soát tử cung
Đo mạch, huyết áp là việc cần làm sau kiểm soát tử cung

2.3. Theo dõi sau kiểm soát tử cung

Kiểm tra toàn thể trạng sản phụ như:

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe