Các bước chăm sóc da dầu cơ bản

Việc dưỡng da hiệu quả hay không phụ thuộc vào việc xác định loại da. Trong đó, da dầu thường bị nhầm lẫn với da hỗn hợp dẫn đến việc chăm sóc sai cách. Vậy làm sao để chăm sóc da dầu đúng cách, hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Da dầu là gì? Cách nhận biết da dầu

Da dầu hay còn gọi là da nhờn là loại da khá phổ biến của người Việt Nam. Nó được hình thành do các tuyến bã nhờn dưới lỗ chân lông tăng tiết quá nhiều. Người có da dầu thường có da mặt bóng dầu, nhất là ở vùng chữ T. Sự tăng sản xuất bã nhờn khiến lỗ chân lông mở to hơn. Đây là điều kiện để vi khuẩn, bụi bẩn dễ xâm nhập và dẫn đến mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng. Nghiêm trọng hơn, sẽ dẫn đến mụn trứng cá do viêm nhiễm.

Da dầu có thể do di truyền nhưng đa số đều do sinh lý, chế độ ăn uống hoặc chăm sóc da mặt không đúng cách. Theo ghi nhận, căng thẳng, stress, sử dụng các chất kích thích càng làm trầm trọng hơn tình trạng da dầu.

Để có thể xác định được bạn có thuộc da dầu không, hãy làm theo các bước sau:

  • Rửa mặt nhẹ nhàng, vỗ đều mặt cho da khô (không sử dụng khăn rửa mặt)
  • Sau 30 phút hãy lấy giấy thấm dầu lau vào mặt.
  • Nếu giấy dính và thấm dầu nghĩa là bạn có da dầu

Ngoài ra, da dầu rất dễ bắt nắng. Do đó, chị em nếu không chăm sóc da mặt khoa học, đúng cách sẽ dẫn đến làn da xỉn màu, đen sạm, sần sùi. Ngay cả khi trang điểm cũng không che phủ được những nhược điểm này.

XEM THÊM: Nguyên nhân của da dầu là gì?

2. Phân loại da dầu

Da dầu được phân chia thành 3 dạng. Nếu bạn không biết mình thuộc loại da dầu nào hãy theo dõi thông tin tiếp theo ở bài viết sau đây:


Tìm hiểu về loại da dầu mình đang gặp phải để lựa chọn được sản phẩm chăm sóc da phù hợp
Tìm hiểu về loại da dầu mình đang gặp phải để lựa chọn được sản phẩm chăm sóc da phù hợp

2.1. Da dầu không bài tiết được

Da dầu không được bài tiết khi lỗ chân lông bị bịt kín khiến các chất bị bã ứ đọng lại. Loại da này không có biểu hiện bóng dầu, điều này khiến da dễ bị sần sùi. Để khắc phục được da dầu không bài tiết được, chị em phụ nữ cần được hướng dẫn rửa mặt và tẩy trang kỹ càng để loại bỏ hết cặn bẩn.

2.2. Da dầu vì bài tiết thái quá

Biểu hiện của loại da này là bề mặt da tiết dầu quá mức, lỗ chân lông to và xuất hiện tình trạng mụn trứng cá. Để cải thiện được tình trạng da dầu vì bài tiết thái quá, chị em cần tránh tiếp xúc với bụi bẩn, thường xuyên rửa mặt và có chế độ ăn - nghỉ điều độ. Căng thẳng, lo âu sẽ khiến tăng tiết nhờn nhiều hơn và gây mụn.

2.3. Da dầu vì thiếu nước

Da dầu là một biểu hiện của việc thiếu nước. Khi da mặt bị khô, da sẽ tự động tăng tiết dầu nhờn để cấp ẩm cho da.

XEM THÊM: Chăm sóc da dầu để tránh mụn trứng cá

3. Các bước chăm sóc da dầu

3.1.Tẩy trang

Tẩy trang là một bước không thể thiếu trong quá trình chăm sóc da dầu. Bởi lỗ chân lông to khiến bụi bẩn dễ xâm nhập và gây mụn. Quá trình tẩy trang sẽ giúp làm sạch da, làm thông thoáng lỗ chân lông.


Tẩy trang là một bước không thể thiếu khi chăm sóc da mặt
Tẩy trang là một bước không thể thiếu khi chăm sóc da mặt

3.2. Rửa mặt

Tẩy trang có thể không loại được bỏ hết các bã nhờn, bụi bẩn. Do đó, chị em không nên bỏ qua bước rửa mặt. Hãy lựa chọn loại sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình, tránh các sản phẩm có thành phần chứa chất kích ứng. Ngoài ra, bạn không nên chà sát da mặt gây tổn thương da.

3.3. Dùng toner

Toner không chỉ giúp cấp ẩm mà còn giúp cân bằng độ pH cho da. Nhờ vậy, da mặt sẽ được làm sạch từ sâu bên trong và lấy đi hết những bụi bẩn mà 2 bước trên còn sót lại.

3.4. Tẩy tế bào chết

Tẩy tế bào chết 2 lần/ngày sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, đồng thời kích thích các tế bào mới phát triển.

3.5. Dùng Treatment đặc trị các vấn đề trên da

Bước điều trị này sẽ giúp cải thiện các vấn đề da mà bạn đang gặp phải như: mụn, thâm, sẹo,.. Tuy nhiên, sử dụng đúng loại treatment sẽ có lợi cho làn da của bạn, tránh kết hợp các loại treatment trong một bước chăm sóc da để tránh phản tác dụng.

3.6. Kem dưỡng ẩm

Nhiều người cho rằng da dầu thì không cần sử dụng đến kem dưỡng ẩm, nhưng đây là một quan điểm sai lầm. Kem dưỡng ẩm sẽ giúp khóa các bước chăm sóc da bên trên, bảo vệ da khỏi vi khuẩn, cấp ẩm. Mặt khác, da dầu cũng có nguy cơ thiếu nước, do đó, sử dụng sản phẩm dưỡng ẩm là cần thiết. Theo các chuyên gia da liễu, da dầu cần ưu tiên các sản phẩm có kết cấu gel mỏng, thấm hút nhanh, không bị bết dính lỗ chân lông. Theo đó, bạn có thể tham khảo cách lựa chọn kem dưỡng ẩm cho da dầu mụn để có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.


Da dầu cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên
Da dầu cũng cần được dưỡng ẩm thường xuyên

3.7. Sử dụng kem chống nắng

Dù bạn thuộc da dầu, da khô hay da hỗn hợp thì đều cần dùng kem chống nắng. Tác dụng của sản phẩm chống nắng bao gồm:

Ngoài ra để chăm sóc da dầu, bạn cần có một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi điều độ. Bổ sung nhiều loại rau xanh, trái cây, hạn chế tiêu thụ các thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhanh,... Duy trì việc tập thể dục thường xuyên.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: paulaschoice.vn

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe