Các biện pháp khắc phục tại nhà cho đôi môi nứt nẻ

Môi nứt nẻ quá mức là tình trạng có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào trong năm. Không khí lạnh khô khiến môi nứt nẻ và bong tróc, đặc biệt là khi kết hợp những yếu tố khác như ánh nắng mặt trời hoặc các sản phẩm mỹ phẩm không phù hợp. Mặc dù sử dụng các sản phẩm dưỡng môi có thể giúp ích nhưng hiện nay có rất nhiều biện pháp khắc phục tại nhà mà chúng ta có thể áp dụng để giảm bớt tình trạng môi nứt chảy máu.

1. Môi khô quá phải làm sao?

Môi khô hay thậm chí môi nứt chảy máu xảy ra do các tế bào da bong tróc ra. Tẩy da chết nhẹ nhàng giúp loại bỏ các tế bào không còn chức năng, qua đó giúp các chất dưỡng môi dễ dàng tiếp cận và giữ ẩm cho lớp da mới bên dưới.

Chúng ta hoàn toàn có thể tự làm chất tẩy tế bào chết cho môi bằng những nguyên liệu sẵn có tại nhà. Tất cả những gì bạn cần bao gồm:

  • 1 muỗng canh thành phần tẩy tế bào chết chẳng hạn như đường hoặc muối biển;
  • 1 muỗng canh chất làm mềm như mật ong hoặc dầu;
  • 1 bát nhỏ hoặc hộp đựng để trộn các thành phần với nhau;
  • 1 tăm bông để thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi;
  • 1 chiếc khăn ẩm để lau sạch môi sau tẩy;

Các bước thực hiện tẩy tế bào chết tại nhà:

  • Kết hợp các thành phần tẩy tế bào chết (muối hoặc đường) và chất làm mềm (dầu hoặc mật ong) trong một cái bát hoặc hộp đựng;
  • Nhúng tăm bông vào hỗn hợp trên;
  • Dùng lực nhẹ nhàng thoa hỗn hợp tẩy tế bào chết lên môi theo hình tròn;
  • Lau sạch bằng khăn ẩm.

Sau khi tẩy tế bào chết cho môi, bạn hãy thử áp dụng một trong các biện pháp tại nhà sau đây để giúp làm dịu, dưỡng ẩm và bảo vệ đôi môi nứt nẻ quá mức:

1.1. Chữa môi nứt chảy máu bằng dầu dừa

Không giống như hầu hết các vùng da trên cơ thể, hàng rào bảo vệ của môi hoạt động rất kém. Điều này dẫn đến môi sẽ nhạy cảm với các yếu tố (như gió, nóng và lạnh) hơn các vùng da khác của cơ thể.

Dầu dừa là một chất làm mềm, ngoài khả năng dưỡng ẩm cho da thì theo một nghiên cứu đáng tin cậy gần đây cho thấy dầu dừa cũng có thể bảo vệ da bằng cách tăng cường chức năng của hàng rào bên ngoài.

Các lợi ích khác của dầu dừa, đặc biệt là đối với đôi môi nứt chảy máu, bao gồm đặc tính chống viêm và kháng khuẩn. Người dùng nên thoa dầu dừa lên môi nứt nẻ quá mức bằng tăm bông hoặc ngón tay sạch hàng ngày. Dầu dừa nguyên chất có thể được bán trực tuyến, ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa và các nhà thuốc.


Dầu dừa là một chất làm mềm, dưỡng ẩm cho da nên có thể khắc phục tình trạng môi nứt nẻ quá mức.
Dầu dừa là một chất làm mềm, dưỡng ẩm cho da nên có thể khắc phục tình trạng môi nứt nẻ quá mức.

1.2. Sử dụng nha đam cho môi nứt nẻ quá mức

Nha đam có rất nhiều công dụng và được biết đến như một phương pháp chữa cháy nắng tại nhà. Đặc tính chống viêm và khả năng làm dịu của nha đam biến nó trở thành một lựa chọn tuyệt vời để điều trị tình trạng môi nứt chảy máu.

Bạn có thể mua nha đam hữu cơ ở dạng gel hoặc sử dụng nha đam tươi lấy từ lá. Trước tiên, bạn hãy cắt một bẹ lá nha đam, sau đó cắt thành từng lát để lấy nhựa bên trong và bảo quản trong hộp kín, dùng ngón tay thoa chất nhựa này lên môi khi cần thiết.

Các enzym trong nhựa nha đam có đặc tính tẩy tế bào chết nhẹ, vì vậy người dùng nên hạn chế sử dụng lô hội quá thường xuyên, tốt nhất là khoảng 2 hoặc 3 lần mỗi ngày.

1.3. Chữa môi nứt nẻ bằng mật ong

Có rất nhiều nghiên cứu tin cậy về đặc tính kháng khuẩn, chống viêm và làm lành vết thương của mật ong. Mật ong được sử dụng trong nhiều thế kỷ như một phương thuốc tại nhà để chăm sóc da và một số tình trạng sức khỏe khác.

Mật ong có thể giúp dưỡng ẩm và bảo vệ đôi môi nứt chảy máu khỏi bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, mật ong cũng hoạt động như một chất tẩy da chết nhẹ và có thể giúp loại bỏ da khô chết trên môi của bạn.

Chọn loại mật ong hữu cơ và thoa lên môi suốt cả ngày bằng ngón tay hoặc tăm bông sạch. Mặc dù mật ong thường an toàn nhưng những người bị dị ứng phấn hoa và nọc ong nên tránh mật ong và các sản phẩm từ mật ong.

1.4. Bơ (quả bơ) cho đôi môi nứt nẻ

Theo đánh giá của nhiều nghiên cứu, thịt quả bơ hoạt động hiệu quả như một chất làm mềm, dày môi và là thành phần trong nhiều loại son dưỡng. Đặc tính của loại bơ này là không nhờn và được da hấp thụ rất tốt. Nó cũng chứa một số axit béo và chất chống oxy hóa có lợi cho da, bao gồm axit oleic và axit linoleic.

Người dùng có thể mua các sản phẩm làm từ bơ hữu cơ hoặc tự làm bơ ở nhà. Để sử dụng trên môi nứt nẻ quá mức, người dùng hãy lấy ngón tay hoặc tăm bông và thoa thịt quả bơ lên môi mỗi khi cần thiết.


Trong trường hợp môi nứt nẻ quá mức, bạn có thể mua các sản phẩm làm từ bơ hữu cơ hoặc tự làm bơ ở nhà để điều trị.
Trong trường hợp môi nứt nẻ quá mức, bạn có thể mua các sản phẩm làm từ bơ hữu cơ hoặc tự làm bơ ở nhà để điều trị.

1.5. Sáp dầu khoáng

Viện Da liễu Mỹ (AAD) khuyến cáo sử dụng sáp dầu khoáng suốt cả ngày và trước khi đi ngủ để dưỡng ẩm, đặc biệt là cho môi khô và môi nứt chảy máu.

Sáp dầu khoáng lưu giữ lâu hơn trong nước so với các loại dầu sáp khác. Ưu điểm khác của nó là rẻ tiền và dễ tìm mua trên mạng hoặc tại các hiệu thuốc. Tuy nhiên, nếu người dùng có đôi môi bị cháy nắng, sáp dầu khoáng không phải là lựa chọn thích hợp vì theo AAD, sáp dầu khoáng sẽ bịt kín các lỗ thoát nhiệt do bỏng.

2. Cần làm gì để ngăn ngừa môi nứt nẻ quá mức?

Giữ ẩm chỉ là một trong những cách chúng ta có thể làm để ngăn ngừa môi nứt nẻ quá mức. Dưới đây là một số biện pháp khác để giữ cho đôi môi không bị khô:

  • Đừng liếm môi: Liếm có vẻ là một cách tốt để làm ẩm môi khi chúng khô, nhưng bạn nên nhớ nước bọt sẽ bay hơi rất nhanh chóng. Hành động liếm môi sẽ khiến tình trạng môi khô trầm trọng hơn;
  • Bổ sung đủ nước: Uống nhiều nước để giữ ẩm cho môi và cơ thể;
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm: Nếu không khí quá khô, chúng ta có thể sử dụng máy tạo độ ẩm trong nhà để bổ sung độ ẩm cho không khí;
  • Tránh các sản phẩm chăm sóc môi có chứa chất gây kích ứng: Nhiều sản phẩm chăm sóc môi có chứa hóa chất có thể làm khô môi, vì vậy tốt nhất hãy chọn các sản phẩm không chứa hương liệu, thuốc nhuộm hoặc cồn;
  • Bảo vệ đôi môi: Thời tiết quá lạnh hay quá nóng, gió, nắng đều góp phần làm môi nứt chảy máu. Hãy bảo vệ đôi môi bằng kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng môi có chứa chất chống nắng trước khi ra ngoài trời;
  • Hãy thở bằng mũi: Thói quen thở bằng miệng có thể gây khô miệng và môi. Do đó, để hạn chế môi khô, bạn hãy tập trung vào việc thở bằng mũi. Đồng thời, tham khảo ý kiến bác sĩ về các thuốc trị viêm xoang và dị ứng nếu bạn là người thường xuyên bị nghẹt mũi.

Đôi môi của chúng ta có rất ít lớp bảo vệ tự nhiên chống lại nhiều tác nhân làm khô mà chúng thường phải đối mặt. Với những cách phòng ngừa và sự trợ giúp của các biện pháp khắc phục môi nứt nẻ quá mức tại nhà nêu trên, chúng ta hoàn toàn có thể giữ cho đôi môi của mình luôn tươi trẻ và đẹp nhất.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe