Hẹp van hai lá có nguy hiểm không? Là những băn khoăn của rất nhiều người. Cùng tìm hiểu rõ hơn thông tin về các biến chứng hẹp van hai lá từ đó chủ động phòng, điều trị bệnh hiệu quả.
1. Hẹp van hai lá là gì?
Hẹp van hai lá là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng bất thường của van tim hai lá. Khi nó không thể mở ra hoàn toàn để máu đổ từ tâm nhĩ trái xuống tâm thất trái. Điều này gây ra tình trạng máu ứ đọng lại tâm nhĩ trái, gia tăng các áp lực khiến máu ứ tại phổi, biểu hiện là cảm giác mệt và khó thở cho người bệnh.
Diện tích lỗ van hai lá bình thường là 4 – 6cm2. Nếu diện tích lỗ van hai lá nhỏ hơn 2cm2, lúc này, bạn được chẩn đoán hẹp van hai lá.
Hiện nay, bệnh hẹp van hai lá chiếm tỷ lệ lớn với các trường hợp về bệnh van tim. Biểu hiện ít và mơ hồ, trong ngưỡng chịu đựng được nên người bệnh thường chậm trễ trong việc khám chữa. Thậm chí nhiều người khi đến khám đã ở giai đoạn nặng, van tim hẹp nặng, thậm chí đã suy tim.
Có nhiều nguyên nhân hẹp van hai lá gồm:
- Di chứng thấp tim;
- Tổn thương xơ vữa;
- Bẩm sinh;
- U carcinoid;
- Lupus ban đỏ hệ thống;
- Viêm khớp dạng thấp;
- Lắng đọng mucopolysaccharide;
Việc đánh giá nguyên nhân giúp điều trị hiệu quả trước khi biến chứng hẹp van hai lá trở nên nặng hơn.
2. Triệu chứng hẹp van hai lá
Bạn có thể bị hẹp van hai lá khi có các triệu chứng:
- Khó thở;
- Khàn tiếng;
- Ho ra máu;
- Khó nuốt;
- Tai biến mạch máu não;
- Tắc mạch chi;
- Gan to;
- Phù chân;
- Tĩnh mạch cổ nổi;
Hãy đi khám nếu có các biểu hiện kể trên để tránh các biến chứng hẹp van hai lá nguy hiểm.
Chẩn đoán hẹp van hai lá buộc phải thực hiện tại các cơ sở y tế chuyên khoa. Ngoài việc thăm khám lâm sàng, các biện pháp cận lâm sàng cũng được đưa ra gồm:
- Siêu âm doppler tim;
- Siêu âm tim qua thực quản;
- Điện tim;
- X-quang ngực.
Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán bạn có bị hẹp van hai lá không.
3. Các biến chứng hẹp van hai lá
Như đã đề cập ở trên, hẹp vai hai lá đặc trưng bởi tình trạng van hai lá dày lên/ mép van dính với nhau do vôi hoá van tim. Điều này khiến máu ở nhĩ trái không xuống hết thất trái. Nếu không được xử lý, có thể gây ra các di chứng hẹp van hai lá nguy hiểm gồm:
Tăng áp lực động mạch phổi – biến chứng hẹp van hai lá: Tình trạng hẹp van hai lá gây ra các áp lực máu trong động mạch phổi khiến cho quá trình đưa máu từ tim đến phổi bị quá tải. Lúc này, máu có thể trào ngược vào bên trong phổi gây phù phổi cấp.
Biến chứng hẹp van hai lá gây suy tim phải : Hẹp van hai lá khiến các áp lực mạch máu trong phổi gia tăng, gây ra tình trạng ứ dịch. Khi đó, xuất hiện tình trạng căng tim phải, lâu dần gây ra tình trạng suy tim phải. Nếu lương dịch và máu đến phổi quá nhiều, người bệnh có thể bị phù phổi cùng các biểu hiện khó thở, ho, khạc ra máu.
Hẹp van hai lá gây biến chứng to tâm nhĩ: Di chứng hẹp van hai lá có thể gây to tâm nhĩ. Bởi tình trạng hẹp van hai lá khiến cho máu không được đẩy hết ra khỏi buồng nhĩ trái, lâu dần khiến xuất hiện tình trạng to tâm nhĩ.
Di chứng hẹp van hai lá gây rung nhĩ: Rung nhĩ (rung tâm nhĩ) – xảy ra khi tim có hiện tượng loạn nhịp hay có một nhịp đập bất thường, lúc này các cơ trông như đang rung thay vì co lại như bình thường.
Hẹp van hai lá có thể gây ra tình trạng rung nhĩ bởi van tim bị hư hại, dẫn đến mất đi khả năng kiểm soát máu giữa các buồng tim. Lúc này, hoạt động co bóp của tim bị ảnh hưởng từ đó khiến cho nhịp tim không đều. Rung nhĩ là một biến chứng hẹp van hai lá rất thường gặp mà bạn không được chủ quan.
Biến chứng hẹp van hai lá gây ra các cục máu đông: Do máu ứ đọng lâu ngày không được xử lý sẽ gây ra tình trạng hình thành các cục máu đông trong tâm nhĩ trái. Các cụ máu đông có thể vỡ, theo dòng máu đi khắp nơi trong cơ thể. Biến chứng lúc này có thể gây ra nhồi máu cơ tim, tắc nghẽn mạch máu não hay nhồi máu não cực kỳ nguy hiểm
4. Hẹp van hai lá khi nào cần gặp bác sĩ
Hẹp van hai lá có nguy hiểm không? Đây là một bệnh nguy hiểm, do đó, cần được theo dõi, đánh giá và điều trị kịp thời. Bạn nên đi khám hoặc nhập viện để theo dõi nếu có các biểu hiện:
- Khó thở;
- Mệt khi tập thể lực;
- Hồi hộp;
- Đau ngực;
- ...
Nếu bạn đã được chẩn đoán hẹp van hai lá nhưng không có triệu chứng, hãy trao đổi với bác sĩ để có kế hoạch theo dõi, điều trị
5. Phòng ngừa các biến chứng hẹp van hai lá
Các di chứng hẹp van hai lá rất khó lường. Do đó, để phòng ngừa biến chứng hẹp van hai lá, các chuyên gia tim mạch khuyên bạn:
- Giữ vệ sinh vùng hầu họng;
- Nếu có bệnh nguy cơ cần điều trị sớm;
- Nếu đã được chẩn đoán hẹp van hai lá cần điều trị sớm, tích cực theo phác đồ;
Ngày nay, việc điều trị hẹp van hai lá chủ yếu bằng nội khoa, thay đổi lối sống khoa học. Nếu hẹp van hai lá nặng, điều trị nội khoa không hiệu quả thì bác sĩ có thể áp dụng các biện pháp khác nhằm vào cấu trúc để khôi phục chức năng van tim. Từ đó, ngăn chặn biến chứng hẹp van hai lá có thể gây ra với người bệnh.
Trên đây là những thông tin về hẹp van hai lá có nguy hiểm không? Hy vọng, qua bài viết bạn đã hiểu rõ hơn về di chứng hẹp van hai lá, cách ngăn chặn biến chứng... Nếu còn thắc mắc nào khác về hẹp van hai lá, hãy liên hệ bác sĩ để được giải đáp.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.