Bài viết được viết bởi Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Đình Tời - Khoa Sản - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City
Hậu sản là thời kì để trở lại bình thường của các cơ quan sinh dục về mặt giải phẫu và sinh lí (ngoại trừ tuyến vú vẫn tục phát triển để tiết sữa). Có nghiên cứu ở một bệnh viện tại thành phố Ponta Grossa Parana 2015, trên 252 phụ nữ trong 10 ngày đầu thời kỳ hậu sản phải nhập viện trong khoa phụ sản thì có 153 (53.5%) có vết nứt núm vú với nhiều kích cỡ nứt khác nhau và có 24 (9.2%) phụ nữ sau sinh có căng sữa 2 bên.
I: Tụt núm vú
1.Tụt núm vú là gì? Nguyên nhân và cách xử trí?
Tụt núm vú là hiện tượng một phần hay toàn bộ núm vú bị tụt vào trong làm ảnh hưởng tới chức năng và hình thái thẩm mỹ của khối cấu trúc quầng núm vú. Theo nghiên cứu của Sanuki J thực hiện năm 2009, có 3.5 % phụ nữ có núm vú tụt.
1.1 Nguyên nhân tụt núm vú
Tụt núm vú chủ yếu do sự ngắn của các ống tuyến sữa, thiểu sản và thiếu hụt các tổ chức liên kết tuyến vú; một số là do sự teo các tổ chức tuyến vú và tổ chức liên kết tuyến vú sau sinh. Tuy nhiên cũng không loại trừ các trường hợp viêm nhiễm, khối u tuyến vú gây co kéo làm ngắn các ống tuyến vú. Do vậy, với các trường hợp tụt núm vú cần được khám loại trừ các trường hợp bị viêm nhiễm, u tuyến vú trước khi xử trí.
1.2 Phân độ lâm sàng
Phân độ tụt núm vú được Han S và Hong YG đưa ra, chia tình trạng này thành 3 mức độ như hình.
1.3 Mục đích điều trị tụt núm vú
2. Các phương pháp điều trị tụt núm vú
Điều cần lưu ý cho các bà mẹ là việc cho con bú sẽ giúp cho núm vú nhô lên, đặc biệt là 1, 2 tuần sau khi cho bú, khi núm vú đã trở nên mềm hơn. Bên cạnh đó còn các phương pháp khác hỗ trợ cho tình trạng này:
2.1 Dùng dụng cụ hút hoặc bơm tiêm
Mẹ có thể dùng bơm hút được bán trên thị trường hoặc cắt bơm tiêm ra để sử dụng nếu không có điều kiện dùng bơm hút. Lưu ý cần phải cắt ngang thân bơm tiêm về phía đầu kim, sau đó rút pistol ra và đẩy lại về phía mới cắt để diện tiếp xúc không làm tổn thương vú của mẹ.
2.2. Thay đổi tư thế cho bú
Bình thường khi bế trẻ cho bú, mẹ sẽ cho chân trẻ về phía bên trái nếu bú vú bên phải và ngược lại. Trong trường hợp tụt núm vú có thể thay đổi tư thế bằng cách cho chân trẻ hướng về bên đang cho bú giúp núm vú có thể nhô ra.
2.3 Đỡ núm vú
Đây cũng là phương pháp giúp trẻ dễ dàng hơn trong việc bú mẹ, góp phần giúp núm vú trở về hình dạng bình thường. Mẹ cần phải dùng tay đỡ để núm vú có thể thuận tiện nhất cho trẻ. Trong những trường hợp nặng, có thể can thiệp bằng cách phẫu thuật tạo hình cho núm vú.
II. Nứt núm vú
1.Nứt núm vú là gì? Nguyên nhân và cách xử trí?
Nứt núm vú là một tình trạng rất phổ biến, đặc biệt xảy ra trong vòng 30 ngày đầu sau sinh. Theo nghiên cứu của Kamila Juliana da Silva Santos năm 2016, có 32% phụ nữ bị nứt núm vú trong thời gian này. Nứt núm vú dẫn đến tình trạng khó khăn khi cho trẻ bú và làm bà mẹ cho trẻ bỏ bú sớm.
2. Nguyên nhân nứt núm vú
Những yếu tố liên quan đến tình trạng này bao gồm:
3. Phòng ngừa nứt núm vú
- Tránh rửa bằng xà phòng hoặc chà xát mạnh lên núm vú gây nứt núm vú.
- Xoa một ít sữa lên núm vú sau khi cho bú để bảo vệ.
- Không để núm vú ẩm ướt lâu gây dễ nhiễm trùng.
4. Điều trị nứt núm vú
Nứt núm vú có thể điều trị bằng cách thoa Lanolin lên núm vú. Cũng có thể sử dụng miếng dán Glycerin để làm dịu đau và giúp lành vết thương. Nếu nguyên nhân do nấm thì thường được điều trị bằng nystatin. Điều quan trọng là cần tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ vì điều này giúp làm lành vết nứt tốt hơn.
III. Viêm vú
1.Viêm vú là gì? Nguyên nhân, yếu tố nguy cơ triệu chứng và cách xử trí ?
1.1 Nguyên nhân - Yếu tố nguy cơ
Viêm vú hậu sản xảy ra trên khoảng 2-10% phụ nữ cho con bú.
Viêm vú hậu sản là hậu quả của sữa ứ đọng kéo dài. Sữa bình thường không phải là một huyền dịch vô khuẩn. Các vi khuẩn này thuộc hệ khuẩn thường trú, xâm nhập ngược dòng vào ống dẫn sữa. Tuy nhiên, chúng bị ức chế bởi các yếu tố kiềm khuẩn trong sữa. Khi sữa bị ứ đọng, khả năng ức chế giảm làm cho vi khuẩn có khả năng gây bệnh. Do đó các nguyên nhân gây ứ đọng sữa là các yếu tố nguy cơ dẫn đến viêm vú.
1.2 Triệu chứng
Các triệu chứng ban đầu do sự ứ đọng cục bộ, khu trú tại một vùng của tuyến vú, kèm theo các dấu hiệu của hội chứng viêm (sưng, nóng, đỏ, đau) ở vú bệnh.
Nếu các triệu chứng tồn tại quá 12-24 giờ, có thể xảy ra tình trạng bội nhiễm dẫn đến viêm vú nhiễm trùng. Khi đó các biểu hiện trở nên rõ hơn: sốt > 380C, giảm tiết sữa, các triệu chứng toàn thân như (mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh,...)
1.3 Điều trị
Đối với viêm vú nhẹ (viêm vú không nhiễm trùng)
- Điều trị triệu chứng: giảm sưng, đau bằng NSAIDs và chườm lạnh
- Làm trống bầu vú: Tiếp tục cho con bú, vắt sữa
Khi viêm vú kéo dài quá 12-24 giờ kèm sốt cao: Sử dụng thêm kháng sinh chống tụ cầu vàng. Nếu lâm sàng không cải thiện trong 48-72 giờ, cần tiến hành siêu âm để phát hiện áp xe vú.
- Cân nhắc vấn đề dùng kháng sinh trong viêm vú: Thời gian điều trị 10-14 có thể làm giảm nguy cơ tái phát. Tuy nhiên liệu trình ngắn hơn (5-7 ngày) có thể áp dụng đối với các trường hợp đáp ứng nhanh và hoàn toàn.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là một trong những bệnh viện không những đảm bảo chất lượng chuyên môn với đội ngũ y bác sĩ, hệ thống trang thiết bị công nghệ hiện đại. Bệnh viện cung cấp dịch vụ khám, tư vấn và chữa bệnh toàn diện, chuyên nghiệp, không gian khám chữa bệnh văn minh, lịch sự, an toàn và tiệt trùng tối đa.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.