Bệnh u xơ vú không phải là khối u ung thư (lành tính) và cũng không gây nguy hiểm, nhưng có thể khiến người bệnh khó chịu hoặc không thoải mái do các cục u gây đau và u nổi rõ, đặc biệt là ở khu vực phía trên, bên ngoài của vú. Các triệu chứng vú có xu hướng khó chịu nhất vào thời điểm trước khi có kinh nguyệt. Vậy phương pháp bóc nhân xơ vú diễn ra như thế nào?
1.Triệu chứng của nhân xơ vú
Các dấu hiệu và triệu chứng của vú bị xơ hóa (tên tiếng Anh là Fibrocystic breast) bao gồm:
- Các khối u vú hoặc u này dày lên có xu hướng hòa trộn vào các mô vú xung quanh
- Đau vú
- Kích thước của các khối u vú dao động theo chu kỳ kinh nguyệt
- Dịch núm vú có màu xanh lá cây hoặc màu nâu sẫm dễ bị chảy ra mà không cần ép
- Các thay đổi giống nhau ở hai bên
- Mức độ đau của vú tăng lên hoặc nổi các cục u từ giữa thời điểm rụng trứng đến ngay trước khi hành kinh
U xơ vú hay gặp ở phụ nữ ở độ tuổi 20 đến 50 và hiếm khi gặp ở phụ nữ mãn kinh, trừ khi họ đang điều trị bằng hormone.
Khi nào đi khám bác sĩ?
Hầu hết u xơ vú đều không ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh, tuy nhiên, hãy đến cơ sở y tế để khám nếu:
- Bạn phát hiện một khối u vú mới hoặc khối u nổi cục to hẳn lên
- Có một vị trí trên vú đau liên tục và càng ngày càng đau
- Các thay đổi ở vú vẫn tồn tại sau hành kinh
- Trước kia bác sĩ phát hiện bạn đã có khối u vú nhưng bây giờ khối u đó có kích thước to hơn
2. Nguyên nhân của u xơ vú
Nguyên nhân chính xác của u xơ vú hiện nay vẫn chưa tìm ra, nhưng các chuyên gia nghi ngờ rằng các hormone sinh sản - đặc biệt là estrogen có đóng vai trò trong sự phát triển của bệnh lý này.
3. U xơ vú và ung thư vú
Bệnh u xơ vú không làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú, nhưng những thay đổi diễn ra ở vú có thể khiến bạn hoặc bác sĩ gặp khó khăn hơn trong việc xác định khối u có phải là ung thư khi khám vú và chụp nhũ ảnh. Ủy ban các Dịch vụ Dự phòng Hoa Kỳ (The US Preventive Services Task Force) khuyến cáo phụ nữ từ 50 đến 74 tuổi nên chụp nhũ ảnh hai năm/lần.
4. Điều trị u xơ vú
Nếu người bệnh không có các triệu chứng của u xơ vú hoặc các triệu chứng của bạn là nhẹ và không ảnh hưởng đến cuộc sống thì không cần điều trị. Nhưng các trường hợp bị đau dữ dội hoặc u xơ lớn, đau đớn thì người bệnh sẽ cần phải thực hiện điều trị bằng cách phương pháp như sau:
- Chọc hút bằng kim nhỏ (Fine Needle Aspiration - FNA). Bác sĩ sẽ sử dụng một kim nhỏ và rỗng để dẫn lưu chất lỏng từ khối u ra ngoài. Lấy chất lỏng ra ngoài nhằm xác nhận khối u đó là u xơ vú và khối u đó sẽ bị xẹp lại giúp người bệnh loại bỏ các khó chịu do khối u xơ gây ra.
- Phẫu thuật bóc nhân xơ vú. Phương pháp này chỉ sử dụng trong trường hợp người bệnh có khối u dai dẳng mà không giải quyết dứt điểm được sau nhiều lần chọc hút bằng kim nhỏ hoặc trong các trường hợp bác sĩ nghi ngờ khối u xơ có các đặc điểm bất thường khác. Trong quá trình phẫu thuật để thực hiện bóc nhân xơ, bác sĩ sẽ rạch da của người bệnh theo hình nan hoa hoặc theo hình vòng theo quầng vú hay các vị trí mà vết sẹo khó có thể nhìn thấy. Sau đó, bác sĩ cẩn thận bóc tách các khối u ra một cách nhẹ nhàng để tránh tổn thương tuyến vú và các mô lân cận. Khi đã lấy hết các khối u, bác sĩ sẽ sử dụng chỉ tiêu để cầm máu
- Sử dụng thuốc giảm đau bằng các loại thuốc giảm đau không kê đơn, như acetaminophen hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen (Advil, Motrin IB) hoặc các loại thuốc theo toa.
- Thuốc tránh thai đường uống nhằm làm giảm mức độ hormone có tác động đến chu kỳ dẫn đến u xơ vú.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Bài viết tham khảo nguồn: healthline.com, mayoclinic.org