Bộ phận nào trên cơ thể người được khảo sát bằng cộng hưởng từ

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Xuân Thiệp - Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh - Khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long. Bác sĩ có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực chuẩn đoán hình ảnh.

Hiện nay, phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI) đang ngày càng phổ biến vì những ưu điểm trong công tác chẩn đoán xác định bệnh. Nhờ vào cộng hưởng từ, các bác sĩ sẽ có thêm cơ sở chẩn đoán hình ảnh chính xác hơn các phương pháp cận lâm sàng khác để khảo sát đa dạng các bộ phận trên cơ thể người bệnh.

1. Chụp cộng hưởng (MRI) là gì?

Chụp cộng hưởng từ hay chụp MRI (Magnetic Resonance Imaging) là kỹ thuật hình ảnh không xâm lấn sử dụng từ trường và sóng vô tuyến giúp kiểm tra các cơ quan, mô, xương bên trong cơ thể. Khi cơ thể bước vào quá trình chụp cộng hưởng từ, sóng từ trường và sóng radio sẽ tác động lên các nguyên tử hydrogen trong cơ thể khiến các nguyên tử này bị hấp thụ và phóng thích năng lượng RF. Sau đó máy sẽ thu nhận, xử lý và chuyển đổi các tín hiệu thu được trong quá trình phóng thích RF thành hình ảnh hiển thị trên màn hình.

Hình ảnh chụp MRI có chất lượng và độ tương phản cao, chi tiết, sắc nét, rõ ràng, có khả năng tái tạo 3D giải phẫu tốt giúp công tác chẩn đoán chính xác tình hình bệnh lý của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Ngoài ra, sử dụng cộng hưởng từ MRI không có tia xạ, đảm bảo an toàn cao nên được các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đánh giá rất tốt.

2. Bộ phận nào trên cơ thể được chụp cộng hưởng từ khảo sát?


Đa số các bộ phận trên cơ thể đều có thể được khảo sát bằng MRI
Đa số các bộ phận trên cơ thể đều có thể được khảo sát bằng MRI

Đa số các bộ phận trên cơ thể đều có thể được khảo sát bằng MRI đặc biệt chụp MRI sọ não và tủy sống là kỹ thuật hình ảnh được sử dụng nhiều nhất giúp chẩn đoán một số bệnh lý như:

Bên cạnh đó, kỹ thuật đặc biệt MRI chức năng của não (fMRI) còn giúp tạo ra hình ảnh lưu lượng máu đến các khu vực nhất định của não, góp phần xác định phần nào của não đang xử lý các chức năng quan trọng. Từ đó bác sĩ sẽ xác định được khu vực kiểm soát chuyển động và ngôn ngữ quan trọng trong não đối với những người được chỉ định phẫu thuật não hay đánh giá tổn thương do chấn thương đầu, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson... Chụp MRI phần hốc mắt còn có thể giúp đánh giá các bệnh lý về thị giác hoặc tổn thương gây ảnh hưởng đến thần kinh thị giác, bệnh lý u thuộc ổ mắt, bệnh lý thông động mạch cảnh xoang hang (gây lồi mắt)...

Chụp MRI tim và mạch máu giúp khảo sát một số vấn đề sau:

  • Kích thước và chức năng buồng tim
  • Độ dày và chuyển động của vách buồng tim
  • Mức độ tổn thương do đau tim hoặc bệnh lý về tim.
  • Các vấn đề về cấu trúc động mạch chủ như phình hay bóc tách động mạch
  • Viêm hoặc tắc nghẽn trong mạch máu
  • Đánh giá chức năng, hoại tử cơ tim, sự toàn vẹn cơ tim... hậu quả của bệnh lý thiếu máu – nhồi máu cơ tim...
  • Với các thế hệ máy hiện đại thậm chí có thể đánh giá, chẩn đoạn bệnh lý mạch vành (đây vốn là thế mạnh của MSCT vì khả năng chụp nhanh, tránh nhiễu ảnh)

Chụp MRI các cơ quan nội tạng như gan mật, thận, lách, tụy, tử cung- buồng trứng, tuyến tiền liệt giúp phát hiện các khối u hoặc bất thường khác. Trong khi đó chụp MRI xương khớp sẽ giúp đánh giá các khu vực sau:

  • Cột sống: thoái hóa cột sống, thoát vị, viêm nhiễm đĩa đệm hay bệnh tủy sống như chấn thương, u tủy sống
  • Các bệnh sụn khớp, cấu trúc ổ khớp, gân cơ, xương và dây chằng,... Đặc biệt trong các bệnh lý tổn thương chấn thương các dây chằng, bệnh lý viêm khớp... MRI được coi là thế mạnh tuyệt đối so với các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác.
  • Nhiễm trùng xương
  • Khối u ở xương và các mô mềm

Đối với phụ nữ, chụp MRI vú kết hợp với X-quang nhũ ảnh được dùng để phát hiện ung thư vú, đặc biệt là ở những phụ nữ có mô vú dày đặc hoặc những người có nguy cơ cao mắc ung thư này, theo dõi tái phát sau điều trị, đánh giá tổn thương u, di căn hạch, di căn thành ngực ...trước khi tiến hành phẫu thuật hay tân hóa trị liệu.

3. Một số lưu ý khi chụp cộng hưởng từ

Bệnh nhân cần lưu ý, MRI sử dụng nam châm có từ trường mạnh do đó sự hiện diện của kim loại trong cơ thể là mối đe dọa nếu bị nam châm hút hoặc làm thay đổi hình ảnh MRI. Vì vậy, trước khi chụp MRI người bệnh cần thực hiện bảng khảo sát về các thiết bị cấy ghép bằng kim loại hoặc điện tử trong cơ thể. Chỉ trừ các trường hợp thiết bị có chứng nhận an toàn với MRI, còn lại toàn bộ các thiết bị cấy ghép sau không được chỉ định chụp cộng hưởng từ:

  • Khớp giả kim loại
  • Van tim nhân tạo
  • Máy khử rung nhịp tim
  • Bơm tiêm thuốc cấy ghép
  • Máy tạo nhịp tim
  • Kẹp, nẹp kim loại
  • Các loại chốt, ghim, kẹp trong phẫu thuật
  • Mảnh kim loại
  • Ốc tai điện tử
  • Một số dụng cụ đặt tử cung

Chụp MRI không có yêu cầu đặc biệt trong việc ăn uống nhưng khi tiến hành bệnh nhân có thể được yêu cầu thay áo choàng và loại bỏ những thứ có thể ảnh hưởng đến từ tính như trang sức, kẹp tóc, đồng hồ, kính mắt, tóc giả, răng giả,...


Trước khi chụp Cộng hưởng từ, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tháo bỏ trang sức, kính mắt,... những thứ có thể ảnh hưởng đến từ tính
Trước khi chụp Cộng hưởng từ, bệnh nhân sẽ được yêu cầu tháo bỏ trang sức, kính mắt,... những thứ có thể ảnh hưởng đến từ tính

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe