Bài viết bởi Bác sĩ chuyên khoa I Đặng Thị Ngọc Chương - Bác sĩ Nhi - Khoa Nhi - Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.
Thiếu vitamin B1 ở trẻ em là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấp còi, suy dinh dưỡng, kém phát triển về trí tuệ... của trẻ. Để giúp trẻ nhanh chóng thoát khỏi sự tiêu cực này, cha mẹ cần nhận biết và phát hiện kịp thời các dấu hiệu thiếu vitamin B1 ở trẻ em.
1. Trẻ em bị thiếu vitamin B1 sẽ có biểu hiện gì?
Có rất nhiều dấu hiệu xoay quanh tình trạng thiếu vitamin B1 ở trẻ em, bao gồm các dấu hiệu phổ biến sau đây.
- Chán ăn, ăn không ngon miệng
Đây là dấu hiệu thiếu vitamin B1 đầu tiên ở trẻ em. Các nhà dinh dưỡng giải thích rằng, vitamin B1 có tác động lớn đến quá trình điều hòa cảm giác no. Khi sự thiếu hụt vitamin B1 xảy ra, cơ thể sẽ luôn có cảm giác bị no hoặc đầy, gây ra sự chán ăn, kén ăn ở trẻ em.
- Cơ thể luôn uể oải, mệt mỏi
Tình trạng mệt mỏi có thể diễn ra theo từng ngày hoặc diễn ra đột ngột, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của sự thiếu hụt vitamin B1. Tuy nhiên, đây là dấu hiệu tương đối mơ hồ và thường gặp trong nhiều vấn đề khác, nên nhiều cha mẹ rất ít khi nghĩ đến đó là biểu hiện của sự thiếu vitamin B1.
- Trẻ cáu gắt, khó chịu
Đây là dấu hiệu thiếu vitamin B1 rất thường thấy ở trẻ em. Khi cơ thể không có đủ vitamin B1 cho sự phát triển, nó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
- Thụ động, phản xạ kém
Tình trạng thiếu vitamin B1 ở trẻ em có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh vận động. Nếu như không được khắc phục kịp thời, sự thiếu hụt này có thể gây tổn thương đến hệ thần kinh và gây ra sự kém phản xạ trong cuộc sống hàng ngày của trẻ.
Đặc biệt, các phản xạ ở vùng đầu gối, mắt cá chân... sẽ suy giảm nhanh chóng và trẻ thậm chí gặp vấn đề trong đi lại, chạy nhảy. Tuy nhiên, đây là một dấu hiệu thiếu vitamin B1 rất hiếm gặp ở trẻ em.
- Trẻ bị đau nhức tay chân
Trẻ sẽ có biểu hiện châm chích, nóng rát và đau ngứa ở các chi và điều này được gọi là hiện tượng dị cảm. Thông thường, đây là biểu hiện của tình trạng thiếu vitamin B1 ở giai đoạn đầu. Do đó, ba mẹ cần chú ý để bổ sung vitamin B1 sớm nhất cho trẻ.
- Yếu cơ
Nguyên nhân gây yếu cơ thường khó xác định, có bao gồm hiện tượng thiếu vitamin B1. Tình trạng này thường xảy ra ở một số điểm nhất định Do đó, nếu bé có biểu hiện kém hoạt động ở nhóm cơ nào đó, bạn cần đưa bé đến khám dinh dưỡng vì có khả năng cao bé bị thiếu hụt vitamin B1.
- Suy giảm thị lực
Không chỉ vitamin A, thiếu vitamin B1 ở trẻ em cũng có thể gây ra sự suy giảm thị lực, gây mờ mắt. Nguyên nhân là vì khi không có đủ vitamin B1, dây thần kinh thị giác có thể bị sưng và gây ra vấn đề về thần kinh thị giác. Điều này dẫn đến mờ mắt, hoặc thậm chí là mất thị lực.
Nhiều trẻ bị yếu thị lực đã có thể cải thiện tình trạng này sau một thời gian bổ sung đầy đủ vitamin B1.
- Buồn nôn và nôn ói thường xuyên
Nôn mửa là dấu hiệu thiếu vitamin B1 rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, sự thiếu vitamin này cũng có khả năng gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa khác ở trẻ.
- Nhịp tim rối loạn, khó thở
Thiếu vitamin B1 có thể gây ảnh hưởng đến chức năng của tim, do đó có thể gây ra khó thở, đặc biệt là mỗi khi trẻ hoạt động mạnh.
Nguy hiểm hơn, thiếu vitamin B1 có thể gây ra suy tim và khiếm tim hoạt động kém hiệu quả trong quá trình bơm máu, dẫn đến tích tụ máu trong phổi, gây khó thở kéo dài.
Ngoài ra, tình trạng thiếu vitamin B1 ở trẻ em cũng có thể khiến nhịp tim của trẻ chậm hơn so với mức thông thường, làm tăng sự mệt mỏi, chóng mặt và thậm chí khiến trẻ hôn mê.
2. Hướng dẫn bổ sung vitamin B1 cho trẻ
Khi trẻ bị thiếu vitamin B1, trẻ sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm về sức khỏe như bệnh về thần kinh, tê phù, thậm chí có khả năng bị viêm màng não. Do đó, phụ huynh cần chủ động bổ sung vitamin B1 cho trẻ.
Một số hướng dẫn sau đây sẽ giúp ba mẹ dễ dàng hơn trong việc bổ sung loại vitamin thiết yếu này cho bé:
- Vitamin B1 có nhiều trong gạo, các loại ngũ cốc nguyên hạt, yến mạch, lúa mì... Mẹ có thể linh hoạt lựa chọn các thực phẩm này để chế biến thức ăn cho bé.
- Các loại đậu, đậu hà lan, lạc, vừng... cũng dồi dào nguồn vitamin này.
- Một số loại rau xanh chứa nhiều vitamin B1 cần quan tâm là rau dền, rau xà lách, rau mồng tơi, cà tím... Những loại rau này có thể chế biến thành nhiều món canh súp khác nhau, đảm bảo thay đổi khẩu vị cho trẻ thường xuyên và kích thích trẻ ăn nhiều hơn.
- Một loại thức uống vô cùng gần gũi với trẻ và đồng thời cũng chứa nhiều vitamin B1 là sữa. Sữa đóng vai trò quan trọng trong hầu hết các giai đoạn phát triển của trẻ. Do đó, bé nên được uống sữa hàng ngày, không chỉ có thể bổ sung vitamin B1 mà còn cung cấp cho trẻ nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu khác, đảm bảo sự phát triển toàn diện của bé.
Thiếu vitamin B1, trẻ thường biếng ăn, làm cho trẻ kém hấp thu và chậm phát triển. Tình trạng thiếu vitamin B1 có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm về sức khỏe lẫn tinh thần của trẻ, do đó, cha mẹ cần quan sát và bổ sung kịp thời nguồn vitamin quan trọng này.
Ngoài bổ sung qua chế độ ăn uống, cha mẹ có thể cho trẻ sử dụng thực phẩm hỗ trợ có chứa vitamin B1 và các vi khoáng chất thiết yếu như kẽm, Lysine, crom, selen, ... giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Thực Phẩm bảo vệ sức khỏe LAMINKID I:
Sản phẩm có công dụng bổ sung vi khoáng và vitamin cho cơ thể. Hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hấp thu thức ăn, giúp trẻ ăn ngon. Hỗ trợ nâng cao đề kháng cho trẻ, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh do sức đề kháng kém như viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Đối tượng sử dụng:
- Trẻ biếng ăn, kém hấp thu thức ăn, trẻ gầy yếu, suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
- Trẻ có sức đề kháng kém, đang ốm hoặc vừa ốm dậy, trẻ hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp trên, cảm cúm.
Chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm:
- Công ty Cổ phần dược phẩm Elepharma
- Số 9, phố Trương Công Giai, tổ 17, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội, Việt Nam
- (ĐT) 1800 6091; (E) info.elepharma@gmail.com
Xem thêm thông tin về sản phẩm tại: https://i.vinmec.com/laminkid
Đăng ký tư vấn dinh dưỡng cho bé tại: https://i.vinmec.com/dangkytuvandinhduong