Biểu hiện rối loạn lo âu lưỡng cực

Bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực là một bệnh lý tâm thần gây ra sự chuyển đổi tâm lý tột độ từ hưng phấn, hạnh phúc (bệnh hưng cảm hoặc hưng cảm nhẹ) sang buồn bã, bi quan (bệnh trầm cảm). Sự chuyển đổi tâm lý này sẽ ảnh hưởng đến khả năng nghỉ ngơi, năng lượng, hành vi cũng như khả năng nhìn nhận và suy nghĩ thấu đáo sự việc.

Trong trạng thái tâm lý trầm cảm, bệnh nhân có thể cảm thấy buồn nản, vô vọng, đánh mất sự hứng thú hoặc khoái cảm trong hầu hết các hoạt động. Ở trạng thái tâm lý hưng cảm (hoặc hưng cảm nhẹ - ít nghiêm trọng hơn), người bệnh dễ dàng cảm thấy phấn chấn, tràn trề năng lượng hoạt động hay dễ bị kích thích. Sự chuyển đổi tâm lý giữa hai đối cực buồn - vui này sẽ gây ảnh hưởng đến khả năng nghỉ ngơi, năng lượng, hành vi, sự lanh lợi, khả năng nhìn nhận và suy nghĩ thấu đáo sự việc.

Các cơn chuyển đổi tâm lý thường xảy ra một hoặc nhiều lần trong năm. Một số bệnh nhân có thể sẽ phải trải nghiệm các triệu chứng về cảm xúc trong các lần chuyển đổi này.

Mặc dù việc chữa trị dứt điểm bệnh rối loạn lưỡng cực là điều không thể, bệnh nhân vẫn có thể cải thiện sự chuyển đổi tâm lý và các triệu chứng khác bằng việc tuân thủ một kế hoạch điều trị. Ở đại đa số các trường hợp, bệnh rối loạn lưỡng cực sẽ được điều trị bằng các loại thuốc và tham vấn tâm lý học từ chuyên gia (tâm lý trị liệu).

1. Các dạng rối loạn lo âu lưỡng cực

Có một số loại bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực bao hàm hưng cảm (dạng nặng và nhẹ) và trầm cảm. Triệu chứng của chúng thường là các thay đổi tâm lí và hành vi một cách khó lường, gây khó khăn trong việc hòa nhập với cuộc sống thường ngày.

  • Rối loạn lưỡng cực dạng 1: Bệnh nhân sẽ gặp phải một cơn hưng cảm dạng nặng, có thể là sau khi trải qua các cơn hưng cảm dạng nhẹ hoặc trầm cảm. Ở một số trường hợp, cơn hưng cảm này có thể kích hoạt tình trạng loạn thần, gây gián đoạn suy nghĩ và nhận thức của người bệnh.
  • Rối loạn lưỡng cực dạng 2: Bệnh nhân sẽ gặp phải ít nhất là một cơn trầm cảm và một cơn hưng cảm dạng nhẹ và không có sự hiện diện của hưng cảm (dạng nặng).
  • Rối loạn khí sắc theo chu kỳ. Trong vòng ít nhất là 2 năm đối với người trưởng thành hoặc 1 năm đối với trẻ em và thanh thiếu niên, bệnh nhân nhân sẽ gặp phải trải qua rất nhiều đợt xuất hiện của các triệu chứng do hưng cảm, trầm cảm mức độ nhẹ gây ra.
  • Một số loại rối loạn khác có thể kể đến như bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực do sử dụng một số loại chất kích thích và đồ uống có cồn, các tình trạng bệnh lý kích hoạt như hội chứng Cushing, đa xơ cứng hoặc đột quỵ.

Bệnh rối loạn lưỡng cực dạng 2 hoàn toàn không phải là trạng thái nhẹ của bệnh rối loạn lưỡng cực dạng 1 và được chẩn đoán riêng biệt. Trong khi những cơn hưng-trầm cảm ở dạng 1 của bệnh rối loạn lưỡng cực có thể trở nên cực kỳ nghiêm trọng và gây nguy hiểm tức thì cho người bệnh thì ở dạng 2, người bệnh sẽ phải chịu đựng các đợt hưng-trầm cảm với khoảng thời gian kéo dài hơn và gây ra sự suy yếu tinh thần, thể trạng nghiêm trọng.

Bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực có thể xảy đến với người ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng điển hình nhất vẫn là ở độ tuổi thanh thiếu niên và thanh niên từ 20 đến 24 tuổi. Các triệu chứng ở mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau và có thể thay đổi theo thời gian.

2. Các dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lo âu biểu hiện không có tính nhất quán với hầu hết bệnh nhân. Một số triệu chứng ở bệnh còn có thể tương đồng với các tình trạng bệnh lý khác khiến cho việc chẩn đoán trở nên khó khăn hơn.

Các dấu hiệu chủ chốt giúp xác định bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực có thể được chia đều cho cả hưng cảm và trầm cảm.

2.1. 7 dấu hiệu bệnh của hưng cảm

Mặc dù gây ra các triệu chứng khác, hưng cảm có thể được xác định bằng 7 dấu hiệu, triệu chứng mang tính mấu chốt dưới đây:

  • Cảm thấy cực kỳ hưng phấn và hạnh phúc trong thời gian dài
  • Nhu cầu nghỉ ngơi giảm đi rõ rệt
  • Phát ngôn rất nhanh kèm với suy nghĩ dồn dập
  • Luôn cảm thấy bồn chồn, sung sức
  • Dễ bị phân tán suy nghĩ, khó tập trung
  • Tự tin thái quá vào khả năng của bản thân
  • Biểu hiện thái độ đầy rủi ro như ham muốn được quan hệ tình dục, bài bạc quá giới hạn tài chính, tiêu xài tiền của một cách hoang phí.

2.2. 7 dấu hiệu của trầm cảm

Giống với hưng cảm, trầm cảm còn có thể gây ra nhiều triệu chứng khác. Nhưng dưới đây là 7 dấu hiệu, triệu chứng tiêu biểu giúp người bệnh xác định tình trạng này:

  • Cảm thấy buồn nản hoặc vô vọng trong thời gian dài
  • Xa lánh khỏi bạn bè và người thân
  • Đánh mất sự hứng thú với những hoạt động mà người bệnh từng yêu thích
  • Đánh mất sự ngon miệng
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng
  • Gặp các vấn đề về trí nhớ, khả năng tập trung và đưa ra quyết định
  • Ám ảnh với cái chết, luôn nghĩ ngợi về tự tử hoặc có ý định thực hiện hành động này.

Bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực là bệnh lý tâm thần
Bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực là bệnh lý tâm thần

3. Hưng cảm và hưng cảm dạng nhẹ

Hưng cảm dạng nặng và hưng cảm dạng nhẹ là hai trạng thái cảm xúc riêng biệt nhưng có cùng chung các triệu chứng. Hưng cảm dạng nặng có tính nghiêm trọng hơn hưng cảm dạng nhẹ và gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến công việc, học tập, các hoạt động xã hội cũng như các mối quan hệ. Hưng cảm còn có thể khiến người bệnh rơi vào tình trạng loạn thần (cần phải nhập viện điều trị).

Mỗi cơn hưng cảm dạng nặng hoặc dạng nhẹ đều xuất hiện ít nhất là ba triệu chứng dưới đây:

  • Cảm thấy hưng phấn, phấn khích hoặc bồn chồn một cách thất thường
  • Tăng động
  • Tăng cường cảm giác hạnh phúc và tự tin
  • Nhu cầu nghỉ ngơi giảm
  • Nói nhiều hơn bình thường
  • Suy nghĩ dồn dập
  • Dễ xao nhãng, mất tập trung
  • Các quyết định hành động trở nên thiếu sáng suốt, như mua sắm hoang phí, tham gia các kiểu tình dục đầy rủi ro hoặc đầu tư một cách dại dột.

4. Cơn trầm cảm mức độ nặng

Một cơn trầm cảm có mức độ nặng sẽ bao gồm những triệu chứng nghiêm trọng đến mức gây ra các ảnh hưởng tiêu cực lên hoạt động thường ngày, như công việc, học tập, hoạt động xã hội hoặc các mối quan hệ. Một cơn trầm cảm nặng sẽ gồm có ít nhất 5 trong số các triệu chứng dưới đây:

  • Tâm trạng người bệnh trở nên buồn bã, trống rỗng, vô vọng và dễ khóc (ở trẻ em và thanh thiếu niên, tâm trạng trầm cảm sẽ khiến bệnh nhân dễ phát cáu).
  • Mất hết hứng thú và khoái cảm trong hầu hết các hoạt động.
  • Cân nặng sụt giảm nghiêm trọng dù không theo bất kì chế độ ăn kiêng nào, tăng cân, hoặc tăng - giảm cảm giác thèm ăn (ở trẻ em, việc không tăng cân cũng được xem là dấu hiệu của trầm cảm).
  • Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều.
  • Cảm thấy bồn chồn hoặc cử chỉ trở nên chậm chạp.
  • Cơ thể mệt mỏi, cạn kiệt năng lượng.
  • Cảm nghĩ bản thân vô dụng, thừa thãi hoặc có tội lỗi.
  • Khả năng tập trung suy nghĩ và đưa ra quyết định trở nên suy yếu.
  • Có biểu hiện nghĩ ngợi hoặc có ý định tự kết liễu bản thân.

5. Các biểu hiện đặc trưng khác của bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực

Bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực dạng 1 và 2 còn có những biểu hiện đặc trưng khác như kiệt sức vì lo lắng, tâm trạng não nề, loạn thần,... Việc tính toán thời gian các triệu chứng có thể sử dụng chẩn đoán nhãn, như xác định sự tái chuyển đổi đan xen hoặc liên hoàn các cơn hưng-trầm cảm. Thêm vào đó, các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực còn có thể xuất hiện trong quá trình mang thai của phụ nữ hoặc thay đổi theo mùa.

6. Các triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và thanh thiếu niên

Rất khó để có thể xác định các triệu chứng của bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực xuất hiện ở trẻ em và thanh thiếu niên, do chúng có thể chỉ đơn giản là nỗi vui-buồn thường ngày, áp lực cuộc sống, tổn thương tinh thần hoặc cũng có thể là các triệu chứng gây ra bởi các vấn đề về sức khỏe khác.

Biểu hiện của trầm cảm mức độ nặng, hưng cảm dạng nặng hoặc nhẹ ở trẻ em và thanh thiếu niên cũng có thể rất khác biệt so với các lứa tuổi khác. Tâm trạng của bệnh nhân sẽ thay đổi nhanh chóng giữa các cơn hưng/trầm cảm. Ở một số trường hợp, bệnh nhân không hề biểu hiện một triệu chứng tâm lý nào giữa các đợt hưng/trầm cảm.

Các dấu hiệu bệnh chính yếu nhất của rối loạn lưỡng cực ở trẻ em và thanh thiếu niên là những đợt chuyển đổi tâm lý nghiêm trọng một cách bất thường.

7. Khi nào thì bệnh nhân cần gặp bác sĩ

Ngoại trừ những đợt chuyển đổi tâm lý mang tính cực độ, bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực thường sẽ không nhận thức được ảnh hưởng tiêu cực mà sự bất ổn định tâm lí ảnh hưởng đến cuộc sống thường ngày của bản thân và những người xung quanh. Chính vì thế, họ thường không tìm đến sự trợ giúp của các chuyên gia.

Một số người có thể cảm thấy thích thú với cảm giác hưng phấn và kích thích mà các cơn hưng cảm gây ra. Tuy nhiên, sự phấn khích này sẽ không duy trì được lâu và luôn kéo theo sự suy sụp tinh thần khiến họ rơi vào trạng thái trầm cảm, cạn kiệt năng lượng, từ đó khiến họ gặp phải các rắc rối về tài chính, pháp lý cũng như ảnh hưởng đến các mối quan hệ.

Nếu cảm thấy bản thân xuất hiện bất kỳ dấu hiệu và triệu chứng nào của hưng hoặc trầm cảm, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ về sức khỏe tâm thần.

8. Khi nào thì bệnh nhân cần nhận được sự giúp đỡ một cách nhanh chóng

Bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực thường có những suy nghĩ và hành động liên quan đến việc tự tử. Nếu bệnh nhân có ý định hoặc đang thực hiện việc tự làm hại bản thân, mọi người xung quanh cần phải liên hệ với bác sĩ để nhận trợ giúp khẩn cấp.

Bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực cần được giám sát chặt chẽ để đề phòng trường hợp họ có ý định tự tử. Hãy gọi đến các đường dây khẩn cấp để nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ. Nếu mọi việc vẫn còn trong tầm kiểm soát của người giúp đỡ, hãy đưa bệnh nhân đến khoa cấp cứu một cách nhanh nhất có thể.


Chữa trị dứt điểm bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực là không thể
Chữa trị dứt điểm bệnh rối loạn lo âu lưỡng cực là không thể

9. Các biến chứng

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh rối loạn lưỡng cực có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến toàn bộ cuộc sống của người bệnh, như:

  • Mắc các vấn đề liên quan đến việc sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích
  • Sự tự hủy hoại bản thân hoặc tự tử
  • Mắc vấn đề về tài chính cũng như pháp lý
  • Gây ảnh hưởng tiêu cực đến các mối quan hệ
  • Khả năng học tập và làm việc trở nên trì trệ, sa sút

10. Các tình trạng bệnh lý xảy ra đồng thời với rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực có thể diễn ra song song với các tình trạng bệnh lý khác và người bệnh sẽ cần phải chữa trị chúng một cách đồng thời để đạt được hiệu quả chữa trị cao nhất. Dưới đây là một số ví dụ về các tình trạng mang tính đồng hiện với bệnh rối loạn lưỡng cực:

11. Cách phòng ngừa

Hiện vẫn chưa có một cách thức mang tính đảm bảo cho việc phòng ngừa bệnh rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, giới y khoa nhận định rằng việc chữa trị ngay từ lúc xuất hiện các dấu hiệu và biểu hiện bệnh đầu tiên sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngừa bệnh rối loạn lưỡng cực cũng như giúp cải thiện các tình trạng bệnh lý tâm thần khác.

Nếu được chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lưỡng cực, bệnh nhân có thể thực hiện các bước sau để tránh ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt.

  • Để ý đến các dấu hiệu cảnh báo của bệnh: Xác định các triệu chứng ngay từ lúc chúng khởi phát sẽ giúp làm giảm tính nghiêm trọng của các cơn hưng/trầm cảm. Bệnh nhân có thể xác định ra một biểu hiện của các cơn hưng/trầm cảm và nguyên nhân kích hoạt biểu hiện đó. Hãy thông báo ngay cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy bản thân đang dần gặp phải một cơn hưng/trầm cảm và luôn cập nhật thông tin về biểu hiện bệnh của bản thân cho người thân trong gia đình và bạn bè.
  • Tránh việc sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích: Điều này sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh và khiến chúng khó quay trở lại hơn.
  • Sử dụng các loại thuốc đúng với chỉ định và không được dừng việc trị liệu khi chưa có sự cho phép từ bác sĩ. Dừng việc uống thuốc hoặc tự ý giảm liều có thể khiến các triệu chứng quay trở lại hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong trường hợp nghi ngờ bản thân hoặc người thân có dấu hiệu mắc chứng trầm cảm, người bệnh cần đến sự giúp đỡ và tư vấn từ bác sĩ để được điều trị, tránh hậu quả xấu mà bệnh gây ra.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Nguồn tham khảo: healthline.com, mayoclinic.org, verywellmind.com

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe