Biến chứng sau phẫu thuật teo đường mật bẩm sinh

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Văn Quân - Phó trưởng khoa ngoại - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Teo mật bẩm sinh được coi là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến làm cản trở dòng chảy của mật.

Chẩn đoán teo đường mật bẩm dinh thường không quá khó. Phương pháp điều trị là phẫu thuật nối cuống gan với quai hỗng tràng. Các chuyên gia khuyến cáo, thời gian thích hợp để phẫu thuật cho trẻ teo đường mật bẩm sinh là từ 1 - 2 tháng tuổi.

Quá trình hồi phục sau phẫu thuật, có thể gặp một số các biến chứng:

1. Các biến chứng sớm

  • Bục miệng nối, chảy dịch mật vào ổ bụng.
  • Rối loạn điện giải, hạ Natri máu là biến chứng nặng và khó hồi phục.
  • Teo đường mật là biến chứng hay gặp cả trong giai đoạn sớm và muộn sau mổ. Bệnh nhân sốt cao, bụng chướng, phân bạc màu, tăng bạch cầu, tăng bilirubin máu, tăng transaminase. Teo đường mật có thể làm ứ trệ việc dẫn lưu mật. Nếu tái phát nhiều lần có thể làm tiến triển nhanh hơn tình trạng xơ gan, suy gan.

Teo đường mật có thể làm ứ trệ việc dẫn lưu mật
Teo đường mật có thể làm ứ trệ việc dẫn lưu mật

2. Các biến chứng muộn

  • Tăng áp lực tĩnh mạch cửa:
    • Biến chứng thường gặp ở những trường hợp teo mật ở trẻ sơ sinh, kể cả khi trẻ sau mổ bài tiết mật tốt, hết vàng da. Cần kiểm tra định kỳ bằng siêu âm Doppler gan và hệ tĩnh mạch cửa, đánh giá số lượng tiểu cầu. Khi đã có triệu chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa cần nội soi thực quản dạ dày 6 tháng – 1 năm/lần để đánh giá và điều trị phòng dự phòng xuất huyết tiêu hóa.
    • Điều trị dự phòng tiên phát xuất huyết tiêu hóa do tăng áp lực tĩnh mạch cửa khi giãn tĩnh mạch thực quản >độ II bằng propranolon liều 0,5 - 1mg/kg/24. Lưu ý kiểm tra điện tâm đồ, siêu âm tim, đường máu trước chỉ định và định kỳ khi khám lại. Theo dõi mạch bệnh nhân hàng ngày trong thời gian điều trị;
    • Điều trị can thiệp nội soi: thắt búi tĩnh mạch, tiêm xơ nếu giãn tĩnh mạch độ III- IV, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa cao;
    • Nếu các phương pháp điều trị bảo tồn thất bại cần cân nhắc chỉ định phẫu thuật nối cửa – chủ.
  • Suy dinh dưỡng: Biến chứng thường gặp trên 50% trẻ teo mật sau phẫu thuật. Cần tư vấn và thiết kế chế độ ăn điều trị phục hồi dinh dưỡng bởi bác sĩ chuyên khoa;
  • Xơ gan

- Là biến chứng muộn của bệnh teo đường mật.

- Mật bị ứ đọng do viêm, tắc đường mật cả đường mật trong và ngoài gan. Mật tác động gây ra ảnh hưởng, tổn thương tế bào gan là nguyên nhân dẫn đến bệnh. Xơ gan là bệnh được đặc trưng do sự thay thế mô gan bằng mô xơ, sẹo và sự thành lập các nốt tân sinh. Theo thời gian, nếu không chữa trị sớm, các mô xơ sẽ lan khắp gan dẫn đến chức năng gan suy giảm nghiêm trọng, trầm trọng hơn nữa có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng với những trẻ bị teo đường mật.

  • Suy gan:
    • Biến chứng muộn sau mổ, do hậu quả xơ gan tiến triển. Cần kiểm tra định kỳ để phát hiện và điều trị sớm;
    • Nếu suy gan không hồi phục, cần cân nhắc chỉ định ghép gan điều trị.
    • Suy gan là một trong các bệnh lý nguy hiểm. Bệnh suy gan có quá trình tiến triển chậm. Các triệu chứng bệnh không rõ ràng nên rất khó phát hiện sớm. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh suy gan có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí là gây tử vong cho bệnh nhi teo đường mật bẩm sinh.

Thạc sĩ. Bác sĩ. Vũ Văn Quân đã có hơn 10 kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành Ngoại Tiêu Hóa Tổng Hợp chuyên khám và điều trị bệnh lý ngoại khoa của đường tiêu hóa, gan, mật, tụy và các bệnh lý của phúc mạc ổ bụng, thành bụng

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Chia sẻ
Câu chuyện khách hàng Thông tin sức khỏe Sống khỏe