Mật là một chất lỏng đường tiêu hóa, được sản xuất bởi gan để giúp tiêu hóa chất béo và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nếu cơ thể bạn không thể tái hấp thu, nó có thể dẫn đến các vấn đề như trào ngược mật. Nếu biết cách tuân theo một chế độ ăn kiêng trào ngược dịch mật thì có thể giúp người bệnh giảm bớt các triệu chứng.
1. Trào ngược dịch mật là gì?
Trào ngược dịch mật còn được gọi là trào ngược dạ dày tá tràng, là tình trạng mật - 1 chất lỏng tiêu hóa được sản xuất trong gan, chảy ngược lên, tức là trào ngược từ ruột non đến dạ dày và có thể lên cả thực quản.
Mật là dịch tiết đường tiêu hóa được sản xuất trong gan. Một số thành phần tạo nên mật: Nước, cholesterol, sắc tố mật, muối mật. Mật được sản xuất bởi gan, được lưu trữ trong túi mật và được giải phóng vào tá tràng (phần trên của ruột non) khi cần thiết để hỗ trợ tiêu hóa chất béo. Mật rất cần thiết để tiêu hóa chất béo và loại bỏ các tế bào hồng cầu già cỗi và một số chất độc ra khỏi cơ thể.
Trào ngược dịch mật là kết quả của mật đi lên từ ruột non vào dạ dày và thực quản. Trào ngược mật là do tổn thương van môn vị, đây là 1 vòng cơ ngăn cách dạ dày với tá tràng. Khi van môn vị không đóng đúng cách, mật sẽ chảy vào dạ dày, gây đau và viêm.
Trào ngược dịch mật đôi khi bị nhầm lẫn với trào ngược axit vì 1 người có thể gặp một số triệu chứng tương tự và mật kích thích niêm mạc thực quản, có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
Sự khác biệt là:
- Các triệu chứng trào ngược axit là khó tiêu, ợ chua, đau dạ dày, nuốt đau và viêm thực quản do axit dạ dày đi qua cơ thắt thực quản dưới vào thực quản.
- Các triệu chứng trào ngược dịch mật là ợ chua, viêm dạ dày, khàn giọng, ho mãn tính, nuốt đau, viêm thực quản do mật từ túi mật đi qua van môn vị từ ruột non tiếp tục đi qua cơ thắt thực quản dưới vào thực quản.
Trào ngược dịch mật gây tổn thương niêm mạc dạ dày gây viêm dạ dày, có thể tiến triển thành các vết loét trong dạ dày, chảy máu và ung thư dạ dày. Ở những bệnh nhân vừa trào ngược mật vừa trào ngược axit, sự kết hợp này dường như đặc biệt có hại, làm tăng nguy cơ tổn thương thực quản, bao gồm các tình trạng như Barrett thực quản và ung thư thực quản.
Trào ngược dịch mật thường được xem như là 1 biến chứng của phẫu thuật, đặc biệt là phẫu thuật nối tắt dạ dày hoặc phẫu thuật làm hỏng hoặc thay thế van môn vị. Phẫu thuật cắt bỏ túi mật (cắt túi mật) cũng có thể liên quan đến trào ngược dịch mật. Khi túi mật của bạn được cắt bỏ, gan sẽ được chuyển hướng để giải phóng mật trực tiếp vào ruột non. Nhưng khi mật không được lưu trữ và tập trung trong túi mật trước, nó có thể tràn vào dạ dày của bạn.
Những triệu chứng của người bị trào ngược dịch mật có thể được giảm bớt bằng cách thay đổi chế độ ăn uống, thay đổi lối sống và điều trị thuốc từ bác sĩ.
2. Chế độ ăn cho người bị trào ngược dịch mật
Trong chế độ ăn hàng ngày, người bị trào ngược dịch mật cần lưu ý:
2.1 Nên ăn nhiều chất xơ hòa tan và dịch mật
Chất dinh dưỡng thiết yếu này giúp hỗ trợ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón và thúc đẩy sức khỏe tổng thể.
Có 2 loại chất xơ: Chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ hòa tan chuyển sang dạng gel trong quá trình tiêu hóa và có thể giúp giảm mức cholesterol, nó giúp hấp thụ cholesterol và mật trong đường tiêu hóa rồi mang chúng ra khỏi cơ thể theo phân của bạn. Do đó, 1 cách để loại bỏ mật là ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ. Hơn nữa, ăn thực phẩm dạng sợi nhiều chất xơ có tác dụng hấp thụ mật cũng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu bằng cách ngăn cơ thể tái hấp thu mật.
Thực phẩm hấp thụ mật giàu chất xơ hòa tan
- Trái cây;
- Rau;
- Ngũ cốc như bột yến mạch;
- Các loại hạt và hạt giống;
- Các loại đậu như đậu lăng và đậu.
Người lớn nên ăn đủ lượng chất xơ sau đây mỗi ngày:
- Nữ giới: 22 đến 28g;
- Nam giới: 28 đến 34g.
2.2 Tránh thức ăn béo
Thay đổi chế độ ăn uống có thể giúp giảm sản xuất mật (hoặc ít nhất là làm giảm tác động của trào ngược dịch mật) là tránh thực phẩm giàu chất béo.
Khi bạn ăn chất béo, một tín hiệu được gửi đến túi mật để giải phóng mật vào ruột non của bạn, một bữa ăn nhiều chất béo cũng khiến cơ vòng thực quản dưới của bạn giãn ra, điều này làm chậm tốc độ thức ăn rời khỏi dạ dày.
Đó là lý do tại sao tốt nhất bạn nên hạn chế hoặc tránh các loại thực phẩm béo như:
- Các loại thịt đã qua chế biến như xúc xích Ý và xúc xích;
- Thịt đỏ;
- Thức ăn chiên hoặc thức ăn nhanh.
Thay vào đó, bạn nên chọn các lựa chọn ít chất béo hơn như:
- Lựa chọn sữa hoặc phô mai ít béo hoặc không có chất béo;
- Chỉ nên ăn lòng trắng trứng, loại bỏ lòng đỏ;
- Cua, tôm và cá ngừ nhạt;
- Đậu, đậu Hà Lan và đậu lăng;
- Cháo bột yến mạch;
- Cơm hoặc mì;
- Hoa quả và rau.
2.3 Chia nhỏ bữa ăn mỗi ngày
Các bữa ăn nhỏ làm giảm áp lực lên van môn vị (cơ vòng giữa đáy dạ dày và đầu ruột non) hơn so với các bữa ăn lớn và nặng. Thay vì ăn 2-3 bữa lớn, bạn có thể chia nhỏ thành 5-6 cử ăn nhỏ có thể làm giảm tình trạng trào ngược dịch mật.
Hãy thử chia đôi khẩu phần ăn bình thường của bạn và để dành 1 nửa trong vài giờ sau đó.
Điều quan trọng là bạn phải nhai kỹ thức ăn, uống nước không có ga trong bữa ăn và đi bộ hoặc ít nhất là ngồi thẳng lưng trong 2 giờ sau bữa ăn. Không nằm ngay sau khi ăn.
2.4 Uống đồ uống không cồn
- Rượu có thể góp phần gây trào ngược mật vì nó làm giãn cơ vòng thực quản dưới, cho phép mật và dịch dạ dày trào ngược vào thực quản của bạn. Cắt giảm càng nhiều rượu càng tốt khỏi chế độ ăn uống của bạn, và thay thế bằng nước hoặc nước trái cây không có múi như nước ép cà rốt, một số nước ép tươi làm từ dưa chuột, , rau bina, dưa hấu, dưa lê hoặc củ cải đường.
- Cắt giảm cà phê và trà có chứa caffein.
- Cả cà phê và một số loại trà (có chứa caffein) đều làm giãn cơ thắt thực quản dưới, cho phép dịch mật trào ngược nhiều hơn. Nếu không thể bỏ hoàn toàn cà phê hoặc trà, bạn chỉ nên uống 1 tách mỗi ngày.
- Caffeine có thể ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới, vì vậy hãy chọn cà phê hoặc trà decaf.
- Một số loại trà không làm giãn cơ vòng gây trào ngược bao gồm trà hoa cúc, trà cam thảo, trà cây du trơn. Những loại trà này có thể giúp làm dịu các triệu chứng trào ngược dịch mật. Tránh trà bạc hà vì nó có thể làm nặng tình trạng trào ngược dịch mật do gây giãn cơ vòng thực quản dưới.
Với một vài thay đổi trong chế độ ăn uống, bạn có thể cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược dịch mật và tạm biệt bất kỳ cơn đau hoặc khó chịu nào bạn đang gặp phải. Nếu bạn nghĩ rằng bạn bị trào ngược dịch mật thường xuyên, 2 lần hoặc nhiều hơn một tuần, hãy đến gặp bác sĩ để nhận được những điều cần thiết để điều trị.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.